Nhịp điệu phát triển DS - KHHGĐ ở huyện Lục Nam

Một phần của tài liệu Nhịp điệu phát triển dân số một số xã thuộc huyện lục nam tỉnh bắc giang và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 36 - 40)

Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tiễn, bằng phương pháp thống kê, xử lý số liệu tôi đã thấy được nhịp điệu phát triển dân số của huyện từ năm 2002 – 2006.

Bảng 4.1. So sánh kết quả 5 năm 2002 -2006 thực hiệncông tác DS - KHHGĐ của huyện Lục Nam.

N¨m

Chỉ số 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số dân (người) 198261 199838 201957 204008 207645 Tỷ suất sinh thô (‰) 14,7‰ 14,7‰ 14,3‰ 14,4‰ 14,0‰

Tỷ suất chết thô (‰) 4,0‰ 4,1‰ 4,1‰ 4,0‰ 4,2‰

Tỷ lệ sinh con thứ 3 (%) 7% 7% 8% 7% 5%

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,07% 1,06% 1,03% 1,01% 1,0%

Qua bảng số liệu chúng ta rút ra nhận xét:

Tổng số dân của huyện từ năm 2002 – 2006 tăng từ 198261 đến 207645 bình quân mỗi năm tăng 1876,8 người.

Số trẻ em được sinh ra hàng năm ngày càng giảm cụ thể là năm 2002 tỷ suất sinh là 14,7 ‰ nhưng đến năm 2006 tỷ suất sinh chỉ còn 14,0 ‰.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng giảm dần, trong 5 năm từ năm 2004 tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng lên 8% và năm 2006 giảm xuống 5%.

Để thấy rõ nhịp điệu tăng dân số của huyện ta có thể biểu thị bằng biểu

đồ sau:

Hình 4.1. Biểu đồ về tỉ lệ tăng tự nhiên từ năm 2002 – 2006 của huyện Lục Nam

Như vậy, tỷ suất sinh thô, tỷ lệ tăng tự nhiên đều có xu hướng giảm đều qua các năm. Điều đó chứng tỏ cán bộ, nhân dân đã hiểu rõ tinh thần của pháp lệnh dân số được uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 9/1/2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2003. Theo pháp lệnh dân số này, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con va khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập…của mình. Nghiêm cấm các hành vi cản trở hay cưỡng bức việc thực hiện KHHGĐ.Do đó năm 2006 số Đảng viên, cán bộ, người dân sinh con thứ 3 giảm nhiều so với các năm trước.

Mặt khác, do nhận thấy sự cần thiết của công tác tuyên truyền phổ biến pháp lệnh dân số nhằm giúp cán bộ, nhân dân hiểu rõ hơn tinh thần của pháp lệnh dân số, UBDSGĐ&TE huyện đã tham mưu cho huyện uỷ, uỷ ban nhân dân tổ chức mở hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp lệnh dân số đến tất cả

các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường phat thanh trên hệ thống thông tin công cộng, xây dựng kế

hoạch triển khai pháp lệnh dân số đến các thôn, xóm,cụm dân cư nhờ đó mà tỷ lệ tăng dân số năm 2006 giảm xuống còn 1%.

Do những cố gắng nỗ lực trong công tác DS-KHHGĐ, năm 2006 huyện Lục Nam đã hạ tỷ lệ gia tăng dân số còn 1% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng tự nhiên của Việt Nam.

Bảng 4.2. So sánh các cặp vợ chồng

áp dụng các biện pháp tránh tránh thai(2002-2006). Đơn vị (ca,%)

N¨m 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số cặp vợ chồng

trong độ tuổi sinh đẻ 37141 37918 38034 39035 39684 Dụng cụ tử cung 19042

(51%)

18897 (60,1%)

19088 (50,3%)

19033 (59,7%)

19271 (59,2%) Bao cao su 1668

(4,6%)

1757 (4,6%)

1856 (5,9%)

1959 (6,2%)

2080 (6,4%) Thuốc tránh thai 3660

(10%)

3922 (10,3%)

4199 (13,4%)

4239 (13,3%)

4117 (12,7%)

Đình sản 1459

(4,4%)

1474 (3,9%)

1482 (4,7%)

1414 (4,4%)

1349 (4,1%) Biện pháp khác 4714

(12%)

4967 (13%)

4767 (12,6%)

4943 (12%)

4879 (12%) Số cặp vợ chồng sử dụng

biện pháp tránh thai

30543 (82%)

31401 (82,6%)

31008 (82%)

31869 (81,6%)

32527 (82%) NhËn xÐt:

Trong các BPTT thì biện pháp đặt vòng chiếm tỷ lệ cao nhất do an toàn và thuận tiện. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng dụng cụ tử cung giảm từ 60,1%(2004) xuống 59,2%(2006). Tỷ lệ sử dụng dụng cụ tử cung giảm nguyên nhân do chị em mắc bệnh phụ khoa còn nhiều mà mắc bệnh phụ khoa thì không thể đặt vòng.

Tỷ lệ sử dụng bao cao su tăng từ 4,6%(2002) lên 6,4%(2006). Trung bình mỗi năm tăng 0,36%. Tỷ lệ sử dụng bao cao su tăng là do việc cung ứng bao cao su đồng đều qua các kênh y tế và dân số. Người dân không còn ngại khi đến các cơ sơ y tế mua hoặc đến lấy bao cao su do công tác viên cấp.

Tỷ lệ sử dụng thuốc tránh thai tăng lên từ 10%(2002) đến 13,3%(2005) và12,7%(2006). Biện pháp sử dụng thuốc tránh thai gia tăng do được cung cấp

đầy đủ qua kênh dân số và y tế, đặc biệt là qua các cộng tác viên dân số.

Tỷ lệ đình sản có xu hướng giảm.

Như vậy, ta thấy, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT giữ ở mức ổn

định, tỷ lệ này tăng lên ở năm 2004 là 82,6% nhưng năm 2005 tỷ lệ này lại giảm chỉ còn 81,6%.

Sử dụng các BPTT là một biện pháp tối ưu trong việc kế hoạch hoá gia

đình. Tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh của mình, mỗi cặp vợ chồng cần lựa chọn BPTT cho vợ hoặc chồng phù hợp để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Công tác DS-KHHGĐ cần phải chú trọng hơn nữa trong khâu tuyên truyền, phương pháp hình thức truyền thông, tư vấn các dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS đến từng đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, nhằm tạo những chuyển biến thu được kết quả ngày càng tốt hơn.

Qua nghiên cứu ta thấy, huyện Lục Nam có cơ cấu dân số trẻ (2005).

Tỷ lệ người ở độ tuổi dưới 15 chiếm 30,5% tổng số dân trong huyện.

Tỷ lệ người ở độ tuổi trên 60 chiếm 9,5% tổng số dân trong huyện.

Tỷ lệ người ở độ tuổi từ 15-60 chiếm60% tổng số dân trong huyện.

Ta có thể biểu thị cơ cấu dân số của huyện bằng biểu đồ sau:

Hình 4.2. Biểu đồ phân bố lứa tuổi huyện Lục Nam năm 2006

Cơ cấu dân số trẻ là thách thức lớn không chỉ trong công tác DS- KHHGĐ mà còn trong giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

4.2. Bước đầu tìm hiểu về phát triển DS-KHHGĐ xã Bình Sơn và xã

Một phần của tài liệu Nhịp điệu phát triển dân số một số xã thuộc huyện lục nam tỉnh bắc giang và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)