Xây dựng cấu trúc tài chính hợp lý

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần everpia việt nam (Trang 125 - 129)

Bất kỳ Công ty nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều xác định các mục tiêu khác nhau trong từng giai đoạn nhất định. Song mục tiêu tổng quát nhất là tối đa hóa lợi nhuận, qua đó tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu. Như vậy, doanh nghiệp cần xác định và thiết lập một cơ cấu tài chính, cơ cấu vốn hợp lý đồng thời đảm bảo cho mức rủi ro tài chính thấp.

Cấu trúc tài chính của Công ty Cổ phần Everpia mặc dù được đánh giá là không chứa đựng nhiều rủi ro trong thanh toán nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro

trong hiệu quả sử dụng tài sản, khi mà doanh nghiệp sử dụng hầu hết nguồn tài trợ thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, Công ty không bị phụ thuộc nhiều vào việc vay vốn từ các tổ chức tài chính và chiếm các đơn vị bên ngoài, không có nhiều áp lục trả nợ vay tín dụng tuy nhiên công ty lại phải đối mặt với nguy cơ sử dụng tài sản không hiệu quả. Vì nếu tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho công ty, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư) nhưng cũng tạo gánh nặng nợ và tạo áp lực với doanh nghiệp. Mặt khác chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần có biện pháp để cân đối giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu để từ đó có cấu trúc tài chính hợp lý. Trước mắt công ty có biện pháp đầu tư sử dụng VCSH, với lợi thế là nguồn thường xuyên công ty nên sử dụng để đầu tư những dự án trọng điểm. Đồng thời công ty cũng cần nâng cao việc sử dụng vốn vay cũng như chiếm dụng vốn của khách hàng để tạo ra “lá chắn thuế” cho công ty. Tuy nhiên đây là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên không thể giải quyết trong thời gian ngắn mà cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể, chia thành nhiều giai đoạn.

Trước tiên, đơn vị cần đầu tư nguồn vốn thường xuyên cũng như VCSH vào các dự án trọng điểm, như việc mua thêm tài sản cố định, và mở rộng thêm nhà máy sản xuất. Trong kế hoạch dài hạn của mình, Công ty đã có dự án mua thêm 02 nhà máy vào năm 2012 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2013, việc đầu tư các dự án trọng điểm là một quyết định quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Chính vì vậy công tác thẩm định các dự án mua nhà máy, dự án mua tài sản cố định là rất quan trọng. Không những đảm bảo an toàn cho đồng vốn, mà còn đảm bảo hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Các biện pháp thực hiện tốt công tác thẩm định dự án như sau:

Trước hết, Công ty cần xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt. Cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định đến trực tiếp đến chất

lượng thẩm định dự án. Nếu họ có chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thì kết quả thẩm định mới đáng tin cậy. Ngoài ra, cán bộ thẩm định phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với công ty.

Công ty cần trang bị thết bị, công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư được nắm bắt kịp thời.

Nguồn thông tin thẩm định trong dự án phải đáng tin cậy, bởi thẩm định dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Những thông tin này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết qủa thẩm định sẽ bị hạn chế và quyết định sai.

Ngoài ra khi thẩm định, cần phải kết hợp thẩm định tài chính với thẩm định khoa học và kỹ thuật và thẩm định kinh tế xã hội. Trong đó thẩm định tài chính dự án là quan trọng nhất.

Sau khi sử dụng nguồn tài trợ thường xuyên để đầu tư các dự án trọng điểm, đơn vị sẽ bị thiếu hụt vốn cho hoạt động kinh doanh, mặt khác việc đưa 02 nhà máy vào hoạt động trong tương lai sẽ dẫn đến nhu cầu về vốn rất lớn để đầu tư tài của Công ty trong khi đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty cho nên ta có thể tăng cường sử dụng vốn vay để tạo nên “tấm lá chắn thuế”, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tuy nhiên Công ty cũng nên mở rộng nguồn vốn vay một cách hợp lý để tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán - một lợi thế mà hiện tại Công ty đang có, các biện pháp mở rộng nguồn vốn như sau:

Huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên. Kênh huy động này

khiến tăng cường mối quan hệ ràng buộc về kinh tế giữa người lao động và Công ty, là động lực để người công nhân làm việc với lợi ích gắn bó trực tiếp với lợi ích bản thân doanh nghiệp. Công ty cũng có lợi khi vừa có được kênh huy động vừa thúc đẩy tinh thần làm việc của bản thân người lao động, vừa là kênh huy động

nhanh chóng và trực tiếp nhất, vì khi cán bộ công nhân viên Công ty đóng góp vốn của mình vào doanh nghiệp, họ có ý thức tự giác làm việc hơn, năng suất lao động cao hơn vì việc đó gắn liền với lợi ích trực tiếp của người lao động. Mặc dù hiện tại Công ty đã thực hiện huy động vốn với các cổ đông ngoài công ty nhưng kênh huy động vốn từ cán bộ công nhân viên vẫn còn bỏ ngõ và vẫn chưa chú trọng thực hiện. Việc chiếm dụng vốn của cán bộ công nhân viên dừng lại ở việc chiếm dụng tiền lương thưởng không phải là phương pháp lành mạnh. Một mặt đây là nguồn nhỏ, mặt khác gây mất niềm tin của người lao động, dẫn đến năng suất lao động giảm. Vì nguồn nhân lực là hạt nhân trong tiến trình phát triển bền vững của công ty, nên lợi ích của công nhân viên cần được bảo vệ và đảm bảo triệt để.

Nguồn vốn chiếm dụng của nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức phổ

biến trong hoạt động thương mại hiện nay, và cũng có thể được coi là kênh huy động vốn “không mất phí” của doanh nghiệp, qua phân tích thấy việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp của doanh nghiệp ngày càng giảm, đồng thời lượng vốn ứng trước cho nhà cung cấp cũng tăng lên nhanh chóng, điều này cho thấy doanh nghiệp đã phụ thuộc vào nhà cung cấp về nguồn nguyên liệu đầu vào. Vì đây là kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả, nên công ty cần đàm phán với nhà cung cấp để kéo dài thời hạn chiếm dụng vốn. Cần lưu ý mua hàng chịu của những nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh, vì những Công ty vững mạnh thường ít xảy ra những sự cố tài chính, do đó không có nhu cầu vốn đột xuất và đương nhiên, Công ty cũng không rơi vào áp lực trả nợ trong thời gian ngắn.

Cùng với việc nghiên cứu thay đổi các nhà cung cấp hiện tại với chính sách khách hàng chặt chẽ không kéo dài thời hạn thanh toán, thì công ty cũng tìm tới những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh, Công ty nên nâng mức chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Với biện pháp này, Công ty có thể có thêm nguồn vốn để sử dụng mà không phải trả lãi. Nhưng cần lưu ý phải xây dựng kế hoạch trả nợ khoa học và hợp lý để không làm mất niềm tin của đối tác, ảnh hưởng tới uy tín của Công ty và sự hợp tác trong tương lai.

Chính sách huy động vốn từ thị trường tài chính. Hiện tại Công ty Cổ phần Everpia đang là công ty cổ phần đại chúng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoản Thành phố Hồ Chí Minh. Nên Công ty có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanh bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng. Hình thức phát hành cổ phiếu này đảm bảo nguồn vốn hoạt động kinh doanh cho công ty, không gây áp lực trả nợ với công ty. Tuy nhiên việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng cần được cân nhắc hợp lý vì phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày. Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ. Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng. Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần everpia việt nam (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w