4.3. Hậu quả của việc gia tăng dân số và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội
4.3.3. Tác động của dân số đến chất lượng cuộc sống của nhân dân xã Bình Sơn, xã Trường Sơn và nhân dân trong huyện
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả của ban chấp hành Đảng bộ huyện, chính quyền cơ sở xã và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, trong 5 năm qua chất lượng cuộc sống của nhân dân đã đi vào ổn định và nâng cao hơn thể hiện ở đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 7.550.000 đồng/người/năm cao hơn nhiều so với năm 2001 (4.320.000). Xã Bình Sơn và xã Trường Sơn là 3.750.000 đồng/người/năm. Số hộ nghèo giảm từ 28,98% (2001) xuống còn 10% (2005).
Việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em
được quan tâm hơn. Kết quả là số trẻ em suy dinh dưỡng ngày một giảm, tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao.
Các xã, các thôn đã tăng cường mở các khu vui chơi, giải trí, mở các
điểm văn hoá, thư viện… hệ thống đài sóng ngắn FM ở mỗi xã, hệ thống loa
phóng thanh cùng với ti vi, đài…đã cung cấp mọi thông tin nâng cao dân trí cho nhân dân các xã trong huyện.
Kết luận và đề nghị
Qua kết quả nghiên cứu “nhịp điệu phát triển dân số một số xã thuộc huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội”, tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Việc thực hiện công tác DS – KHHGĐ của huyện trong thời gian qua
đã thu được kết quả tốt, đó là tỉ lệ tăng dân số đã giảm (cụ thể từ 1,07% năm 2002 xuống còn 1% năm 2006).
2. Phong tục, tập quán “trọng nam khinh nữ”, sinh con trai để nối dõi tông đường còn nặng nề trong nhân dân, tạo thành hệ tư tưởng khó lay chuyÓn.
3. Công tác giáo dục dân số trong nhà trường còn hạn chế. Chưa có sự phối hợp tích cực giữa UBDSGĐ&TE huyện, xã với các trường học.
4. Công tác truyền thông đã được UBDSGĐ&TE huyện, xã chú trọng.
Tuy nhiên, nội dung chưa phong phú, cách thức chưa sáng tạo chưa thực sự hÊp dÉn.
5. Tỉ lệ số cặp vợ chồng sử dụng BPTT cũng tăng nhưng tăng chậm cụ thể ở xã Bình Sơn năm 2002 (70%) năm 2006 (79,3%), xã Trường Sơn năm 2002 (76%) năm 2006 là (86,9%).
6. Do tỉ lệ gia tăng dân số giảm và những chính sách phát triển kinh tế – xã hội của xã, huyện mà trong thời gian qua kinh tế – xã hội của xã, huyện đã
có những chuyển biến tích cực, chất lượng đời sống nhân dân được nâng cao.
Từ những kết luận trên, tôi đưa ra một số đề nghị sau:
1. Cần phải tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, chính quyền thường xuyên liên tục không để cho chương trình DS – KHHGĐ
bị gián đoạn.
2. Nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể, hội người cao tuổi, dòng họ trong việc tuyên truyền giáo dục nhân dân, con cháu thực hiện chính sách DS – KHHG§.
3. Các cơ quan đơn vị có chính sách khen thưởng, xử phạt nghiêm khắc
đối với cán bộ, công chức, đảng viên vi phạm chính sách DS – KHHGĐ.
Trong cộng đồng dân cư, công tác DS – KHHGĐ phải được xem là một tiêu chuẩn để xét danh hiệu gia đình văn hoá, làng xã văn hoá. Mỗi gia đình phải trở thành một gia đình UBDSGĐ&TE trên quy mô nhỏ.
4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, sáng tạo để cuốn hút đối tượng.
5. Địa phương cần tăng cường kinh phí cho các hoạt động DS – KHHGĐ. Nên tăng mức thù lao cho các cán bộ DS ở cơ sở.
6. Đào tạo đội ngũ cán bộ DS ở cơ sở có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng điều phối, quản lí các chương trình dân số ở địa phương.
Đồng thời tăng tập huấn cho các cộng tác viên.
7. Trong các trường học nên lồng ghép Giáo dục dân số trong các tiết học liên quan và tổ chức các tiết học ngoại khoá về vấn đề DS – SKSS vị thành niên…