Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 39 - 122)

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng SHB ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

P. KI M T O Á N N B HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÁC UỶ BAN VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC P. NHÂN SỰ &

ĐÀO TẠO P. QUẢN LÝ TÍN DỤNG P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. PHÁP CHẾ BAN KIỂM TRA KIỂM SOÁT NB P. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG P. KHÁCH HÀNG DN TRUNG TÂM THANHTOÁ N P. HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P. KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ P. ĐỐI NGOẠI & QH CỘNG ĐỒNG P. ĐẦU P. HẠCH TOÁN & HTTD NGUỒN VỐN & KD TIỀN TỆ P. KẾ HOẠCH P. PHÁT TRIỂN SP & DV TRUNG TÂM THẺ P. DỊCH VỤ KHÁC HÀN P. NGÂN QŨY CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng SHB

quy định của Luật doanh nghiệp đối với loại hình công ty cổ phần và chức năng cụ thể của từng bộ phận do đặc thù ngành còn tuân theo quy định riêng của Pháp luật đối với tổ chức tín dụng.

+) Đứng đầu Ngân hàng là Đại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Dưới đó là các phòng ban chức năng có trách nhiệm giúp đỡ Ban lãnh đạo trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.

+) Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng. Đây là nơi đề ra và thông qua các chính sách mang tính chất chiến lược lâu dài, quyết định những vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

+) Hội đồng quản trị là cơ quan điều hành cao nhất của Ngân hàng. Hội đồng quản trị có trách nhiệm đề ra phương hướng hoạt động cũng như quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền.

Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó là Văn phòng Hội đồng quản trị và các ban chức năng. Văn phòng Hội đồng quản trị là bộ phận tiếp nhận và truyền tải các quyết định của Hội đồng quản trị cũng như thực hiện các cuộc tiếp đón quan trọng.

+) Ban giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó tổng Giám đốc.

Tổng Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Các Phó Tổng Giám đốc đảm nhiệm từng lĩnh vực và có trách nhiệm giúp đỡ Tổng giám đốc điều hành họat động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Hội đồng tín dụng và ủy ban quản lý Nợ, tài sản Có được thành lập nhằm trợ giúp cho Ban Giám đốc.

ban chức năng.

+) Các phòng ban chức năng bao gồm:

- Văn phòng: Là nơi tiếp nhận, hướng dẫn các thủ tục giao dịch với bên ngoài. Đây cũng là nơi tiếp nhận và phổ biến các quyết định của ban Lãnh đạo

- Phòng Quản lý nhân sự: Có trách nhiệm bố trí, sắp xếp, phân công lao động một cách phù hợp với năng lực của từng người. Phòng còn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.

- Phòng Tài chính kế toán: Có trách nhiệm tổ chức hoạt động kế toán theo chế độ quy định, quản lý mọi mặt họat động tài chính. Phòng còn có trách nhiệm phân tích, lập kế hoạch và dự báo tài chính nhằm huy động và đảm bảo tốt nhất nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng.

- Ban đào tạo: có trách nhiệm tổ chức hoạt động, đào tạo, bồi dưỡng cho công nhân viên theo trình độ, khả năng. Ngoài ra , Ban đào tạo còn phải kết hợp với phòng Quản lí nhân sự để thực hiện chế độ khen thưởng, thi đua và đảm bảo biện pháp an toàn lao động cho cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng.

- Phòng tiếp thị, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng: có trách nhiệm giới thiệu đưa sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng đến với người tiêu dung. Ngoài ra, phòng còn là nơi giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

- Phòng kiểm soát nội bộ: là phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong việc giám sát hoạt động kinh tế, tài chính tại ngân hàng và các đơn vị nhằm đảm bảo mọi họat động đều được thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật và quy chế họat động của Ngân hàng.

nhánh thuộc ngân hàng. Đây cũng là nơi tổng hợp các giao dịch tiền tệ và ngoại hối trong Ngân hàng.

- Trung tâm thẻ: Là nơi chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động thanh toán bằng thẻ của Ngân hàng. Trung tâm thẻ bao gồm 3 phòng chức năng: Phòng dịch vụ thẻ, phòng hệ thống thông tin thẻ và ban phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Hoạt động kinh doanh của SHB trong năm 2010 đạt được những bước tiến vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả các lĩnh vực hoạt động và hoàn thành vượt kế hoạch Đại hội đồng Cổ đông đề ra...

Với sự phát triển mạnh mẽ đó, SHB đã được trao tặng nhiều giải thưởng lớn của các tổ chức trong nước và quốc tế. Các phần thưởng này là kết quả của chiến lược hoạt động đúng đắn, linh hoạt của Hội đồng Quản trị, sự lãnh đạo tài tình của Ban Điều hành cùng những cống hiến hết mình của tập thể cán bộ nhân viên SHB. Đặc biệt hơn nữa, sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương các cấp, của Ngân hàng Nhà nước, sự tín nhiệm của Khách hàng, nhà Đầu tư và các cổ đông cũng là phần thưởng vô cùng cao quý và rất trân trọng đối với SHB, để từ đó SHB được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn tiếp tục phát triển vững chắc.

Năm 2010 đối với SHB cũng là một năm đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ và nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Sau một thời gian dài chuẩn bị và triển khai quyết liệt, hệ thống phần mềm công nghệ lõi Core banking ( Intellect do công ty Polaris của Ấn Độ cung cấp) và hệ thống Core Thẻ ( SmartVista do công ty PBC của Nga cung cấp) đã golive thành công vào ngày 01/05/2010, mở ra thời kỳ mới với khả năng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, đa dạng có chất lượng cao, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Với chiến lược phát triển an toàn, bền vững, SHB đã đi trước một bước so với quy định của NHNN về mức vốn điều lệ. Trong năm, SHB đã hoàn thành phát hành cổ

năm 2011. Như vậy, sang đầu năm 2011, SHB đã đạt mức vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng và hoàn toàn chủ động thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng liên doanh liên kết tiến tới không ngừng phát triển trong tương lai. Trong năm 2010, hoạt dộng kinh doanh của SHB đã đạt được những tăng trưởng mạnh so với năm 2009. Tổng tài sản vượt 13% kế hoạch, các chỉ tiêu Tổng nguồn vốn huy động, Tổng dư nợ cho vay Tổ chức kinh tế và cá nhân, Lợi nhuận trước thuế đều vượt kế hoạch đã đề ra:

Bảng 2.2: Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Tăng trưởng 2009 so với 2008 Thực hiện 2010 Tăng trưởng 2010 so với 2009 (+)/(-) % (+)/(-) % Tổng tài sản 14.381,3 27.469,2 13.087,9 91,0% 51.032,9 23.563,7 85,8% Vốn Điều lệ 2.000,0 2.000,0 - 3.497,5 1.497,5 74,9% Tổng nguồn vốn huy động 11.768,7 24.647,4 12.904,3 109,9% 45.030,9 20.415,4 82,9% Tổng dư nợ cho vay TCKT và CN 6.252,7 12.828,8 6.576,1 105,2% 24.375,6 11.546,8 90,0% Tổng thu nhập 1.640,1 2.017,2 377,1 23,0% 4.087,6 2.072,3 102,8% Lợi nhuận trước thuế 269,4 415,2 145,8 54,1% 656,7 241,5 58,2% Lợi nhuận sau thuế 194,8 318,4 123,6 63,4% 494,3 175,9 55,3% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bản báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của Ngân hàng, nhận thấy các chỉ tiêu như tổng doanh thu, tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế cùng các chỉ tiêu khác đều có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Chẳng hạn như chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, nếu như năm 2008, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 194,8 tỷ đồng thì đến năm 2009 con số này là 318,4 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2008. Đây là một con số rất ấn tượng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, nó thể hiện được sự tăng trưởng mạnh mẽ của Ngân hàng trong những năm vừa qua đồng thời phản ánh được sự đúng đắn trong việc lựa chọn định hướng chiến lược hoạt động của ngân hàng nói chung và chiến lược phát triển dịch vụ nói riêng.

2.2. Thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.

2.2.1 Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại SHB

2.2.1.1 Nhân tố bên ngoài

Môi trường pháp lý

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật ngân hàng ở Việt Nam đã từng bước được hình thành và đang dần hoàn thiện. Mốc quan trọng đầu tiên là năm

1997, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường, hai Pháp lệnh ngân hàng đã được nâng cấp thành hai Luật Ngân hàng (Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức Tín dụng) có hiệu lực thi hành từ tháng 10/1998. Hệ thống pháp luật về DVNH ở Việt nam, về cơ bản, với sự ra đời của 2 Luật trên cùng với hàng loạt các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn đã tạo nên một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh cả về tổ chức lẫn hoạt động của các TCTD tại Việt nam

Cơ chế tín dụng cũng không ngừng được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện về mặt pháp lý cho SHB mở rộng tín dụng có hiệu quả; thông thoáng, đáp ứng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, cho phép các ngân hàng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay (điều kiện vay vốn, lãi suất, mức vay, thời hạn vay, phương thức cho vay), lựa chọn khách hàng và biện pháp bảo đảm tiền vay trên nguyên tắc thị trường, an toàn và hiệu quả. Các văn bản pháp lý và cơ chế chính sách về hoạt động thanh toán cũng đã từng bước được hoàn thiện. Điều này đã tạo điều kiện cho SHB thực hiện tốt công tác thanh toán, thu hút khách hàng mở tài khoản để sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Trong tiến trình đổi mới ngân hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế và hội nhập quốc tế, ngoài công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, hoạt động thanh tra - giám sát ngân hàng cũng được từng bước đổi mới. Các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng bước đầu đã được đổi mới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. SHB luôn xem việc sử dụng kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập như một công cụ hỗ trợ cho hoạt động thanh tra nhằm xác nhận và đánh giá tính minh bạch, khách quan của các thông tin. Hệ thống mạng máy tính của thanh tra ngân hàng đã được kết nối trong toàn quốc, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý, giám sát từng ngân hàng và cả hệ thống ngân hàng.

khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn phát triển của DVNH, đặc biệt là các DVNH mới, hiện đại. Các bất cập chủ yếu là:

Thứ nhất, hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động DVNH tương đối phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, dẫn đến khó tra cứu, áp dụng; các văn bản pháp luật còn rườm rà, nặng về thủ tục hành chính, can thiệp hơi nhiều vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng;

Thứ hai, cơ chế quản lý và cấp phép cho các DVNH chưa phù hợp với thực tiễn - Quy định về loại hình dịch vụ được phép cung cấp trong giấy phép thành lập và hoạt động của các ngân hàng

- Cho phép cung cấp DVNH cụ thể theo quy định tại các Quy chế về từng DVNH cụ thể (như Quy chế về bao thanh toán, môi giới tiền tệ…).

Trên thực tiễn, cơ chế này đã tỏ ra không phù hợp với tính năng động trong hoạt động của các ngân hàng và yêu cầu quản lý của NHNN vì các giấy phép không thể cập nhật đầy đủ các loại hình dịch vụ mà các ngân hàng được phép thực hiện theo các Quy chế dịch vụ cụ thể được ban hành sau khi giấy phép được cấp. Điều này dẫn đến thực trạng là các ngân hàng vẫn được thực hiện cả các dịch vụ không được quy định trong giấy phép, do vậy, làm giảm hiệu lực pháp lý của các giấy phép. Ngoài ra, cơ chế quản lý hiện hành đòi hỏi các ngân hàng phải xin phép NHNN từng lần khi muốn cung cấp một DVNH mới. Trong khi quá trình cấp phép kéo dài có thể làm lỡ cơ hội kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

Thứ ba, thiếu các quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ mới của các ngân hàng và hoạt động quản lý của NHNN. Do sự phát triển nhanh chóng của DVNH và quá trình hội nhập, nhiều DVNH mới đã được Việt nam cam kết cho phép các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam thực hiện, nhiều DVNH mới cũng được các ngân hàng Việt nam triển khai cung cấp, trong khi đó, như đã trình

nhanh chóng của thị trường và đã bộc lộ nhiều “khoảng trống” như thiếu các văn bản pháp luật về các loại hình dịch vụ, phương thức cung cấp các DVNH hiện đại.

Môi trường kinh tế - xã hội

SHB đã trải qua một năm đầy biến động với nhiều yếu tố bất lợi từ sự thay đổi chính sách vĩ mô và cơ chế điều hành thị trường mang tính hành chính, khó dự đoán. Điều này góp phần đẩy thêm căng thẳng trên thị trường ngoại hối vốn đã chứa nhiều bất ổn, tạo cuộc chạy đua lãi suất huy động gay gắt, đồng thời làm suy giảm niềm tin của người dân vào đồng nội tệ và gây ra tình trạng đầu cơ tích trữ vàng cũng như USD và gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động của SHB.

- Về chính sách:

Thứ nhất, theo thông tư số 13( thông tư 19 sửa đổi), ban hành ngày 20/05/2010 và có hiệu lực ngày 01/10/2010 quy định việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9%. Đồng thời thông tư cũng nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản lên tới 250%. SHB có hệ số an toàn vốn CAR luôn được duy trì ở mức cao, cụ thể năm 2010 đạt 13,81% cao hơn nhiều so với quy định của NHNN và hệ số này cũng cao hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn Basel II trên thế giới(12%) và hệ số CAR bình quân của các NHTM khu vực châu Á – Thái Bình Dương (13,1%). Điều này cho thấy SHB có nguồn vốn tự có chắc chắn trước các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. SHB đã chủ động tối đa hóa nguồn vốn nhằm tạo thêm lợi nhuận cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo được CAR ở mức hợp lý, điều này không phải ngân hàng nào cũng đạt được.

Thứ hai là quy định tổng cho vay không vượt quá 80% tổng huy động vốn của NHTM. Quy định này góp phần gây ra cuộc chạy đua lãi suất nhằm tranh giành khách hàng của nhau giữa các ngân hàng để đảm bảo được tỉ lệ này. Mặc dù lãi suất

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (Trang 39 - 122)