Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Nhịp điệu phát triển dân số một số xã thuộc huyện lục nam tỉnh bắc giang và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 26 - 30)

2.3. Năm năm thực hiện công tác KHHGĐ huyện Lục Nam – tỉnh Bắc

2.3.3. Đánh giá kết quả

2.3.3.1. Những việc làm tốt trong thời gian qua.

Quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính quyền về công tác DS - KHHGĐ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã coi công tác DS - KHHGĐ là một trong những chương trình trọng tâm có tính chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội. Kể từ khi có Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá 7) và chiến lược DS - KHHGĐ của Thủ tướng chính phủ, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã có những Nghị quyết chuyên đề về công tác Dân

số – KHHGĐ; các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh đã tăng cường và tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác dân số ở địa phương, ngày càng có hiệu quả tốt hơn.

Nhận thức của nhân dân về công tác DS - KHHGĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đại đa số người dân nhất là thanh niên đã chấp nhận mô hình gia

đình có ít con để nuôi con khoẻ, dạy con ngoan. Đông đảo phụ nữ đã thấy

được đẻ đúng tuổi, đẻ thưa, đẻ ít con, thực hiện tốt KHHGĐ sẽ đảm bảo cho họ có sức khoẻ, có cơ hội nhiều hơn, tham gia các hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội, nâng cao vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Huyện Lục Nam với sự nỗ lực trong công tác DS - KHHGĐ đã thu hái

đựơc các thành tựu to lớn.

Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy dân số từ huyện

đến cơ sở xã, thị trấn. UBDSGĐ&TE huyện đã có 5 đồng chí, 3 biên chế nhà nước gồm 1 chủ nhiệm, 1 phó chủ nhiệm, 1 cán bộ nhân viên và 2 hợp đồng, tuyến xã có 27 cán bộ chuyên trách tương ứng với 27 xã, thị trấn. Số cộng tác viên toàn huyện có 423, số cộng tác viên được lồng ghép với y tế thôn bản là 250 người chiếm 60,5%.

Hàng tháng, hàng quý UBDSGĐ&TE huyện tăng cường đi cơ sở xã, thị trấn để kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động theo chương trình.

UBDSGĐ&TE tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn. Uỷ ban dân số huyện và các xã luôn chú trọng và gắn công tác dân số vào trong hoạt động của các ban ngành, đoàn thể: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân… để công tác Dân số đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cộng tác viên

được chú ý. Hàng năm UBDSGĐ&TE huyện mở các đợt tập huấn cho cộng tác viên dân số, cho các y tá thôn bản. Do đó ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và làm cho mỗi cộng tác viên đều thấy được vai trò,

trách nhiệm của mình trong công tác DS - KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cấp cơ sở.

UBDSGĐ&TE huyện đã kết hợp với phòng giáo dục - đào tạo Lục Nam bước đầu đưa giáo dục dân số, sinh sản, giới và giới tính trong nhà trường.

Kết quả là huyện đã hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số từ 1,07% (2002) xuống 1% (2005). Tỷ suất sinh thô cũng giảm 14,7‰ (2002) xuống 14,0‰

(2006).

2.3.3.2. Những mặt còn tồn tại.

Bên cạnh những mặt tốt đã đạt được, công tác DS - KHHGĐ ở Lục Nam còn có những hạn chế.

Từ 2002 -2006 tỷ lệ gia tăng tự nhiên có giảm nhưng giảm không vững chắc, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng tăng trở lại ở những địa phương khó khăn và đối tượng sinh con một bề đặc biệt một bề là con gái.

Những địa bàn trọng điểm của huyện còn nặng nề về tư tưởng trọng nam khinh nữ, sinh con trai để nối dõi tông đường. Cho nên công tác vận động gặp nhiều khó khăn.

Một số trưởng ban dân số xã, cán bộ chuyên trách chưa quan tâm sát sao tình hình dân số của địa phương mình nên chưa kịp thời đưa ra các phương

án tối ưu cho công tác dân số.

Một số xã cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền chủ quan cho rằng công tác dân số của xã mình đã thành công nên không cần quan tâm và đầu tư kinh phÝ n÷a.

Một số cán bộ chuyên trách nghiệp vụ và khả năng công tác quản lý

điều phối chưa cao, chưa thực sự làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền, chưa sáng tạo cho công tác tuyên truyền vận động. Cho nên các hình thức tuyên truyền chưa hấp dẫn và chưa thu hút đối tượng nhân dân tham gia.

Ngoài ra kinh phí đầu tư cho chương trình của trung ương, của tỉnh, của huyện còn ít, kinh phí của các xã đầu tư cho chương trình dân số chưa thoả

đáng. Chính sách cho các cộng tác viên dân số chưa phù hợp do đó chưa thực sự kích thích họ hăng say trong công việc.

Bên cạnh đó, việc xử lý đối tượng vi phạm chính sách DS - KHHGĐ

trong thời gian qua còn chưa nghiêm.

Một mặt tồn tại không thể không kể đến đó chính là công tác giáo dục dân số trong nhà trường. Giáo dục dân số là một bộ phận quan trọng trong công tác DS - KHHGĐ nhưng vấn đề này trong nhà trường chưa thực sự sát sao.

Một vấn đề lưu tâm nữa, đó là khi điều tra về việc giáo dục giới tính, giáo dục dân số – KHHGĐ, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên trong nhà trường thì 75% giáo viên được điều tra không đề cập đến vấn đề đó trong giảng dạy. Vì theo các thầy cô, thời gian nên lớp có hạn và do e ngại khi nhắc

đến các vấn đề nhạy cảm đó.

Trước thực trạng đó, UBDSGĐ&TE huyện cần phải phối hợp với ngành giáo dục để triển khai nhiều hơn nữa các chiến dịch. lễ ra quân tuyên truyền về công tác dân số – KHHGĐ, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên làm cho mỗi học sinh không những có nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách dân số của nhà nước thay đổi hành vi mà còn trở thành một tuyên truyền viên dân số tích cực tham gia vào công tác vận động tại khu dân cư nơi mình sinh sống.

Trong nhà trường, giáo dục dân số cần được lồng ghép vào các môn học giáo dục công dân, địa lý, sinh học, đồng thời lồng ghép vào các hoạt động khác ở trường phổ thông (văn hóa, nghệ thuật, hoạt động đoàn thanh niên và các hoạt động ngoại khoá khác).

Ví dụ trong môn Toán khi học về cấp số cộng, cấp số nhân, giáo viên có thÓ lÊy vÝ dô vÒ sù gia t¨ng d©n sè.

Trong môn Địa lý, khi học cách lập bản đồ, giáo viên cũng có thể lấy ví dụ về tỷ lệ tăng dân số của các lứa tuổi qua các thời kỳ, ví dụ về tốc độ gia

tăng lương thực, tăng xây dựng nhà cửa, bệnh viện, trường học, công ăn việc làm so sánh với tốc độ gia tăng dân số qua các thời kỳ.

Thiết nghĩ, các nhà giáo dục cần quan tâm, có trách nhiệm hơn nữa trong công tác DS - KHHGĐ để từ đó hình thành ở học sinh một thái độ tích cực trong việc bảo vệ những điều kiện tồn tại và phát triển của môi trường tự nhiên, của cuộc sống bản thân gia đình, của cộng đồng xã hội trong đó có việc thực hiện chính sách dân số. Xây dựng cho học sinh ý thức trách nhiệm, thái

độ hành vi ứng xử phù hợp về dân số để tích cực và thiết thực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, nghiêm túc thực hiện chiến lược dân số của

đất nước.

Để thực hiện công tác DS - KHHGĐ được tốt hơn trong năm 2006 và những năm tiếp theo, UBDSGĐ&TE huyện Lục Nam đã đề ra những phương hướng và giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Nhịp điệu phát triển dân số một số xã thuộc huyện lục nam tỉnh bắc giang và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)