Chấp hành ngân sách nhà nước:

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính công và công sản pgs.ts. trần văn giao (Trang 48 - 49)

- Phân loại theo tổ chức hành chính: Theo cách phân loại này chi ngân sách được phân loại theo đơn vị dự toán các cấp bao gồm; cấp I; cấp II; cấp III nhằm làm rõ

2. QUẢN LÝ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1 Nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước

2.3.2. Chấp hành ngân sách nhà nước:

Nội dung tổ chức chấp hành ngân sách nhà nước bao gồm:

Tổ chức thu ngân sách nhà nước: Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cuối quý. Về nguyên tắc toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp và Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định.

Tổ chức chi ngân sách nhà nước: Giai đoạn này bao gồm các khâu:

Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa

phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

Lập nhu cầu chi quý: Trên cơ sở dự toán năm được giao, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi ngân sách quý (có chia ra tháng), chi tiết theo các nhóm mục chi như trên gửi Kho nạc Nhà nước và cơ quan tài chính cuối kỳ trước để phối hợp thực hiện chi trả cho đơn vị.

Cơ chế kiểm soát chi: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.

Điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước:Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có sự thay đổi về nguồn thu và nhiệm vụ chi thì phải thực hiện điều chỉnh dự toán ngân sách như sau: Số tăng thu và số tiết kiệm chi so dự toán được giao, được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách. Nếu giảm thu so với dự toán được duyệt thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng. Trường hợp số thu, chi biến động lớn so với dự toán cần điều chỉnh tổng thể Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách.

Một phần của tài liệu giáo trình tài chính công và công sản pgs.ts. trần văn giao (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)