Tổ chức công tác quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính công và công sản pgs.ts. trần văn giao (Trang 54 - 56)

- Phân loại theo tổ chức hành chính: Theo cách phân loại này chi ngân sách được phân loại theo đơn vị dự toán các cấp bao gồm; cấp I; cấp II; cấp III nhằm làm rõ

3. QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1 Quản lý thu thuế

3.1.3. Tổ chức công tác quản lý thu thuế

Tổ chức công tác quản lý thu thuế là nội dung cơ bản nhất trong quản lý thu ngân sách Nhà nước nhằm tập trung đây đủ, kịp thời các khoản thuế theo luật định vào ngân sách Nhà nước để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước theo đúng kế hoạch và dự toán đã định. Tổ chức công tác quản lý thu thuế được thực hiện thông qua 3 khâu là lập dự toán thuế, tổ chức thực hiện dự toán thuế và quyết toán thuế.

3.1.3.1. Lập dự toán thuế

Lập dự toán thuế thực chất là việc tính toán xác định các chỉ tiêu tổng hợp, chi tiết về số thu thuế trong năm kế hoạch và các biệnpháp để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đó. Trong quá trình lập dự toán; cơ quan thuế, cơ quan hải quan cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các cơ quan thuế, cơ quan hải quan cấp dưới trực thuộc. UBND các cấp phối hợp và chỉ đạo cơ quan thuế, cơ quan hải quan ở địa phương lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, dự kiến số phải hoàn thuế GTGT theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Dự toán thuế được tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ để trình Quốc hội thảo luận và phê chuẩn. Căn cứ vào chỉ tiêu dự toán thuế được giao; Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan thực hiện phân bổ và giao dự toán thu thuế chính thức cho các Cục Thuế, Cục Hải quan. Căn cứ vào quyết định giao dự toán thu thuế của cơ quan thuế, cơ quan hải quan cấp trên; cơ quan thuế, cơ quan hải quan của địa phương phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xây dựng dự toán thu thuế chính thức trình UBND để trình HĐND cùng cấp thảo luận và quyết định.

3.1.3.2. Chấp hành dự toán thuế

Căn cứ dự toán thu cả năm được giao, số đăng ký thuế và dự kiến các khoản thu ngân sách Nhà nước phát sinh trong quý; cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập dự toán thu ngân sách Nhà nước quý thuộc phạm vi quản lý, chi tiết theo từng nội dung thu, từng sắc thuế, khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu gửi cho

cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước đồng cấp để làm căn cứ điều hành và tổ chức công tác thu ngân sách Nhà nước trước ngày 20 của tháng cuối quý trước. Công tác tổ chức chấp hành dự toán thuế bao gồm các khâu sau:

3.1.3.2. Đăng ký, kê khai và thu nộp thuế Các đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật phải thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế theo mẫu hướng dẫn đăng ký nộp thuế của cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế. Trường hợp đối tượng nộp thuế chưa được áp dụng chế độ tự kê khai và tự nộp thuế thì đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế theo mẫu của cơ quan thuế.

3.1.3.3. Kế toán và quyết toán thuế

Kế toán thuế là việc ghi chép phản ánh số thuế phải thu, số thuế đã thu, số thuế hoàn trả, số thuế còn phải thu, số thuế truy thu, hàng hoá tạm giữ và tịch thu, tình hình quản lý cấp phát và sử dụng ấn chỉ trong quá trình tổ chức thu thuế. Kế toán thuế được thực hiện theo phương pháp ghi đơn. Nội dung cơ bản của công tác kế toán thuế:

- Kế toán thu nộp tiền thuế nhằm xác định cơ sở cho công tác thu thuế, theo dõi tình hình thu nộp thuế đối với từng loại thuế và từng đối tượng nộp thuế.

- Kế toán hàng hoá tạm giữ và tịch thu của các đối tượng có hành vi gian lận, trốn thuế hoặc kinh doanh bất hợp pháp.

- Kế toán ấn chỉ. Cuối năm ngân sách, cơ quan thu và Kho bạc Nhà nước phải phối hợp dối chiếu số liệu thu thuế và giải quyết những tồn tại trong công tác tổ chức thu thuế như hoàn trả các khoản thuế, truy thu các khoản thuế ..., xử lý các khoản tạm thu và tạm giữ... Đồng thời cơ quan thu phải lập báo cáo quyết toán thu ngân sách Nhà nước gửi cơ quan thu cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách. Quyết toán thuế được thực hiện cùng với quyết toán ngân sách Nhà nước.

3.1.3.4. Thanh tra thuế

Thanh tra thuế bao gồm thanh tra đối tượng nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành thuế, ngành hải quan. - Thanh tra đối tượng nộp thuế là nội dung cơ bản của công

tác thanh tra thuế và nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế. Nội dung thanh tra đối tượng nộp thuế bao gồm: - Thanh tra việc chấp hành những quy định của pháp luật về đăng ký và kê khai nộp thuế.

- Thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, lưu trữ số liệu và tài liệu kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định số thuế phải nộp và số thuế được hoàn.

- Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng nộp thuế theo thời hạn quy định của pháp luật.

Thanh tra trong nội bộ ngành thuế và ngành hải quan nhằm bảo đảm cho ngành, từng bộ phận và từng cán bộ của ngành thực thi đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý thu thuế theo quy định của pháp luật. Nội dung thanh tra nội bộ ngành thuế và ngành hải quan bao gồm:

- Thanh tra thực hiện việc hướng dẫn thi hành các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Thanh tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra việc giải quyết các đơn thư khiếu tố, khiếu nại về thuế.

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính công và công sản pgs.ts. trần văn giao (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)