GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH TRỒNG XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ BÌNH MINH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng rau xà lách xoong tại xã thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ BÌNH

3.3 GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH TRỒNG XÀ LÁCH XOONG Ở THỊ XÃ BÌNH MINH

3.3.1 Giới thiệu xà lách xoong

Cải xà lách xoong có tên khoa học là nasturtium mocrophyllum L, thuộc họ Thập tự (Brassicaceace). Cải xà lách xoong có nguồn gốc từ châu Âu, ngày nay được trồng nhiều ở các nước châu Á như Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam.

Thân cải non mềm, xốp dài 20 – 60 cm, mỗi lóng thân dài 1 – 5 cm phụ

lá răng cưa. Cải xà lách xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt chân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng thì mọc thành cây độc lập.

Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 20oC , độ PH của đất thích hợp nhất là từ 6 đến 7, không sống được ở đất nhiễm phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng. Cây ưa độ ẩm cao, cần tưới nước thường xuyên.

3.3.2 Quy trình trồng chăm sóc xà lách xoong.

Giống: các giống hiện đang canh tác là giống ở địa phương, qua chọn lọc cho thấy giống thích nghi với điều kiện canh tác đại phương, chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt độ cao, năng suất ổn định, chất lượng ngon.

Thời vụ: trồng quanh năm, mùa thuận từ tháng 10 đến thang 3 năm sau, mùa nghịch từ thang 4 đến tháng 9.

3.3.2.1 Làm đất

Làm đất: Đối với trồng mới chọn đất hữu cơ giàu mùn, không phèn. Lên líêp rộng 2m, lối đi giữa líêp rộng 25-25 cm, cao hơn mặt liếp 15-20 cm, xung quanh liếp có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 cm, giúp thoát nước tốt khi trời mưa. Đối với cải gốc: sau thu hoạch cần vệ sinh ruộng, làm cỏ, vét mương tưới, rải thêm đất mới lên luống nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

3.3.2.2 Xuống giống

Trồng: đối với lứa đầu tiên trước khi trồng phải cho nước ngập ruộng, làm đất tơi lên bùn, sau đó cấy cải giống hoặc rải đều lên liếp, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước.

3.3.2.3 Tưới nước, che mát

Tưới: mùa nắng trung bình 1 giờ tưới 1 lần. Che mát: cần làm giàn che mát cho xà lách xoong.

3.3.2.4 Bón phân, làm cỏ

Bón phân: đối với trồng mới có thể sử dụng thêm vôi bột, lân, phân chuồng oai để hạ phèn ngoài các loại phân NPK 16-16-8, u rê,….Đối với cải gốc sử dụng NPK 16-16-8, phân lân vi sinh, phân tôm,…Làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh: tùy theo từng loại sâu bệnh mà chọn lựa các loại thuốc BVTV phù hợp.

3.3.2.5 Thu hoạch

Thu hoạch: trung bình thì 60 ngày thu hoạch 1 lần vì vậy trong năm có thể thu hoạch từ 6-8 lứa.

3.3.3 Tình hình trồng xà lách xoong ở thị xã Bình Minh

Diện tích gieo trồng và sản lượng xà lách xong tại thị xã Bình Minh có những biến động trong giai đọan 2011-2013.

Bảng 3.6 Diện tích gieo trồng và sản lượng xà lách xoong gai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 594,90 446,15 940,50 Sản lượng (tấn) 16.422 13.923 20.194,40 Năng suất (tấn/ha) 27,60 31,20 21,47

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Bình Minh 2013

Diện tích xà lách xoong năm 2012 là 446,15 ha giảm 148,75 ha nguyên nhân do đợt triều cường cuối năm 2011 gây ngập úng nặng cho diện tích trồng xà lách xoong của thị xã Bình Minh cùng với nông dân chuyển đổi trồng khoai lang tím nhật theo phong trào vì vậy làm diện tích xà lách xoong 2012 bị sụt giảm so với 2011. Năm 2013 thì diện tích xà lách xoong không chỉ phục hồi mà còn tăng cao hơn so với 2011, tăng 390,6 ha so với 2011 lên 940,5 ha. Do nông dân đã khắc phục được thiệt hại cuối năm 2011 và sản xuất có hiệu quả, thu nhập ổn định.

Sản lượng: năm 2012 sản lượng là 13.929 tấn giảm 2.499 tấn so với 2011, nguyên nhân do diện tích bị giảm. Đến 2013 thì sản lượng tăng lên 20.194,4 tấn tăng 3772,4 tấn so với 2011.

Năng suất xà lách xoong năm 2011 là 27,60 tấn/ha đến năm 2012 thì tăng lên 31,20 tấn/ha, tăng 3,6 tấn/ha so với 2011. Năm 2013 năng suất bị suy giảm còn 21,47 tấn/ha, giảm 6,13 tấn/ha so với năm 2011.

Như phân tích ở phần 3.2.1.2 thì tổng diện tích trồng màu thị xã Bình Minh 2011 là 4.310,3 ha trong đó diện tích trồng xà lách xoong là 594,90 ha chiếm 12,75 % tổng diện tích trồng màu của thị xã. Năm 2012 diện tích trồng xà lách xoong là 446,15 ha chiếm 8,83 % tổng diện tích trồng màu đến năm 2013 thì diện tích trồng xà lách xoong là 940,50 ha chiếm 16,86 % tổng diện tích trồng màu. Sản lượng xà lách xoong chiếm 18,99 % tổng sản lượng màu toàn thị xã 2011, 12,83% năm 2012 và chiếm 16,83 % năm 2013. Lý do sản lượng xà lách xoong chiếm thấp trong cơ cấu tổng sản lượng rau màu năm 2012 là do sản lượng các loại rau màu khác tăng trong đó đặc biệt là khoai

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng rau xà lách xoong tại xã thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)