KH nộp đơn xin vay Tín dụng thẩm định mục đích, số tiền, phương thức vay
Nhận tài sản thế chấp, giấy tờ có giá
Lưu kho tài sản
Ký hợp đồng tín dụng
Giải ngân
Kế toán nhập thông tin hồ sơ KH
KH ký nhận nợ, trả chứng từ cho KH
Giải ngân Trả chứng từ cho KH, lưu
* Tài khoản kế toán
Tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay được bố trí ở loại 2 ”Hoạt động tín dụng” trong hệ thống tài khoản tổ chức tín dụng do Thống đốc nhà nước ban hành (479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004). Để phản ánh cụ thể từng loại khách hàng vay vốn, từng loại cho vay theo thời gian (ngắn hạn, trung và dài hạn), từng loại tiền cho vay (Việt nam đồng, ngoại tệ, vàng) và đáp ứng yêu cầu phân loại nợ, trong loại 2 được bố trí thành các tài khoản tổng hợp cấp I, cấp II, cấp III. Chẳng hạn, tài khoản cấp I số 21 “Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước” được bố trí thành các tài khoản cấp II sau:
TK 211: Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt nam TK 212: Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam TK 213: Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam TK 214: Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ ….
Tài khoản “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” (Lãi cộng dồn dự thu) TK 394
Tài khoản này dùng để phản ánh sổ lãi phải thu tính trên các tài khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước mà tổ chức tín dụng sẽ được nhận khi đến hạn
Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán
Tài khoản “Thu lãi cho vay” (TK 702): dùng để hạch toán số tiền thu lãi từ các khoản cho vay khách hàng.
Tài khoản “Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý” (TK 387).
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý. TCTD phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý đối với tài sản đó
Tài khoản ngoại bảng
+ TK 94 – Lãi cho vay quá hạn chưa thu được: dùng để phản ánh số lãi cho vay đã quá hạn TCTD chưa thu được
+ TK 994: Tài sản thế chấp cầm đồ của khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản cầm cố, thế chấp của các tổ chức kinh tế, cá nhân vay vốn của ngân hàng theo chế độ cho vay quy định.
+ TK 995: Tài sản gán xiết nợ chờ xử lý
Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản gán, xiết nợ của tổ chức, cá nhân vay vốn TCTD để chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay.
* Kế toán cho vay từng lần
Quy trình kế toán cho vay + Giai đoạn cho vay
Hồ sơ xin vay theo quy định của chế độ tín dụng do người vay nộp vào, sau khi được cán bộ tín dụng thẩm định và giám đốc ngân hàng duyệt cho vay, được chuyển sang kế toán để kiểm soát và giải ngân toàn bộ số tiền cho vay ghi trên HDTD
Căn cứ vào chứng từ như giấy lĩnh tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt) hoặc uỷ nhiệm chi (nếu giải ngân bằng chuyển khoản), kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính.
Đồng thời với việc hạch toán nội bảng giải ngân cho khách hàng, kế toán tiến hành hạch toán ngoại bảng:
- Đối với các cam kết bảo lãnh, kế toán ghi:
Nhập: TK các cam kết bảo lãnh nhận được từ các Tổ chức tín dụng khác, từ cơ quan chính phủ, từ các công ty Bảo hiểm từ các tổ chức quốc tế…
Đối với tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng kế toán ghi: Nhập: TK 944 “Tài sản cấm cố, thế chấp của khách hàng”
Hạch toán tài khoản này kế toán ghi theo giá trị của hợp đồng bảo lãnh, giá trị tài sản thế chấp, cầm đồ
+ Giai đoạn thu lãi
Theo chế độ tín dụng và chế độ kế toán thì có hai phương thức thu lãi: thu lãi định kỳ và thu lãi sau (tức là thu lãi cùng gốc khi đáo hạn) và áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích đối với thu lãi từ hoạt động tín dụng
- Thu lãi định kỳ (hàng tháng)
Hàng tháng khi khách hàng đến trả lãi, kế toán tiến hành tính lãi trong tháng cho khách hàng để phản ánh vào tài khoản 702 “Thu lãi cho vay”
Công thức tính lãi định kỳ cho vay từng lần
Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay * Lãi suất cho vay (tháng)
Trong đó: Số tiền gốc cho vay: là số tiền vay người vay nhận nợ với ngân hàng ghi trên hợp đồng tín dụng
Lãi suất cho vay: theo sự thoả thuận của ngân hàng và người vay ghi trên hợp đồng tín dụng
Việc tính lãi định kỳ do các thanh toán viên quản lý tài khoản cho vay khách hàng trực tiếp tính và lập chứng từ để hạch toán. Trường hợp đã thực hiện kế toán máy thì việc tính lãi và hạch toán thu lãi do máy tính thực hiện theo phần mềm kế toán cho vay
- Thu lãi sau
Thu lãi sau là hình thức thu lãi mà lãi được thu cùng nợ gốc khi đáo hạn. Theo nguyên tắc hạch toán lãi dự thu, dự trả, hàng tháng ngân hàng vẫn tính và hạch toán số lãi phát sinh vào thu nhập, đối ứng với tài khoản “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”. Theo đó, lãi phát sinh thường được tính vào một ngày cận cuối tháng nhất định cho tất cả các khách hàng vay
Từng tháng, ngân hàng tính toán số lãi cho vay từng lần phát sinh trong tháng. Công thức tính lãi định kỳ cho vay từng lần:
Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay * Lãi suất (tháng)
Khi kết thúc hợp đồng cho vay từng lần, khách hàng sẽ trả cả nợ gốc và lãi vay
+ Giai đoạn thu nợ
Cơ sở để kế toán thu hồi nợ các khoản vay cho vay từng lần là kỳ hạn nợ ghi trên hợp đồng tín dụng. Theo quy chế tín dụng, đến hạn trả nợ người vay phải chủ động nộp bằng tiền mặt hay trích tài khoản tiền gửi để trả nợ ngân hàng. Nếu người vay không chủ động trả nợ trong khi tài khoản tiền gửi của người vay có đủ tiền thì kế toán chủ động lập phiếu chuyển khoản trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu nợ.
Sau đó làm thủ tục để ghi: Xuất TK 994 “Tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng” trả lại các giấy tờ làm thế chấp tài sản cho người vay.
- Phương pháp hạch toán giải ngân, thu nợ và thu lãi
TK 702 TK 1011,4211… TK 2111 TK 1011,4211…
2
TK 3941
1 4
Sơ đồ 2.9: Phương pháp hạch toán giải ngân, thu nợ, lãi cho vay từng lần
Trong đó: (1): Khi giải ngân cho khách hàng
(2): Khi thu lãi của khách hàng (TH thu lãi định kỳ)
(3a1): Khi tính lãi dự thu hàng tháng của khách hàng (TH thu lãi sau) (3a2): Khi thu lãi của khách hàng (TH thu lãi sau)
(4): Khi thu nợ gốc của khách hàng
Quy trình kế toán phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng
+ Kế toán giai đoạn gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
- Hạch toán điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ: Đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan và có đơn đề nghị với ngân hàng xin gia hạn nợ, nếu ngân hàng chấp nhận thì ngân hàng sẽ xem xét điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc gia hạn nợ gốc và lãi cho khách hàng vay. Đồng thời lúc này cán bộ kế toán cho vay mở sổ theo dõi nợ vay, nhập dữ liệu về sự thay đổi kỳ hạn nợ hay kỳ hạn lãi vào máy tính, hoặc áp dụng phương pháp thống kê thích hợp để theo dõi chính xác, kịp thời về số nợ gốc hoặc lãi đã được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin, báo cáo do NHNN quy định (nếu có) và nhu cầu quản lý, điều kiện, đặc điểm của ngân hàng.
- Hạch toán chuyển nợ quá hạn: Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn đồng thời cũng không được ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn số nợ gốc và lãi, không được gia hạn nợ hay kỳ hạn nợ đã hết mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng, thì ngân hàng sẽ tiến hàng chuyển toàn bộ khoản vay đó sang nợ quá hạn. Lúc này kế toán cho vay lập phiếu chuyển khoản để chuyển toàn bộ số dư sang tài khoản nợ quá hạn, kế toán hạch toán:
Nợ: TK cho vay/ nợ không đủ tiêu chuẩn/khách hàng-toàn bộ số nợ gốc Có: TK cho vay/nợ đủ tiêu chuẩn/khách hàng- toàn bộ số nợ gốc
Kế toán mở sổ theo dõi hoặc áp dụng phương pháp thống kê thích hợp để theo dõi và tính lãi đối với phần dư nợ gốc kỳ hạn mà khách hàng không trả nợ đúng hạn và phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn. Số lãi đã hạch toán cộng dồn chưa thu được phải hạch toán dự phòng.
Có: Tk dự phòng rủi ro lãi phải thu
Bên cạnh việc hạch toán nội bảng như trên, kế toán hạch toán ngoại bảng: Nhập: TK 94 “lãi cho vay quá hạn chưa thu được”- toàn bộ số lãi chưa thu được
Sau khi hạch toán chuyển nợ quá hạn, kế toán phải phối hợp với cán bộ tín dụng đôn đốc theo dõi khách hàng trả nợ quá hạn, đồng thời áp dụng chế độ lãi suất quá hạn bằng 1,5 lần lãi suất cho vay thông thường.
+ Kế toán giai đoạn xử lý nợ khó đòi
Trường hợp người vay không có khả năng do kinh doanh thua lỗ hoặc bị phá sản thì ngân hàng có thể tạm giữ tài sản của người vay để xiết nợ. Trường hợp này kế toán lập chứng từ để hạch toán số tài sản xiết nợ vào tài khoản ngoại bảng “Tài sản xiết nợ chờ xử lý”, kế toán ghi:
Nhập: TK tài sản gán xiết nợ chờ xử lý
Trong truờng hợp khách hàng có thế chấp tài sản tại ngân hàng khi vay nợ thì không trả được nợ vay, ngân hàng có thể làm thủ tục phát mại tài sản thế chấp của khách hàng vay hoặc tài sản của người bảo lãnh để thu hồi cả nợ gốc và lãi, kế toán ghi:
Xuất: TK tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng Xuất: TK tài sản gán xiết nợ chờ xử lý
+ Kế toán giai đoạn trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
- Trích lập dự phòng: Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc NHNN quy định. Hiên nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
Theo đó thì các khoản nợ được phân thành 5 nhóm:
- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm nợ này có tỉ lệ trích lập dự phòng là 0%.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Tỉ lệ trích lập dự phòng là 5%.
- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỉ lệ trích lập dự phòng là 20%.
- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trr nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỉ lệ trich lập dự phòng là 50%.
- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Tỉ lệ trích lập dự phòng là 100%.
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:
R = max {0,(A – C)} x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
+ Nếu dự phòng phải trích > dự phòng hiện có, kế toán sẽ tiến hành trích thêm phần chênh lệch, hạch toán:
Nợ: TK chi về trích lập dự phòng Có: TK dự phòng phải thu nợ khó đòi
+ Nếu dự phòng phải trích < dự phòng hiện có, phần chênh lệch sẽ được ghi tăng thu bất thường cho ngân hàng, hạch toán:
Nợ: TK dự phòng phải thu nợ khó đòi Có: TK chi về trích lập dự phòng
Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, TCTD phải trích lập thêm dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Cả hai loại dự phòng trên được trích từ chi phí.
- Sử dụng dự phòng: nguyên tắc khi sử dụng dự phòng là chỉ sử dụng quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để xoá nợ sau khi đã sử dụng các nguồn bù đắp bằng nguồn thu từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, khoản bồi thường của các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
Nguồn ưu tiên hàng đầu là nguồn phát mại tài sản thế chấp, cầm cố
_ Khi có quyết định về chuyển quyền sở hữu tài sản cầm cố, thế chấp cho TCTD, kế toán ghi:
Nợ: TK tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý (TK 387) - theo số tiền thoả thuận giữa TCTD với khách hàng
Có TK 4591: Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản đảm bảo… Xuất TK 994 “Tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng” Nhập TK 995 “Tài sản gán xiết nợ, chờ xử lý”
_ Khi phát mại tài sản cầm cố, thế chấp, hạch toán: Nợ TK 1011, 4211 thích hợp: theo số tiền phát mại Có TK 387
Xuất TK 995 “Tài sản gán xiết nợ chờ xử lý”
Nếu có chênh lệch giữa giá trị phát mại với giá trị thoả thuận của tài sản đảm bảo thì phân chênh lệch dương sẽ hạch toán vào tài khoản phải trả khách hàng, còn chênh lệch âm hạch toán vào chi phí khác.
Khi xử lý nợ, hạch toán:
Nợ TK tiền thu từ việc bán cá tài sản đảm bảo Nợ (TK 4591) Nợ TK thích hợp (nếu có bồi thường từ tổ chức, cá nhân) Nợ TK dự phòng cụ thể, dự phòng chung
Nợ TK quỹ dự phòng cụ thể, dự phòng chung Nợ TK quỹ dự phòng tài chính/ chi phí khác Có TK Nợ cần xử lý thích hợp
Ghi Nhập TK 971 “Nợ khó đòi đã xử lý”: số nợ còn theo dõi để thu hồi
* Sổ kế toán nghiệp vụ sử dụng vốn
Cũng như nghiệp vụ huy động vốn, kế toán cho vay căn cứ vào chứng từ phát sinh ghi sổ kế toán. Bảng liệt kê chứng từ ghi lại các giao dịch thực hiện trong ngày có định khoản rõ ràng và giá trị của từng giao dịch được đối chiếu hàng ngày với chứng từ gốc. Đồng thời với liệt kê toàn bộ các chứng từ giao dịch, kế toán viên vào các sổ hạch toán chi tiết các tài khoản và chi tiết khách hàng liên quan như tài khoản vay, tài khoản thu lãi…
Kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để cập nhật số dư các tài khoản lên sổ cái. Kế toán đối chiếu số dư của tài khoản tổng hợp với số dư tài khoản chi tiết đảm bảo khớp đúng. Căn cứ trên cơ sở phát sinh trong kỳ của các tài khoản sổ cái của từng chi nhánh, kế toán tổng hợp từng phát sinh trong kỳ của tài khoản tổng hợp cấp 1 theo nguyên tắc số dư. Phát sinh của tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư và phát sinh trong kỳ của các tài khoản chi tiết. Quy trình ghi sổ kế toán