Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhno & ptnt chi nhánh huyện thới bình (Trang 39 - 43)

Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DN & HKD 5.302 3,35 7.871 3,55 13.794 3,80 2.569 48,45 5.923 75,25 HSX 152.960 96,65 213.851 96,45 349.199 96,20 60.891 39,81 135.348 63,29 Tổng cộng 158.262 100 221.722 100 362.993 100 63.640 40,10 141.271 38,92

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNNo&PTNT huyện Thới Bình)  Đối vớiDN & HKD

Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng đối với các DN & HKD tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2010 thu được 7.871 triệu đồng tăng 48,45% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên 13.794 triệu đồng, tăng 75,25% so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm trong tổng doanh số thu nợ là doanh nghiệp biết đầu tư đúng thời điểm, đúng ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho mình nên doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng.

Bên cạnh đó, do Ngân hàng cũng rất thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng, thường chọn các doanh nghiệp có uy tín, có phương án kinh doanh rõ ràng, cụ thể để đầu tư tín dụng để cho vay, nên công tác thu nợ cũng dễ dàng hơn nhiều so với các đối tượng khác.

Đối với hộ sản xuất

Cũng như đối với DN & HKD, doanh số thu nợ của HSX cũng tăng lên qua 3 năm. Năm 2010 thu về được 213.851 triệu đồng tăng 39,81% so với năm 2009. Sang năm 2011 thu được 349.199 triệu đồng tăng 63,29% so với năm 2010. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất của HSX trong huyện có bước tiến triển rất tốt, trình độ sản xuất, qui mô và công nghệ ngày càng được nâng cao, làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng.

Nhìn chung tình hình thu nợ ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đạt được kết quả đáng kể. Điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng có chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào công tác lựa chọn khách hàng của ngân hàng, cũng như việc theo dõi sử dụng vốn vay và động viên khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc cho khách hàng gia hạn nợ, nhờ vậy mà doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên đáng kể.

2.2.3.3. Phân tích dư nợ ngắn hạn của ngân hànga) Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế a) Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế Bảng 2.8: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Sản xuất nông nghiệp 121.09 1 53,10 159.256 57,50 187.73 1 57,40 38.165 31,52 28.475 17,88 Thủy sản 73.657 32,30 78.104 28,20 95.173 29,10 4.447 6,04 17.069 21,85 Ngành khác 33.294 14,60 39.606 14,30 44.152 13,50 6.312 18,96 4.546 11,48 Tổng cộng 228.04 2 100 276.966 100 327.05 6 100 48.924 21,45 50.090 18,09

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNNo&PTNT huyện Thới Bình)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chú trọng đầu tư vào phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Đồng thời, Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào các ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đối với sản xuất nông nghiệp

Dư nợ cho nhóm ngành này tăng qua 3 năm. Năm 2009 dư nợ là 121.091 triệu đồng đến năm 2010 tăng lên 159.256 triệu đồng, tăng 38.165 triệu đồng với tốc độ là 31,52% so với năm 2009. Sang năm 2011 tăng lên 187.731 triệu đồng, tăng 28.475 triệu đồng với tốc độ là 17,88% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sản

xuất nông nghiệp ở huyện chủ yếu là trồng trọt mà ngành này đang phát triển và mở rộng. Cây lúa và cây mía là hai loại cây chủ lực, nó đem lại thu nhập cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Do đó, Ngân hàng cũng mở rộng đầu tư tín dụng cho lĩnh vực này, thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của ngành này điều chiếm tỷ trọng cao.

Đối với ngành thủy sản

Xác định được xu hướng của địa phương là tăng cường nuôi trồng thủy sản và thấy được những điều kiện thuận lợi cho người dân trong hoạt động sản xuất này như giá cả, môi trường, yếu tố đầu vào, đầu ra của các loại thủy sản nên Ngân hàng đã mạnh dạn cho vay nhiều trong lĩnh vực này vì thế mà dư nợ đối với ngành này tăng nhẹ vào năm 2010 và tăng mạnh vào năm 2011. Cụ thể năm 2010 dư nợ 78.104 triệu đồng tăng 6,04% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ 95.173 triệu đồng tăng 21,85% so với năm 2010.

Ngành khác

Dư nợ ngắn hạn qua 3 năm có xu hướng tăng khác nhau phụ thuộc vào tình hình kinh tế năm 2010 đạt 39.606 triệu đồng tăng 18,96% so vớí năm 2009. Đến năm 2011 tăng 11,48% so với năm 2010. Với việc khách hàng có nhu cầu vốn góp trong vài tuần hoặc vài tháng họ cũng có sở hữu một số giấy tờ có giá hay vàng nhưng họ không muốn bán với nhiều lý do khác nhau nên đến ngân hàng vay ngắn hạn thông qua cầm cố.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhno & ptnt chi nhánh huyện thới bình (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w