*Về cấu trúc tài chính
Thông qua bảng cân đối kế toán giai đoạn 2007-2010, quy mô công ty đang được mở rộng, biểu hiện tổng tài sản cũng như nguồn vốn đều tăng nhanh.
- Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty đang duy trì ở mức an toàn hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản năm 2010 liên tục tăng qua các năm và đạt mức là 86%, đây là một hệ số rất an toàn.
- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh góp phần nâng cao khả năng thanh toán nhanh và kịp thời cho công ty khi các khoản nợ tới hạn thanh toán. Ngoài ra công ty đã quan tâm đến việc quản lý hàng tồn kho nên kết quả thu được vốn nằm trong hàng tồn kho quay vòng nhanh hơn, thời gian lưu chuyển hàng tồn kho nhờ vậy mà được rút ngắn.
Các khoản công nợ phải thu cũng được doanh nghiệp áp dụng nhiều biện pháp nên nhờ vậy khoản phải thu của khách hàng đã giảm, cụ thể là vòng quay khoản phải thu của khách hàng giảm đáng kể trong những năm qua. Gắn với việc thúc đẩy thu hồi công nợ, công ty đã có chính sách quản lý khách hàng linh hoạt và tương đối hiệu quả.
- Tình hình đảm bảo vốn trong hoạt động kinh doanh được duy trì ở mức cao: tỷ trọng nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn tăng, nguồn vốn thường xuyên không chỉ tài trợ toàn bộ tài sản dài hạn mà còn tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn. Với việc tăng nguồn huy động vốn chủ sở hữu trong năm 2010, thì việc đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh luôn được đảm bảo.
* Đánh giá về khả năng thanh toán
Nhìn chung, khả năng thanh toán của Cổ phần Everpia Việt Nam được đánh giá là tương đối tốt, khi khả năng thanh toán đáp ứng được nhu cầu thanh toán. Như vậy công ty hoàn toàn có khả năng sử dụng tài sản của đơn vị để thanh toán nợ tới hạn.
* Đánh giá về hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Everpia được đánh giá tương đối tốt, so với các công ty cùng ngành sản xuất thì các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ở mức khá cao. Cụ thể là chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản của công ty lớn hơn sức sinh lời của công ty cùng ngành.
2.3.2. Những vấn đề tồn tại
*Về cấu trúc tài chính
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhanh, mặc dù giải quyết được vấn đề kịp thời thanh toán các khoản nợ tới hạn trả (khả năng thanh toán tức thời tăng), song Công ty cần duy trì một tỷ lệ tiền và các khoản tương đương so với tổng tài sản hợp lý. Với giá trị tiền tồn trong két cũng như tài khoản ngân hàng cao sẽ dẫn tới lãng phí nguồn vốn. Nguồn vốn bị sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn tới việc nguồn lực đó không được đầu tư hợp lý, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của đơn vị. Điều này cũng có nghĩa là công ty thực hiện huy động vốn nhưng chưa có kế hoạch cho việc sử dụng đồng vốn hiệu quả.
Cấu trúc tài chính của Công ty Cổ phần Everpia mặc dù được đánh giá là không chứa đựng nhiều rủi ro trong thanh toán nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro trong hiệu quả sử dụng tài sản, khi mà doanh nghiệp sử dụng hầu hết nguồn tài trợ thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Nếu tài trợ tài sản ngắn hạn bằng vốn vay nợ sẽ tạo ra chi phí sử dụng vốn đồng nghĩa với tạo ra “lá chắn thuế” cho công ty, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư).
* Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty
Công tác quản lý công nợ mặc dù đã được cải thiện trong những năm qua, việc thu hồi công nợ ngày càng nhanh chóng nhưng vẫn còn tình trạng nợ dây dưa kéo dài, nợ khó đòi, thể hiện là dự phòng nợ phải thu khó đòi của Công ty năm 2010 là 3,1 tỷ chiếm 3,63% các khoản phải thu.
* Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính là một trong những mục tiêu xuyên suốt trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở mang và phát triển kinh tế, càng có điều kiện đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới, cải thiện và nâng cao đời sống lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010 có dấu hiệu giảm sút thể hiện ở một số chỉ tiêu như sau: Sức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của doanh thu thuần giảm xuống. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng ngắn hạn, dài hạn, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí năm 2010 đều giảm sút so với năm 2009. Cụ thể là:
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) giảm rõ rệt trong giai đoạn 2007-2010 là do sự biến động giảm xuống đồng loạt của cả hai chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi và vòng quay tài sản đã dẫn đến ROA năm 2010 giảm 0,08 so với năm 2009 tương ứng với 29% . Mục tiêu sắp tới để cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản thì phải nâng cao tỷ suất doanh lợi và tăng vòng quay tài sản.
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2010 là 0.22 giảm so với năm 2009 là 0.12. Phân tích theo phương pháp Doupont, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2010 thấp hơn năm 2009 là do sự giảm xuống của chỉ tiêu hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu, số vòng quay của tài sản, sức sinh lời của doanh thu thuần.
Từ việc phân tích trên, cho thấy tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đi xuống, xuất hiện những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động sản xuất của công ty. Tuy nhiên, cũng cho thấy những bước chuyển biến, bước đi táo bạo trong định hướng phát triển của công ty trong năm 2010 cũng như khả năng phát triển của Công ty trong tương lai với việc mua thêm một nhà máy sản xuất mới.
Hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm trên chính là nguồn thu chính đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Công ty. Rủi ro đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bắt nguồn từ giá cả nguồn nguyên liệu đầu
vào cho hoạt động sản xuất. Một phần nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc như xơ, vải, phụ liệu ngành may chịu ảnh hưởng bởi thuế suất thuế nhập khẩu. Mặt khác, do số lượng công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn - ga - gối - đệm, bông tấm tăng lên cùng với sự xâm nhập của hàng ngoại nhập, các sản phẩm của công ty đưa ra thị trường gặp phải sự cạnh tranh gay gắt không chỉ sản phẩm trong nước mà với cả sản phẩm nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc). Hiện nay, công ty còn gặp thêm vấn đề về hàng nhái, hàng giả bắt chước kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng kém, giá thành thấp.
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN EVERPIA VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn sắp tới
Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam đặt mục tiêu tổng quát là: “Mục tiêu của Everpia là đạt doanh số cao nhất, lợi nhuận cao nhất và phấn đấu cống hiến nhiều nhất cho xã hội Việt Nam”.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Everpia Việt Nam
Xây dựng cấu trúc tài chính hợp lý: Cấu trúc tài chính của Công ty Cổ phần Everpia mặc dù được đánh giá là không chứa đựng nhiều rủi ro trong thanh toán nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro trong hiệu quả sử dụng tài sản, khi mà doanh nghiệp sử dụng hầu hết nguồn tài trợ thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Để xây dựng cấu trúc tài chính hợp lý cần thực hiện các bước:
Trước tiên, đơn vị cần đầu tư nguồn vốn thường xuyên cũng như VCSH vào các dự án trọng điểm, như việc mua thêm tài sản cố định, và mở rộng thêm nhà máy sản xuất. Tiếp đó mở rộng nguồn vốn vay một cách hợp lý để tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán, một lợi thế mà hiện tại Công ty đang có các biện pháp mở rộng nguồn vốn như sau: huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên, huy động nguồn vốn chiếm dụng của nhà cung cấp, chính sách huy động vốn từ thị trường tài chính.
Chính sách nâng cao khả năng thanh toán
Đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ: Công ty thực hiện các biện pháp cần thiết là phân tích khách hàng và xác định đối tượng bán chịu, quyết định thời hạn thanh toán và tỷ lệ chiết khấu thanh toán, thiết lập một hạn mức tín dụng hợp lý, áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn và áp dụng biện pháp tài chính
thúc đẩy tiêu thu sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.
Xây dựng kế hoạch thanh toán khoa học
Ta nhận thấy việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp chưa được lãnh đạo Công ty thực sự quan tâm, thể hiện là vòng quay khoản phải trả cho nhà cung cấp tăng, kéo theo đó là thời gian chiếm dụng vốn nhà cung cấp giảm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những biện pháp cần thiết để có kế hoạch thanh toán khoa học.
Chính sách tăng hiệu quả kinh doanh
Qua phân tích báo cáo tài chính tại chương 2, và phần đánh giá tình hình tài chính của công ty qua các chỉ tiêu phân tích thì thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đang là vấn đề nổi cộm trong năm 2010, chính vì vậy cần tập trung các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
- Giải pháp tăng doanh thu: Công ty nên xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu, thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế để áp dụng chính sách ưu tiên giá cả, điều kiện thanh toán.
- Giải pháp giảm chi phí: Công ty thực hiện biện pháp giảm chi phí ở tất cả các khâu như: tiết kiệm giảm chi phí giá vốn hàng bán, nâng cao việc quản lý vốn bằng tiền, quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, nâng cao công tác quản lý tài sản cố định.
3.3. Điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp nâng cao tình hình tài chínhtại Công ty cổ phần Everpia Việt Namtại Công ty cổ phần Everpia Việt Namtại Công ty cổ phần Everpia Việt Nam tại Công ty cổ phần Everpia Việt Nam
Về phía Nhà nước: Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho từng ngành hàng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, và đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính.
Về phía Công ty Everpia: Công ty nên thực hiện xây dựng quy trình phân tích báo cáo tài chính tại Công ty, sử dụng thành tự tin học để lập chương trình phân tích báo cáo tài chính.
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh và hoà nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, cùng với đó là sự ra đời của nhiều công ty như công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần…và sự tham gia của một loạt các công ty lớn, công ty đa quốc gia trong nền kinh tế. Sự lớn mạnh của các công ty - hạt nhân của nền kinh tế về số lượng và chất lượng đã làm tăng tính chất cạnh tranh tranh trên thị trường. Chính vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nắm rõ được tình hình tài chính và khả năng tài chính của doanh nghiệp mình cũng như đối thủ kinh doanh tức là doanh nghiệp phải “biết người biết ta”, và một trong những công cụ giúp doanh nghiệp hiểu về tình hình sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp cũng như môi trường hoạt động của mình là công tác phân tích báo cáo tài chính.
Công ty cổ phần Everpia Việt Nam cũng không nằm ngoài những yêu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, thì phân tích báo cáo tài chính phải ngày càng được phát triển và hoàn thiện tại Công ty cổ phần Everpia. Chính vì tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Everpia Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lý luận về phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. - Đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của Công ty cổ phần Everpia Việt Nam.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Everpia Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được vận đụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thu thập được tại doanh nghiệp, các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont, phương pháp đồ thị để nghiên cứu đánh giá các thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính tại doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Everpia Việt Nam trong bốn năm 2007, 2008, 2009, 2010.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn thạc sỹ với đề tài “ Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Everpia Việt Nam”, ngoài lời mở đầu và kết luận, được kết cấu thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Chương 2: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Everpia Việt Nam giai đoạn 2008-2010
- Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và tăng cường quản lý tài chính tại Everpia Việt Nam
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và vai trò của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính [05;Tr5]
Hệ thống báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, báo cáo tài chính không phải chỉ cung cấp những thông tin chủ yếu cho các đối tượng bân ngoài doanh nghiệp như các nhà