Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhno & ptnt chi nhánh huyện thới bình (Trang 35 - 39)

Cho vay theo thành phần kinh tế là loại tín dụng mà Ngân hàng cho vay để hộ gia đình, cá nhân các doanh nghiệp sử dụng các mục đích khác nhau trong đó chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, bất động sản, sửa nhà, mua sắm,...

Bảng 2.5: Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DN & HKD 9.517 3,75 13.081 4,05 19.808 4,30 3.564 37,45 6.727 51,43 HSX 244.284 96,25 309.916 95,95 440.838 95,70 65.632 26,87 130.922 42,24 Tổng cộng 253.801 100 322.997 100 460.646 100 69.195 27,26 137.649 42,62

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNNo&PTNT huyện Thới Bình)  Đối vớiDN & HKD

Đối với DN & HKD tuy cũng có lĩnh vực hoạt động đa dạng nhưng chủ yếu các DN & HKD trên địa bàn huyện Thới Bình có quy mô hoạt động vừa và nhỏ nên

lượng vốn cho vay ra chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ra chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của các DN & HKD ở đây là vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, thuốc thú y, thức ăn thủy sản,…Mặc dù vậy nhưng doanh số cho vay đối với DN & HKD luôn tăng. Năm 2010 cho vay 13.081 triệu đồng tăng 37,45% so với năm 2009. Sang năm 2011 cho vay ra 19.808 triệu đồng tăng 51,43% so với 2010. Nguyên nhân là do một số xí nghiệp trên địa bàn huyện mở rộng quy mô và phạm vi sản xuất kinh doanh, số lượng các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng trên địa bàn trong 3 năm gần đây tăng lên đáng kể. Ngoài ra đa phần người dân sống tại Thị trấn đều tiến hành kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ để tăng thêm thu nhập cho gia đình nên số lượng khách hàng đến xin vay vốn ngày càng đông.

Đối với hộ sản xuất

Đây là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng, chiếm tới 96,24% trong tổng doanh số cho vay. Bởi đây là địa bàn nông thôn nên ngân hàng chủ yếu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… Do vậy, thị phần đầu tư của ngân hàng dành cho thành phần kinh tế này là rất lớn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Như ta thấy doanh số cho vay hộ sản xuất tăng lên qua 3 năm. Cụ thể, năm năm 2010 là 309.916 triệu đồng tăng 69.195 triệu đồng tương ứng 27,26% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay của thành phần này tăng hơn năm 2010 với số tiền 137.649 triệu đồng tương ứng 42,62%. Nguyên nhân là do hộ sản xuất là khách hàng truyền thống, thân thiết với Ngân hàng vì thế mà Ngân hàng luôn tăng cường đầu tư mở rộng và đa dạng sản phẩm tín dụng đối với nhóm khách hàng này.

Tóm lại, công tác cho vay ngắn hạn của NHNO & PTNT huyện Thới Bình rất phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa bàn. Đây là hướng đi đúng đắn của Ngân hàng. Ngân hàng đã đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn, góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương. Để đạt được những thành tích này một phần là có sự chỉ đạo sâu sắc của Ban giám đốc Ngân hàng, cũng như có sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên NHNO & PTNT huyện Thới Bình từ khâu tìm kiếm khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng, cho vay đa

2.2.3.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hànga)Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế a)Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Dựa vào doanh số thu nợ ngắn hạn ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Do đó, công tác thu nợ ngắn hạn được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng. Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn trả nợ thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu tới ngày đáo hạn khách hàng không trả nợ, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có biện pháp xử lý thích hợp.

Ta có thể theo dõi bảng số liệu sau đây để thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng trong công tác thu nợ ngắn hạn của các ngành kinh tế như sau:

Bảng 2.6: Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Sản xuất nông nghiệp 91.001 57,50 129.708 58,50 205.091 56,50 38.707 42,53 75.383 58,12 Thủy sản 46.054 29,10 60.530 27,30 102.727 28,30 14.476 31,43 42.197 41,08 Ngành khác 21.207 13,40 31.484 14,20 55.175 15,20 10.277 48,46 23.691 75,25 Tổng cộng 158.26 2 100 221.72 2 100 362.993 100 63.640 40,10 141.27 1 38,92

Ngành sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung doanh số thu nơ ngắn hạn của ngân hàng tăng lên trong 3 năm. Năm 2009 thu được 91.001 triệu đồng, năm 2010 thu được 129.708 triệu đồng tăng 42,53% so với năm 2009. Đến năm 2011 thu về được 205.091 triệu đồng tăng 58,12% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong những năm qua nhờ áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, thay đổi giống lúa, mía mới vào sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân một cách đáng kể, giúp cho đời sống của bà con được cải thiện và có thể trả tiền mà họ đã vay trước đó cho ngân hàng đúng hạn. Bên cạnh đó nhờ khâu thẩm định tín dụng đã dược chú trọng và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ.

Ngành thủy sản

Ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành thủy sản tăng nhẹ từ năm 2009 đến năm 2010 và có dấu hiệu tăng mạnh lên vào năm 2011, cụ thể năm 2010 thu nợ về được 60.530 triệu đồng tăng 14.476 triệu đồng so với năm 2009. Sang năm 2011 thu về được 102.727 triệu đồng tăng 42.197 triệu đồng so với năm 2010. Sơ dĩ doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng mạnh vào năm 2011 là do năm này người dân trong huyện rất phấn khởi vì giá tôm tăng lên nhiều so với các năm trước, bên cạnh đó nhờ được sự đầu tư giống, vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật từ Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa giai đoạn 2009-2012” nên 2 năm gần đây, nhiều hộ dân trong huyện Thới Bình đã sản xuất rất thành công mô hình nuôi tôm càng xanh. Hiệu quả của mô hình này không những giúp mở rộng diện tích, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho người dân, mà còn mở ra hướng sản xuất bền vững cho huyện trong thời gian tới. Vì thế mà bà con nông dân có thể trả được nợ cho ngân hàng kịp thời và đúng hạn.

Ngành khác

Năm 2009 Ngân hàng thu được là 21.207 triệu đồng, năm 2010 là 31.484 triệu đồng tăng 48,46% so với năm 2009. Sang năm 2011 là 55.175 triệu đồng, tăng 23.691 triệu đồng tương ứng với 75,25% so với năm 2010. Nguyên nhân là do kinh tế phát triển ngày càng đa dạng nhu cầu vốn sản xuất của một số ngành tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của nhno & ptnt chi nhánh huyện thới bình (Trang 35 - 39)