Phương pháp loại trừ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần everpia việt nam (Trang 42 - 43)

Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ các nhân tố khác.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể được thể hiện bằng 2 cách:

- Phương pháp số chênh lệch - Phương pháp thay thế liên hoàn

* Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

Nội dung phương pháp:

- Xác định số lượng các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức lượng hoá sự ảnh hưởng của nhân tố đó.

- Sắp xếp và trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: Tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến, nghĩa là nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau. Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng và nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau.

- Xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

* Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanh trước. Đối với chỉ tiêu phân tích

có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng cộng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng một phép cộng đại số. Số tổng hợp đó cũng chính bằng đối tượng cụ thể của phân tích mà đã được xác định ở trên.

* Phương pháp liên hệ cân đối

Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể xây dựng phương pháp phân tích mà trong đó, các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng các tổng số hoặc hiệu số. Phương pháp này được vận đụng để xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổn số hoặc hiệu số. Bởi vậy, để xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa hai kỳ (thực tế so với kế hoạch, hoặc thực tế so với các kỳ kinh doanh trước).

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần everpia việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w