QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính công và công sản pgs.ts. trần văn giao (Trang 63 - 66)

- Phân loại theo tổ chức hành chính: Theo cách phân loại này chi ngân sách được phân loại theo đơn vị dự toán các cấp bao gồm; cấp I; cấp II; cấp III nhằm làm rõ

4. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4.1. Quản lý chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước

4.1.1. Khái niệm, nội dung và đặc điểm chi đầu tư phát triển.

4.1.1.1. Khái niệm:

Chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hoá của Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

4.1.1.2. Nội dung chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước

Chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước bao gồm nhiều khoản chi với những mục đích khác nhau, có tính chất và đặc điểm khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý, người ta có thể dựa vào những tiêu thức nhất định để xác định nội dung chi đầu tư phát triển cụ thể của ngân sách Nhà nước.

Căn cứ vào mục đích của các khoản chi thì nội dung chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước bao gồm:

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện 67 các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội như: các công trình giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không ... ); bưu chính viễn thông, điện lực, cấp thoát nước; các công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao, công sở của các cơ quan Nhà nước, phúc lợi công cộng ....

- Chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Những khoản chi này nhằm thực hiện vai trò dẫn dắt, điều chỉnh và định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế theo đúng mục tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo sự phát triển ổn định và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.

- Chi dự trữ Nhà nước là khoản chi để mua hàng hoá vật tư dự trữ Nhà nước có tính chiến lược của quốc gia hoặc hàng hoá, vật tư dự trữ Nhà nước mang tính chất chuyên ngành. Chi dự trữ Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng để ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân khi nền kinh tế gặp phải những biến cố bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, địch hoạ ...

- Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước như chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng...

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác.

Căn cứ vào tính chất của các hoạt động đầu tư phát triển thì chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước bao gồm:

- Chi đầu tư xây cơ bản của ngân sách Nhà nước là các khoản chi để đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cáu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, các công trình của các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư theo kế hoạch được duyệt, các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ ... . Thực chất chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước là qúa trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách Nhà nước để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân.

- Các khoản chi đầu tư phát triển không có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản như chi cấp vốn ban đầu, cấp bổ sung vốn pháp định hoặc vốn điều lệ cho các doanh nghiệp Nhà nước; hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá; chi cấp vốn điều lệ và cấp vốn bổ sung cho các tổ chức tài chính của Nhà nước; chi mua hàng hóa, vật tư, thiết bị dự trữ nhà nước; chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh của Nhà nước; chi trợ cấp, trợ giá hoặc các chế ưu đãi khác cho các doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ hoạt động công ích ...

4.1.1.3. Đặc điểm chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước Chi đầu tư phát triển là khoản chi lớn của ngân sách Nhà nước nhưng không có tính ổn định.

Chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trước hết, chi đầu tư phát triển của

ngân sách Nhà nước nhằm để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ và vật tư hàng hoá dự trữ cần thiết của nền kinh tế; đó chính là nền tảng bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời, chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước còn có ý nghĩa là vốn mồi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ. Tuy vậy, cơ cấu chi đầu tư phát triển cảu ngân sách Nhà nước lại không có tính ổn định giữa các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tự và tỷ trọng ưu tiên chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước cho từng nội dung chi, cho từng lĩnh vực kinh tế - xã hội thường có sự thay đổi giữa các thời kỳ. Xét theo mục đích kinh tế - xã hội và thời hạn tác động thì chỉ cần đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước mang tính chất chi cho tích luỹ.

Chi đầu tư phát triển là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích luỹ tài sản của nền kinh tế quốc dân. Cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo ra thông qua các khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước là nền tảng vật chất bảo 69 đảm cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội. Với ý nghĩa đó, chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước là chi cho tích luỹ. Xét theo phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển là nhằm để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở nền tảng trong việc xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có ý nghĩa quyết định đến mức độ và thứ tự ưu tiên chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhất việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và hiệu quả chi đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính công và công sản pgs.ts. trần văn giao (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)