CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ BÌNH
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH
3.1.3 Kinh tế- xã hội
Thị xã Bình Minh tiếp giáp với thành phố Cần Thơ_ trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục , khoa học kỹ thuật lớn nhất ĐBSCL. Trên địa bàn thị xã còn có các tuyến đường bộ đường thủy cấp quốc gia đi qua. Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 54; tuyến cao tốc Trung Lương- Cần Thơ sẽ được xây dựng trong tương lai. Đường thủy có sông Hậu chảy qua địa bàn. Với vị trí đó nên Bình Minh được xác định sẽ trở thành đô thị vệ tinh theo Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1581/QĐ_TTg ngày 9 tháng 10 năm 2009. Như vậy thị xã Bình Minh có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, hiện tại và trong tương lai với những động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Từ khi thành lập thị xã Bình Minh, nền kinh tế Bình Minh giai đoạn 2012-2013 tiếp tục tăng trưởng, lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch đều có bước tăng trưởng.
Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014 của Phòng Kinh tế thị xã Bình Minh thì kinh tế thị xã phát triển ổn định, có những chỉ tiêu tăng trưởng hơn so với 2013. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 295.184 triệu đồng, tăng 19,42% so cùng kỳ, đạt 51,16% kế hoạch (Nghị quyết năm 2014 tăng 17%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng: 1.831.438 triệu đồng, tăng 17,49% so cùng kỳ năm 2013, đạt 51,19% kế hoạch (Nghị quyết năm 2014 tăng 16%).
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản: 612.261 triệu đồng, tăng 2,19% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 39,80% kế hoạch (Nghị quyết năm 2014 tăng 1%).
- Hạ tầng
Hiện tại Bình Minh đã đưa vào phục vụ các công trình công cộng phụ vục nhân dân như: trung tâm hành chính thị xã Bình Minh, Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Minh, Trung tâm y tế thị xã Bình Minh, cầu Cái Vồn nhỏ, khu dân cư vượt lũ khóm 2-3 phường Cái Vồn, và các công trình xã xây dựng nông thôn mới Đông Thạnh, trụ sở UBND các xã Mỹ Hòa, Thuận An, khu công nghiệp Bình Minh. Các công trình đang kêu gọi đầu tư như: trường tiểu học Cái Vồn A, trường mầm non Hoa Hồng, bờ kè chống sạt lở sông Tắc Từ Tải giai đoạn 2, đường Phan Văn Năm giai đoạn 2.
- Điện năng
Sáu tháng đầu năm 2014 ngành điện đã lắp đặt mới 178 điện kế chính, nâng tổng số hộ sử dụng điện 23.482/23.569 hộ, đạt 99,63% (điện kế chính 22.673 hộ, chiếm 96,2%; câu đuôi 809 hộ, chiếm 3,4%).
- Thủy lợi
Vốn thủy lợi phí cấp bù năm 2014: 1.280 triệu, thực hiện kiên cố hóa đập Mười Sơn ,xã Đông Thành dài 15m, kinh phí 957 triệu đồng, tiến độ thực hiện đạt 65% khối lượng, dự kiến đầu tháng 8/2014 hoàn thành đưa vào sử dụng. Vốn sự nghiệp năm 2014: 500 triệu, thực hiện 17 công trình, thực hiện hoàn thành và giải ngân 17/17 công trình.
- Nước sạch
Sáu tháng đầu năm 2014 đã lắp đặt 656 đồng hồ, nâng tổng số hộ sử dụng nước từ các nhà máy nước tập trung 14.898/23.569 hộ, chiếm 63,21%
tổng số hộ (tăng 2% so cùng kỳ). trong đó, khu vực thành thị 7.533/8.619 hộ,
đạt 87,4% (nghị quyết 85%), khu vực nông thôn 7.365/14.950 hộ, đạt 49,26%
(nghị quyết 50%).
- Khoa học, công nghệ:
Năm 2013 thực hiện dự án “Ứng dụng mô hình tưới phun trên cải xà lách xoong” (Nasturium officnale R) tại xã Thuận An, qui mô 22.000m2, với 22 hộ, kinh phí hỗ trợ 164.666.000 đồng. Năm 2014, tiếp tục triển khai dự án tưới phun trên cải xà lách xoong diện tích 01ha xã Thuận An, đồng thời xây dựng 14/24 hầm biogas, đạt 58,33% kế hoạch.
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thị xã Bình Minh có thể kể đến như lúa, cây ăn trái, rau màu. Định hướng trong tương lai thị xã sẽ giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có quy mô lớn, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
Bảng 3.2 Gía trị sản xuất nông nghiệp thị xã Bình Minh gai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
ĐVT: triệu đồng.
Năm GTSX nông nghiệp GTSX công nghiệp
2011 1.289.576 509.322
2012 1.344.295 423.189
2013 1.437.259 492.872
6 tháng đầu năm 2014 569.800 295.184
Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh 2013
Từ bảng 3.2 cho thấy: GTSX nông nghiệp tăng qua các năm từ 2011 đến 2013, từ 1.289.576 (triệu đồng) năm 2011 lên 1.437.259 (triệu đồng) năm 2013. Nhìn chung GTSX nông nghiệp luôn cao hơn GTSX công nghiệp qua các năm 2011-2013.Cho thấy nông nghiệp vẫn là thế mạnh kinh tế của thị xã.
Mặc dù diện tích đất năm nghiệp qua các năm có xu hướng giảm nhưng cho thấy rằng nông dân Bình Minh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã nâng cao giá trị hàng hóa làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm.
3.2.1 Trồng trọt 3.2.1.1 Cây lúa
Cây lúa là cây trồng chủ lực của tỉnh Vĩnh Long nói chung và thị xã Bình Minh nói riêng.
Bảng 3.3 Diện tích- năng suất- sản lượng lúa của thị xã Bình Minh giai đoạn 2011-2013
Năm Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
2011 10.396,3 5,62 58.426,3
2012 9.664,7 5,73 55.413,5
2013 10.017,8 5,76 57.754,0
Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh 2013
Từ số liệu bảng 3.2 ta thấy diện tích lúa năm 2011 là 10.396,3 ha; năm 2012 giảm còn 9.664,7 ha, giảm 731.6 ha so với 2011; năm 2013 diện tích lúa có tăng trở lại nhưng còn thấp hơn 2011 với diện tích là 10.017,8 ha, tăng 353.1 ha so với 2012, thấp hơn 2010 là 378.5 ha. Qua các số liệu trên cho thấy diện tích trồng lúa qua các năm có sự biến động. Nguyên nhân biến động giảm giai đoạn 2011-2012 là do việc đưa màu xuống ruộng thay thế đất lúa kém hiệu quả ( khoai lang, bắp, đậu xanh..), hoặc xen canh kết hợp 2 vụ lúa 1 vụ màu.
Năng suất lúa qua các năm từ 2011-2013 đều tăng nhẹ. Năm 2011 năng suất lúa là 5,62 (tấn/ha); năm 2012 năng suất là 5,73 (tấn/ha), tăng 0,11 (tấn/ha) so với 2010; năm 2013 năng suất là 5,76 (tấn/ha), tăng 0,03 (tấn/ha) so với 2012. Năng suất qua các năm đều tăng mặc dù năm 2012 diện tích gieo trồng lúa có giảm hơn so với 2011 là do nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, kinh nghiệm sản xuất tăng thêm, ứng phó được dịch bệnh góp phần nâng cao năng suất lúa.
Sản lượng lúa qua các năm có sự biến động. Năm 2012 sản lượng lúa là 55.413,5 tấn, giảm 3.012,8 tấn so với 2011 tuy năng suất lúa có tăng 0,11 tấn/ha. Nguyên nhân do diện tích trồng lúa năm 2012 bị thu hẹp lại so với 2011. Năm 2013 sản lượng lúa có tăng trở lại đạt 57.754 tấn, tăng 2340,5 tấn so với 2012, sản lượng có tăng trở lại là do diện tích trồng lúa năm 2013 tăng 353.1 ha so với 2012.
Trong 6 tháng đầu năm 2014 xuống giống 02 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, với tổng diện tích 6.418,9ha, đạt 66,86% kế hoạch, so cùng kỳ giảm 356,9ha hay giảm 5,56%, sản lượng 41.565,1tấn, đạt 76,12% kế hoạch, so
cùng kỳ giảm 886 tấn hay 2,13%. Nguyên nhân giảm do chuyển sang trồng màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2014.
3.2.1.2 Cây màu
Diện tích và sản lượng màu của thị xã Bình Minh qua các năm 2011- 2013 chuyển dịch theo hướng tăng.
Bảng 3.4 Diện tích sản lượng cây màu của thị xã Bình Minh giai đoạn 2011-2013
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
2011 4.310,3 86.472,6
2012 5.050,7 108.476,4
2013 5.576,5 119.902,5
Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh 2013
Qua số liệu ở bảng 3.4 cho thấy diện tích cây màu năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2011 diện tích đạt 4.310,3 ha sang năm 2012 diện tích đạt 5.050,7 ha, tăng 740,4 ha so với năm 2011. Năm 2013 diện tích tiếp tục tăng lên đạt 5.576,5 ha, tăng 525.8 ha so với 2012. Nguyên nhân do thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp đưa cây màu xuống ruộng. Diện tích nhiều loại rau màu chủ lực tăng khá như: rau xà lách xoong, diếp cá, khoai lang, rau cải các loại... do có hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.
Sản lượng màu 2011 đạt 86.472,6 tấn. Năm 2012 sản lượng đạt 108.476,4 tấn tăng 22.003.8 tấn so với năm 2011. Năm 2013 đạt 119.902,5 tấn tăng 11426.1 tấn so với 2012. Sản lượng màu qua các năm đều tăng do diện tích trồng màu năm sau luôn cao hơn năm trước.
Sáu tháng đầu năm 2014, diện tích màu là 2.394,2 ha, tăng 158 ha so cùng kỳ; trong đó diện tích màu xuống ruộng là 783 ha, chiếm 32,70% diện tích và tăng 163 ha so với cùng kỳ. Sản lượng màu 50.697,1 tấn, tăng 3.032,2 tấn so cùng kỳ.
3.2.1.3 Cây ăn trái
Diện tích cây ăn trái của thị xã Bình Minh năm 2013 là 3198,4 ha giảm 52,1 ha so với 2012 là 3.205.5 ha. Bưởi là cây ăn trái chủ lực và đặc sản của thị xã Bình Minh vì vậy diện tích Bưởi chiếm đến 1950,2 ha (năm 2013) và được trồng nhiều ở vùng chuyên canh nổi tiếng đó là xã Mỹ Hòa. Một số diện
khắc phục bệnh chổi rồng trên cây nhãn, hiện nay vận động và hướng dẫn nông dân thực hiện theo quy trình “Sổ tay hướng dẫn phòng trừ nhện lông nhung truyền bệnh chổi rồng hại nhãn” do Cục BVTV và Bộ Nông nghiệp &
PTNT in ấn và phát hành. Hiện nay, Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh xây dựng dự án “Chuyển đổi giống nhãn và cây trồng khác, thay thế nhãn tiêu da bò bị bệnh chổi rồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2015” và sẽ triển khai thực hiện chuyển đổi.