4.3. Hậu quả của việc gia tăng dân số và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội
4.3.2. Tác động của dân số đến phát triển kinh tế – xã hội
Do làm tốt công tác dân số, kết quả là dân số tăng giảm không đáng kể, tỉ lệ tăng tự nhiên của huyện thấp hơn so với cả nước. Đồng thời do sự lãnh
đạo sát sao, đúng đắn của UBND tỉnh, huyện trong các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội nên trong 5 năm qua tình hình kinh tế – xã hội của huyện có nhiÒu chuyÓn biÕn tÝch cùc.
4.3.2.1. Về phát triển kinh tế
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện cao và toàn diện, vượt hầu hết các mục tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tÝch cùc.
Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm là 7,9% (mục tiêu đề ra là 7,0%).
Trong đó:
Giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp tăng bình quân 7,7%
Giá trị ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng bình quân 20,25%/n¨m
Giá trị ngành thương mại – dịch vụ tăng bình quân 15,3%/năm Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, khu vực kinh tế quốc doanh được sắp xếp lại, từng bước vươn lên; kinh tế hợp tác và hợp tác xã được hình thành; kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của huyện. Kinh tế nông nghiệp – nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Bảng 4.9. So sánh cơ cấu kinh tế của huyện năm 2000 – 2005 N¨m
Cơ cấu kinh tế 2000 2005
Tỷ trọng ngành nông – lâm ngư nghiệp 74,86% 60%
Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng 12,74% 18%
Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ 12,4% 22%
Về sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ sản:
Sản xuất nông – lâm nghiệp và kinh tế nông thôn có sự chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và kinh tế rừng. Công tác khuyến nông, khuyến lâm được đẩy mạnh. Phong trào đưa tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và phục vụ đời sống được nhân dân tích cực hưởng ứng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Người nông dân đã chủ động trong sản xuất, tự chủ trong kế hoạch của gia đình, tích cực đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, chăn nuôi.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình sản xuất và cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện canh tác của
từng vùng, từng địa phương trên cơ sở ổn định và đảm bảo an ninh lương thực;
tăng diện tích và sản lượng cây màu, rau củ quả có giá trị kinh tế cao: khuyến khích nông dân vùng chiêm trũng tăng diện tích lúa tái giá và quy hoạch đầu tư phát triển thuỷ sản. Do đó đã hình thành các vùng chuyên canh có hiệu quả
kinh tế cao. Trong 5 năm, đã chuyển đổi 1618 ha ruộng một vụ không ăn chắc sang trồng cây ăn quả và nuôi thuỷ sản.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt hàng năm tăng 5,35%; lương thực bình quân năm 2005 ước đạt 400kg/người.
Diện tích cây thực phẩm tăng hàng năm là 4,2% chủ yếu là các loại cây có giá trị kinh tế cao như: hành, tỏi, cà chua, đậu đỗ…
Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày tăng bình quân hàng năm 1,25%, chủ yếu là cây lạc.
Cây ăn quả tăng cả về diện tích và sản lượng, tổng diện tích là 9672 ha, trong đó: Vải thiều 6840 ha, sản lượng ước đạt 40 – 45 nghìn tấn; na dai 1710 ha, sản lượng 2500 tấn; dứa 377ha, sản lượng 2000 tấn; hồng 245ha, sản lượng 500 – 700 tấn; nhãn 500ha, sản lượng 1500 tấn. Kinh tế trang trại phát triển cả
về số lượng và quy mô, đến nay toàn huyện có gần 400 trang trại với quy mô
từ 3 ha trở lên.
Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm và hộ gia đình nông dân có thu nhập 50 triệu đồng/năm đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Đến nay, toàn huyện có khoảng 1600ha và 330 hộ nông dân đạt mức thu nhập trên 50 triệu đồng trên năm.
Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất trong sản xuất. Đến nay đã dồn đổi được 990,9 ha.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng chung là ổn định đàn trâu; tăng nhanh đàn bò thương phẩm Laisin và lợn hướng lạc; chủ trương này đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Do đó, đàn bò tăng bình quân 9%/năm, hiện
có 727 con; đàn lợn tăng bình quân 9,9%/năm; đàn gia cầm tăng nhưng không ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi đất ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, nên diện tích này ngày càng được mở rộng. Trong những năm qua, đã có 128,142ha được chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Đến nay, huyện đã xây dựng và thông qua quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 theo hướng chuyển những ruộng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô vừa và nhỏ với tổng diện tích nuôi thả là 800 ha.
Phát huy thế mạnh của một huyện miền núi, huyện uỷ đã tập trung lãnh
đạo phát triển mạnh mẽ kinh tế rừng. Trong 5 năm đã trồng mới được 6350 ha, rừng khoang nuôi 8800 ha, bảo vệ 15900 ha, trồng cây phân tán được 5,7 triệu cây, đưa tỷ lệ độ che phủ rừng từ 38% năm 2000 lên 50% năm 2005. Công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều kết quả tốt, không còn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế khuyết điểm đó là tỷ trọng phát triển nông – lâm nghiệp còn cao. Chưa hình thành những vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn. Nông sản, hàng hoá
chưa có sức cạnh tranh. Công tác dồn đổi thửa tiến hành chậm. Chăn nuôi, thuỷ sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Phong trào xây dựng cánh
đồng 50 triệu đồng/ha/năm, hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm chưa phát triển rộng khắp.
Kinh tế hợp tác xã, hợp tác xã và doanh nghiệp dân doanh hoạt động còn nhiều khó khăn. Một số hợp tác xã đã được thành lập nhưng hoạt động chưa hiệu quả.
Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Qua 5 năm thực hiện, nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp được nâng lên. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
đầu tư phát triển. Nhờ đó đã đạt được những kết quả cụ thể như:
Có 4 dự án đã thực hiện với số vốn gần 20 tỷ đồng, gồm: xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và thức ăn gia súc tại khu Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương); nhà máy sản xuất giấy Mạnh Đạt, công suất 1000 tấn/ năm; Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang đầu tư xây dựng Bến xe khách tại thị trấn Đồi Ngô; Nhà máy gạch Tuy nen Cầu Sen, công suất 15 – 17 triệu viên/năm.
Ngoài ra, còn một số dự án đang trong giai đoạn khảo sát, lập dự án chuẩn bị đầu tư. Đến nay, toàn huyện đã có 39 doanh nghiệp (35 doanh nghiệp địa phương, 4 doanh nghiệp của Trung ương và tỉnh) đang hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế huyện;
Đồng thời hoàn thành quy hoạch cụm công nghiệp thị trần Đồi Ngô và 09
điểm công nghiệp Trung tâm cụm xã với quy mô là 392.
Tuy nhiên kinh tế của huyện tăng trưởng chưa vững chắc, còn nhiều yếu tố phụ thuộc. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu: chưa khai thác tốt nội lực và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đầu tư trên một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao; chưa có nhiều các đề án, các chương trình chỉ đạo phát triển kinh tế. Việc sơ kết, tổng kết các chương trình kinh tế – xã
hội còn hạn chế.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé.
Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển chưa mạnh. Hoạt
động thương mại dịch vụ phát triển chưa đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Chưa khai thác được tiềm năng phát triển du lịch.
Công tác đầu tư, xây dựng cơ bản:
Trong 5 năm qua, công tác đầu tư xây dựng cơ bản đã được các cấp uỷ
Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo nên đã đạt được những kết quả tốt. Nhiều công trình được đâu tư xây dựng làm cho bộ mặt từ huyện đến các xã, thị trấn, các cơ quan có sự thay đổi.
Tranh thủ sự đầu tư của cấp trên, tích cực huy động mọi nguồn vốn của
địa phương và nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế. Tổng vốn đầu tư xây dựng phát triển trên địa bàn 5 năm khoảng 550 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đầu tư khoảng 110 tỷ đồng. Trong đó: Trung
ương và tỉnh đầu tư nâng cấp quốc lộ 31, 37, tỉnh lộ 293, 295 và xây dựng mới cầu qua sông Lục Nam.
Bằng nguồn ngân sách huyện, xã và huy động sự đóng góp của nhân dân, đã đầu tư nâng cầp các tuyến đường trục huyện, xây dựng mới 17 cây cầu bê tông cốt thép với tổng chiều dài 237,4km. Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn đã cứng hoá được hơn 80km.
Về thuỷ lợi, đã xây dựng mới được 8 trạm bơm; tu sửa 16 hồ đập, xây mới 350 cống các loại với chiều dài 1700m, kiên cố hóa 65km kênh nội đồng.
Xây mới khu hồ Vĩnh Linh, tu bổ nâng cấp đê Thống Nhất, đê Chợ Xa và hoàn thành kế hoạch đắp đê hàng năm. Đến nay, diện tích tưới tiêu chủ động
đạt 60 -70%. Một số lĩnh vực khác như: cấp nước sinh hoạt, điện, đường, trường, trạm và trụ sở các cơ quan, đoàn thể huyện và trụ sở làm việc của một số xã, thị trấn được xây dựng mới khang trang.
Văn hoá - thông tin – thể dục thể thao có bước phát triển:
Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp với các hình thức sinh hoạt phong phú, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng làng văn hóa, nếp sống văn hóa, văn minh thu được kết quả
cao. Các thôn, bản, xã đều xây dựng được thiết chế văn hoá; đến nay 27/27 xã
đều có “làng văn hóa”, với 148 làng được công nhận làng văn hóa; trong đó có 23 thôn, bản, khu phố được công nhận “làng văn hóa cấp tỉnh”, 100 cơ quan,
đơn vị; trường học được công nhận là cơ quan văn hoá, 133 khu dân cư tiến tiến và 32046 gia đình văn hóa, 2016 gia đình thể thao. Toàn huyện có 189/306 thôn, bản có nhà văn hóa.
Hệ thống Bưu chính viễn thông không ngừng phát triển. Hiện tại đã có 5 Bưu điện khu vực và 24 điểm Bưu điện văn hóa xã phục vụ cho trên 20 vạn dân thuộc địa bàn 27 xã, thị trấn. Mạng lưới điện thoại nông thôn ngày càng phát triển, toàn huyện đã có 5650 máy điện thoại, bình quân đạt 2,75 máy/100 dân. Hiện nay, 100% số xã có mạng viễn thông, 70% thôn, bản có máy điện thoại góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế và nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng tại địa phương.
Trạm phát lại truyền hình Đồng Đỉnh (xã Bình Sơn), Nghĩa Phương và mạng lưới truyền thanh cơ sở được xây dựng, mở rộng ở 27/27 xã đã và đang phát huy tác dụng tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của
Đảng, nhà nước và sự điều hành của chính quyền đến nhân dân.
Tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong việc quản lý nhà nước về các hoạt
động văn hoá. Công tác theo dõi, đánh giá, phân loại làng văn hoá, gia đình văn hoá còn thiếu chặt chẽ, thiếu kết hợp với công tác DS – KHHGĐ.
4.3.2.2. Về phát triển văn hoá - xã hội
Về giáo dục - đào tạo: Có bước phát triển, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.
Hệ thống trường lớp phát triển đa dạng cả về quy mô và loại hình. Toàn huyện có 97 trường gồm đủ các cấp học. Tất cả các xã, thị trấn đều có trường mầm non; có 1 – 2 trường tiểu học và trung học cơ sở; cơ sở vật chất trường, lớp được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ phòng học kiên cố cuối năm 2000 là 29%,
đến hết 2005 là 55%.
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Huyện được công nhận
đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2003; Đã có 12 trường được công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia, đang tập trung phấn đấu đến hết năm 2007 có 25 trường đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có 2876 người, đã
cơ bản đáp ứng về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao.
Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm, chỉ đạo. Đến nay, 27/27 xã, thị trấn đã thành lập trung tâm học tập cộng đồng, đàp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Hoạt động của hệ thống khuyến học từ huyện đến các thôn, bản, gia đình, dòng họ đã thực sự trở thành nguồn cổ vũ, động viên các cháu học sinh thi đua học tập. Hàng năm, có từ 250 – 300 học sinh thi đỗ đại học và cao đẳng. Năm 2006 xã Bình Sơn có 25 – 30 học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng và trung cấp.
Vì Dân số tăng nhanh nên số trường, lớp còn ít, số học sinh trong mỗi lớp rất đông: từ 50-55 em trong khi cơ cấu một lớp học chuẩn chỉ từ 25-30 em/lớp. Giáo viên phải đứng lớp nhiều gây mệt mỏi và dễ tiêu cực chuyện dạy thêm học thêm, chuyện mua bằng, bán điểm là khó tránh khỏi.
Về công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Mang lưới y tế được củng cố từ huyện đến cơ sở.Toàn huyện hiện có 01 trung tâm y tế, 03 phòng khám khu vực và 27 trạm y tế xã, thị trấn; hiện có 65% trạm y tế có bác sỹ phục vụ; có 6 xã được công nhận là xã đạt chuẩn về y tế (TT Đồi Ngô, Chu Điện, Nghĩa Phương, Lục Sơn, Bảo Đài, Đông Phú). Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường; chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên, đáp ứng cơ bản nhu cầu chữa bệnh của nhân dân.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng tốt hơn, y tế dự phòng luôn được quan tâm chú trọng, tỉ lệ tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90% tổng số trẻ trong độ tuổi.
Công tác DS – KHHGĐ được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo và đã trở thành ý thức tự giác của cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên đã giảm từ 1,25% năm 2000 xuống còn 1,02% năm 2005.
Tuy nhiên do dân số đông nên vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại một số cơ sở y tế đôi khi bị quá tải. Số giường bệnh không đủ đáp ứng cho bệnh nhân. Các bệnh xá của xã còn thiếu nhiều bác sỹ số bệnh viện hiện có
không đáp ứng đủ nhu cầu của bệnh nhân. Điều này còn được thể hiện rõ nét tại Trung tâm y tế lớn cấp quốc gia như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện K…Bên cạnh đó hoạt động của một số cơ sở y tế còn yếu, thiếu cán bộ chuyên môn giỏi, trang thiết bị nghèo nàn chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Về thực hiện các chính sách xã hội và giải quyết việc làm:
Vấn đề giải quyết việc làm được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm như: Lập dự án cho vay vốn để giải quyết việc làm, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào huyện; phát triển mạnh việc xuất khẩu lao động, đã có hàng ngàn lao động đi hợp tác lao động ở nước ngoài và ở khắp các khu công nghiệp trong nước, đây là nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định, một bộ phận được cải thiện, số hộ nghèo ngày một giảm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 28,9% (năm 2000) xuống còn 10% (năm 2005). Chương trình xoá đói giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, nhân dân tích cực hưởng ứng.
Các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước được các cấp, các ngành và toàn dân chăm lo với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, làm tốt phong trào nuôi dưỡng thương binh nặng và phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đã cơ bản giải quyết xong những tồn tại về thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ trong chiến tranh. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ người nghèo cải thiện về nhà ở đạt kết quả tốt; trong những năm qua, đã
hỗ trợ cho gần 700 hộ nghèo cải thiện nhà ở, toàn huyện có 20/27 xã, thị trấn xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo. Đến hết năm 2005, phấn đấu 100% số hộ nghèo được xoá nhà tạm.
Thực hiện tốt chính sách dân tộc và miền núi theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VII. Thực hiện có hiệu quả chính sách đối với 7 xã đặc biệt khó khăn và các xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; đã chỉ đạo việc phối hợp tổ chức thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lồng ghép với các chương