Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng a) Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhno & ptnt chi nhánh huyện thới bình (Trang 32 - 35)

a) Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế, đây là số tiền mà ngân hàng cho vay để người dân sử dụng vào các mục đích khác nhau nhưng do đặc thù hoạt động của địa bàn là vùng đất nông nghiệp nên cho vay chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, … Để thấy rõ hơn ta có thể dựa vào bảng số liệu thể hiện doanh số

Bảng 2.4 : Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Sản xuất nông nghiệp 138.32 2 54,50 176.034 54,50 253.356 55 37.712 27,26 77.322 43,92 Thủy sản 77.409 30,50 94.638 29,30 128.059 27,80 17.229 22,26 33.421 35,31 Ngành khác 38.070 15 52.325 16,20 79.231 17,20 14.255 37,44 26.906 33,96 Tổng cộng 253.80 1 100 322.997 100 460.646 100 69.195 27,26 137.649 42,62

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNNo&PTNT huyện Thới Bình)

Thới Bình là huyện nằm trong vùng quy hoạch thủy lợi Bắc Cà Mau đang được đầu tư các công trình thủy lợi đầu mối thuộc dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau, tạo điều kiện cho huyện phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản một cách đa dạng, chính vì thế mà trong thời gian này nhu cầu vốn để phục vụ cho việc sản xuất của bà con nhiều hơn làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên liên tục qua 3 năm.

Ngành sản xuất nông nghiệp

Thới Bình là một trong ba huyện, thành phố không tiếp giáp với biển, nhưng là huyện có nhiều tuyến giao thông quan trọng tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển nên đây là ngành kinh tế quan trọng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành sản xuất nông nghiệp đều tăng lên trong 3 năm cụ thể năm 2009 đạt 138.322 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 176.034 triệu đồng tăng 37.721 triệu đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng là 27,26%. Sang năm 2011 đạt 253.356 triệu đồng

tăng 77.322 triệu đồng so với năm 2010, với tốc độ tăng là 43,92%. Nguyên nhân tăng lên là do trong thời gian này Công ty Cổ phần mía đường Tây Nam, mà trực tiếp là Xí nghiệp Đường Cà Mau, một đơn vị thành viên của công ty nên hầu hết bà con đã chuyển sang trồng các giống mía mới thay cho giống mía truyền thống bị thoái hoá. Vụ mía đường năm nay, trên 90% diện tích trong huyện được trồng các giống mía mới như, ROC 16, ROC 22, ROC 10 và Quế Đường. Trong đó, chủ yếu là ROC 16. Vì vậy, mà năng suất và chất lượng đạt rất cao, gần gấp 2 lần so với giống mía cũ. Do đó nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng diện tích đất trồng mía, cải tạo đất cũ, mua giống mía mới, mua phân bón,…, của bà con tăng lên làm cho doanh số cho vay của ngành này tăng lên Bên cạnh đó thì diện tích trồng lúa ở huyện cũng đang phát triển và ngày càng mở rộng.

Ngành thủy sản

Mục dích cho vay ngành này là giúp cho các hộ nông dân có vốn để mua con giống, cải tạo đất, mua thức ăn, thuốc ngừa bệnh và các chi phí cần thiết khác. Trong thời gian qua ngân hàng cho vay nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tôm sú, nuôi cua, nuôi cá bóng tượng,…Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay đối với ngành thủy sản tăng qua 3 năm. Năm 2009 số tiền cho vay ra là 77.409 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 94.638 triệu đồng tăng 22,26% so với năm 2009. Đến năm 2011 số tiền cho vay ra là 128.059 triệu đồng tăng 39,31% so với năm 2010. Nguyên nhân là do thủy sản cũng là một ngành rất phát triển ở huyện Thới Bình, nó cũng chiếm diện tích khá lớn, trước đây hình thức nuôi chủ yếu ở huyện là nuôi thả lan truyền thống tuy nhiên trong thời gian gần đây người dân đang chuyển sang hình thức nuôi tôm quản canh cải tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài ra còn một số bà con chuyển sang mô hình nuôi tôm càng xanh cũng mang lại hiệu quả không kém. Do đó nhu cầu về nuôi thủy sản ngày một tăng lên từ đó nhu cầu vốn để đáp ứng cho việc cải tạo cũng như mở rộng diện tích đất nuôi của người dân tăng lên. Vì thế mà doanh số cho vay ngành thủy sản cũng tăng lên liên tục trong 3 năm.

Ngành khác

Ngoài các lĩnh vực cho vay trọng điểm thì Ngân hàng còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như: cho vay tiêu dùng, xây dựng, công nghiệp, bờ bao, xuất khẩu lao

tăng 14.255 triệu đồng, tăng khoảng 337,44 % so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng đến 79.231 triệu đồng, tức tăng khoảng 33,96 % so với năm 2010. Nhìn chung cho vay cho các mục đích này tăng qua ba năm. Sỡ dĩ tăng như vậy là do theo chiều phát triển kinh tế của xã hội thì hoạt động của người dân trong tất cả lĩnh vực này cũng tăng theo điều này khiến cho nhu cầu vay vốn của họ cũng tăng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhno & ptnt chi nhánh huyện thới bình (Trang 32 - 35)