Kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng rau xà lách xoong tại xã thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH TỈNH VĨNH

4.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT

4.1.5 Kỹ thuật sản xuất

4.1.5.1 Nguồn giống và lý do sử dụng giống

Giống là yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu và giống ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của rau xà lách xoong. Bảng 4.9 cho biết nguồn gốc rau giống mà các nông hộ đang sử dụng.

Bảng 4.9 Nguồn gốc giống rau

Nguồn gốc Số nông hộ Tỷ lệ (%)

Tự để giống 54 65,06

Mua từ hàng xóm bạn bè 27 32,53

Mua tại cơ sở sản xuất giống

2 2.41

Tổng 83 100

Nguồn: số liệu điều tra 2014

Từ kết quả thống kê ở bảng 4.9 ta thấy nông hộ tự để giống là 54 hộ chiếm 65,06%, do xà lách xoong là loại cây lưu gốc lâu năm mới trồng lại lần nữa nên đa số nông dân có nguồn rau giống tại nhà nên họ sử dụng nguồn

chi phí phát sinh, hộ này giới thiệu hộ khác khi họ trồng đạt năng suất cao.

Còn mua tại cơ sở sản xuất giống chỉ có 2 hộ chiếm 2,41%.

Còn lý do tại sao chọn nguồn giống rau xà lách xoong được thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10 Lý do chọn giống của nông hộ.

Chỉ tiêu Số nông hộ Tỷ lệ (%)

Chi phí thấp 36 43,37

Có sẵn trong nhà 30 36,14

Chất lượng giống cao 8 9,63

Có người giới thiệu 9 10,86

Nguồn: số liệu điều tra 2014

Qua bảng 4.10 cho thấy có 36 hộ cho rằng lý do chọn giống của họ là chi phí thấp chiếm 43,36%, vì họ mua giống từ hàng xóm bạn bè nên không phải chịu thêm những chi phí phát sinh như vận chuyển. Có 30 hộ chọn lý do có sẵn trong nhà chiếm 36,14% vì đỡ tốn chi phí mua giống. Tiếp đến có 8 hộ chọn lý do chất lượng giống cao chiếm 9,36% và có 9 hộ mua giống qua người giới thiệu chiếm 10,86%.

4.1.5.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng xà lách xoong Hiện nay sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh có những thuận lợi như đất đai phù hợp, được tập huấn kỹ thuật, nông dân có kinh nghiệm sản xuất, điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi. Những ưu thế trên giúp nông dân Bình Minh sản xuất xà lách xoong có năng suất chất lượng. Bảng 4.11 sẽ thể hiện những thuận lợi trong việc trồng xà lách xoong của nông dân thị xã Bình Minh.

Bảng 4.11: Thuận lợi trong việc trồng xà lách xoong

Chỉ tiêu Số nông hộ Tỷ lệ (%)

Đất đai phù hợp 58 69,87

Có kinh nghiệm sản xuất

16 19,27

Tập huấn kỹ thuật (tưới tự động)

3 3,16

Khí hậu thuận lợi 6 7,70

Tổng 83 100

Nguồn: số liệu điều tra 2014

Từ kết quả bảng 4.11, thuận lợi đầu tiên là đất đai phù hợp có 58 hộ chiếm 69,87%, do Bình Minh có thổ nhưỡng đặc biệt phù hợp cho xà lách xoong sinh trưởng. Tiếp đến là có 16 hộ chọn có kinh nghiệm sản xuất do xà lách xoong được trồng ở địa phương lâu đời nên nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng xà lách xoong. Tập huấn kỹ thuật có 3 hộ chiếm 3,16%, khí hậu thuận lợi có 6 hộ chiếm 7,70%.

Tuy có nhiều thuận lợi cho việc trồng xà lách xoong nhưng bên cạnh đó nông dân cũng gặp nhiều khó khăn. Bảng 4.12 sẽ thể hiện khó khăn mà nông dân gặp trong việc trồng xà lách xoong.

Bảng 4.12 Khó khăn trong việc trồng xà lách xoong

Chỉ tiêu Số nông hộ Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn sản xuất 39 46,98

Gía cả đầu vào cao 34 40,96

Thiếu kinh nghiệm sản xuất

2 2,40

Biến đổi khí hậu 3 3,61

Thiếu lao động 5 6,05

Tổng 83 100

Nguồn: số liệu điều tra 2014

Qua số liệu tổng hợp có thể thấy 46,98% số hộ có khó khăn về vốn sản xuất, do nông dân cần vốn để có thể đổi mới máy móc thiế bị hay là mở rộng diện tích do diện tích canh tác xà lách xoong trung bình của nông hộ còn thấp chỉ có 2560 m2. Không chỉ gặp khó khăn trong thiếu vốn nông hộ còn gặp giá cả đầu vào dùng cho sản xuất cao có 34 hộ chiếm 40,96% hộ gặp khó khăn này, giá cả đầu vào tăng làm chi phí sản xuất tăng làm giảm lợi nhuận của nông hộ. Có 2 hộ thiếu kinh nghiệm sản xuất chiếm 2,40%, khó khăn do biến đổi khí hậu có 3 hộ chiếm 3,61%. Có 5 hộ thiếu lao động sản xuất, do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp một bộ phận người làm nông nghiệp chuyển sang ngành nghề khác hay đi làm cho nhà máy xí nghiệp.

4.1.5.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc tiêu thụ xà lách xoong.

Bên cạnh thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất thì người nông dân cũng có những thuận lợi và khó khăn trong khâu tiêu thụ nông sản của mình. Thuận lợi và khó khăn của 83 nông hộ được thể hiện qua bảng 4.12

Bảng 4.13 Thuận lợi và khó khăn trong khâu tiêu thụ xà lách xoong

Chỉ tiêu Số nông hộ Tỷ lệ (%)

Thuận lợi trong khâu tiêu thụ

Giao thông thuận lợi 37 44,57

Sản phẩm có chất lượng 32 38,55

Chủ động khi bán 5 6,02

Thông tin thị trường 1 1,20

Sản phẩm có thương hiệu tập thể

8 9,66

Khó khăn trong khâu tiêu thụ

Gía bán bị thương lái ép giá 33 39,75

Gía cả biến động nhiều 34 40,96

Người mua độc quyền 4 4,81

Thiếu thông tin thị trường 4 4,81

Đầu ra không ổn định 8 9,67

Nguồn: số liệu điều tra 2014

Thứ nhất về mặt thuận lợi: 44,57% số hộ cho rằng họ có thuận lợi về giao thông, do hiện nay được sự quan tâm của chính quyền mà trên địa bàn xã thuận an có tỉnh lộ 908 đã được đưa vào sử dụng ô tô đến được trung tâm xã, còn phường Đông thuận thì đường dân sinh và hệ thống cầu dọc theo đường dẫn cầu Cần Thơ đã được hoàn thành giúp nông dân đi lại và giao lưu hàng hóa được dễ dàng thuận tiện. Tiếp theo là có 38,55% số hộ gặp thuận lợi sản phẩm có chất lượng do sản phẩm có mẫu mã đẹp, tươi, non. Có 5% số hộ cho rằng họ chủ động khi bán và 1% số hộ cho rằng mình có thông tin thị trường.

Cuối cùng có 9,67% số hộ thuận lợi về thương hiệu tập thể của sản phẩm, do được sự chấp thuận của UBND tỉnh Vĩnh Long nên Hợp tác xã cải xà lách xoong an toàn Thuận An được sử dụng độc quyền địa danh “Bình Minh” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “ Xà lách xoong Bình Minh”.

Thứ hai về mặt khó khăn: có 39,75% số hộ bị khó khăn do thương lái ép giá, do người nông dân cần bán sản phẩm với số lượng lớn và thời gian bảo quản nông sản ngắn cho nên chỉ thương lái mới thu mua được khối lượng hàng hóa đó vì vậy nông dân bị ép giá lúc trúng mùa là điều khó tránh khỏi. Có 40,96% số hộ gặp khó khăn do giá cả biến động nhiều do giá cả chênh lệch nhau lớn lúc mùa đạt năng suất cao và mùa đạt năng suất thấp. Còn về người mua độc quyền và thiếu thông tin thị trường thì mỗi khó khăn trên có 4% số hộ gặp phải. Cuối cùng thì có 9,67% số hộ cho rằng là đầu ra không ổn định.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng rau xà lách xoong tại xã thị xã bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)