4.2. Bước đầu tìm hiểu về phát triển DS-KHHGĐ xã Bình Sơn và xã
4.2.3. Sự phát triển DS-KHHGĐ xã Trường Sơn
Trường Sơn là một trong 27 xã của huyện Lục Nam, tổng diện tích đất tự nhiên là 11,7km2, tính đến hết tháng9 năm 2006 tổng dân số của xã là 6208 người.
Ngành nghề chủ yếu của xã là nông nghiệp thu hút 70% lao động mùa vụ, lao động kinh tế trang trại. Số còn lại lao động trong các ngành nghề khác ví dụ mộc dân dụng, phụ hồ, buôn bán hoa quả, lao động trong các khu công nghiệp (khu công nghiệp Đình Trám…), ngoài ra là cán bộ công tác trong các cơ quan khác của xã, huyện, tỉnh…
Qua điều tra nghiên cứu tình hình phát triển dân số kế hoạch hoá gia
đình của xã trong 6 tháng gần đây (từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 3 – 2007) và xử lí số liệu, tôi thu được kết quả thống kê trong bảng sau:
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công tác DS – KHGĐ của xã Trường Sơn từ tháng 10/2006 – tháng 3/2007
Tổng dân số đến hết tháng 3 năm 2007 6248 người
Số hộ gia đình 1350 hộ
Số trẻ được sinh ra 100 cháu
Số người sinh con thứ 3 trở nên 14 người Số người chết trong 6 tháng 15 người
Số người di cư 94 người
Số người nhập cư 122 người
Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15 – 49 2320 người Trong đó phụ nữ có chồng 1556 người
Nhìn vào bảng trên ta thấy nếu tốc độ gia tăng dân số cứ tiếp tục diễn biến như trên thì ước tính tỉ suất sinh thô mỗi năm là 16 ‰, còn tỉ lệ gia tăng tự nhiên hàng năm khoảng 1,12%. Như vậy tỉ suất sinh thô, tỉ lệ tăng tự nhiên của xã Trường Sơn khá cao, ngoài ra số bà mẹ sinh con thứ 3 của xã vẫn cao chiếm 14% so với tổng số bà mẹ sinh con.
Nguyên nhân thực trạng trên là do:
Thứ nhất: Do xã Trường Sơn là một xã đông dân, số phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ lớn, cho nên tỉ lệ sinh cao và nguy cơ sẽ vẫn cao trong một số năm trước khi ổn định.
Thứ hai: Do người dân trong xã còn ảnh hưởng nặng nề phong tục tập quán “trọng nam khinh nữ, sinh con trai để nối dỗi tông đường”, “lắm con nhiều của”, số người sinh con thứ 3 chủ yếu là các gia đình sinh con một bề,
đặc biệt một bề là con gái. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sinh con thứ 3 trở lên cũng gặp ở một số đối tượng đã có cả con trai và con gái. Những gia
đình này có thể là những gia đình giàu có hoặc những gia đình có tư tưởng sợ sệt nguy cơ tai nạn giao thông, ốm đau, bệnh tật xảy ra với con cái họ.
Thứ ba: Do công tác DS – KHHGĐ của xã trong thời gian qua chưa
được đẩy mạnh. Các hoạt động truyền thông tuyên truyền chưa được đa dạng về hình thức, chưa phong phú về nội dung. Chế độ cho cộng tác viên dân số chưa thoả đáng nên chưa khuyến khích họ tích cực trong công tác.
Để đánh giá công tác dịch vụ kế hoạch hoá gia đình của xã Trường Sơn trong 6 tháng gần đây, tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau:
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện công tác dịch vụ KHHGĐ xã Trường Sơn từ tháng 10/2006 – tháng 3/2007
Tổng số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ 2320 cặp
Dụng cụ tử cung 1251 ca
Bao cao su 136 ca
Viên uống tránh thai 263 ca
Đình sản 83 ca
Thuốc tiêm 1 ca
Biện pháp khác 282 ca
Tổng số cặp sử dụng biện pháp tránh thai 2017 cặp
Nhận xét: Số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai là 2017, chiếm 86,9% so với tổng các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ của xã. So với các năm trước tỉ lệ này tăng lên (năm 2002 là 76%). Trong đó số cặp sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 1735, chiếm 86% tổng số cặp sử dụng biện pháp tránh thai.
Cũng như tình hình cơ cấu dân số của huyện, dân số xã Trường Sơn thuộc loại dân số trẻ, tiềm năng sinh đẻ lớn. Qua điều tra trên địa bàn, tôi đã
thu được cơ cấu lứa tuổi của xã Trường Sơn như sau:
Tỉ lệ người ở độ tuổi dưới 15 là 31,2% tổng số dân của xã.
Tỉ lệ người ở độ tuổi trên 60 là 10% tổng số dân của xã.
Tỉ lệ người ở độ tuổi 15 – 60 là 58,8% tổng số dân của xã.
Với một lực lượng trẻ tiềm tàng như vậy thì số dân vẫn tiếp tục tăng.
trong một thời gian nữa trước khi đạt đến mức ổn định. Do đó công tác dân số cần được đẩy mạnh hơn.