Phân loại chi theo nội dung kinh tế của các khoản chi: Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản chi mà chi ngân sách nhà nước có thể chia ra thành các

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính công và công sản pgs.ts. trần văn giao (Trang 40 - 42)

nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục chi ngân sách. Theo cách phân loại này thì các khoản chi được chia thành:

Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác. Chi thường xuyên là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn thường dưới một năm. Nhìn chung, đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý và điều hành xã hội một cách

thường xuyên của nhà nước như: Quốc phòng, an ninh, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam... Thuộc loại chi thường xuyên gồm các nhóm, mục chi sau đây:

- Chi thanh toán cho cá nhân như tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; học bổng sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.v.v...

- Chi nghiệp vụ chuyên môn: Các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan Nhà nước như: điện nước, vệ sinh môi trường; vật tư văn phòng; dịch vụ thông tin; tuyên truyền; liên lạc, hội nghị, công tác phí; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành như ấn chỉ; đồng phục trang phục.

- Chi mua sắm, sửa chữa: Các khoản chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ.

- Chi khác: Gồm những khoản chi thường xuyên không xếp vào nhóm trên. Các khoản chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài thường trên một năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo được nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước. Các khoản chi đầu tư phát triển bao gồm:

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn như: Các công trình giao thông, điện lực, bưu chính viễn thông, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng... chi mua hàng hoá, vật tư dự trữ của Nhà nước; đầu tư hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp cần thiết phải có sự tham gia của Nhà nước; chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án của nhà nước.

- Các khoản chi khác bao gồm những khoản chi còn lại không xếp được vào nhóm chi kể trên bao gồm như: chi trả nợ gốc và lãi; chi viện trợ; chi cho vay; chi bổ sung quỹ dụ trữ tài chính; chi bổ sung cho Ngân sách cấp dưới; chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau. Việc phân loại các khoản chi thành chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển là rất cần thiết trong quản lý ngân sách nhà nước. Nó cho phép đánh giá, so sánh các khoản chi thường xuyên phải bỏ

ra cho các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước làm cơ sở để xác định được hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính công và công sản pgs.ts. trần văn giao (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)