Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Thới Bình

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhno & ptnt chi nhánh huyện thới bình (Trang 52 - 55)

b) Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

3.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Thới Bình

huyện Thới Bình

+ Đối với công tác huy động vốn:

- Tập trung làm tốt công tác huy động vốn, hình thức huy động nên cải tiến phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng nên giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng, từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp

- Để phát huy những thành tựu NHNO & PTNT huyện Thới Bình cần đổi mới nhiệm vụ và chức năng của mình. Kinh doanh đa năng lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu, không ngừng tăng trưởng doanh lợi của Ngân hàng.

+ Đối với công tác cho vay:

- Tiếp tục quan tâm đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: chú ý đầu tư vốn đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ điều kiện vay vốn, có tiềm lực tài chính thật sự, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Đơn vị cần điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế; xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất phí và chăm sóc cần thiết của đơn vị; áp dụng lãi suất cho vay linh

nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn.

+ Đối với công tác thu nợ:

- Đối với thu nợ theo thời hạn, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đối với một số ngành sản xuất mang tính ngắn hạn, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợ đối với cho vay vốn lưu động và trả nhiều vốn đối với cho vay vốn cố định.

- Khảo sát kiểm tra thực tế từng địa bàn xã để xem xét đánh giá mọi khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng.

- Tùy trường hợp mà cho khách hàng gia hạn nợ sẽ tốt hơn cho cả 2 bên: khách hàng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, phục hồi những biến cố xảy ra, còn Ngân hàng vẫn đảm bảo thu được nợ.

- Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Huyện cần một hoặc vài cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích tránh trường hợp sử dụng mục đích khác không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

+ Đối với nợ xấu:

- Cán bộ tín dụng cần quan tâm khách hàng hơn nữa nhằm giám sát, theo dõi khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay hay không. Đồng thời phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho ngân hàng.

- Cần có chính sách giảm lãi suất đối với một số khách hàng gặp khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát, tài sản đảm bảo nợ vay, đánh giá mức độ hao mòn để có biện pháp xữ lý kịp thời khi tài sản mất giá hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Thông thường nợ xấu xảy ra do nguyên nhân khách quan là do thiên tai, dịch bệnh, do biến động xấu của thị trường và giá cả… Nếu do nguyên nhân khách quan thì tùy trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ tín dụng…

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhno & ptnt chi nhánh huyện thới bình (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w