Ý thức bảo vệ môi trường của người dân

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng nước mặt rạch sang trắng khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân

 Rác thải sinh hoạt

Không chỉ nước thải mà rác thải cũng góp phần gây ô nhiễm cho rạch Sang Trắng. Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là thức ăn thừa, nhựa, cao su, giấy, thủy tinh,… Theo số liệu điều tra 30 hộ dân sống dọc theo rạch Sang Trắng, hiện nay 50%

(15/30 hộ) gia đình được Công ty Công trình đô thị thu gom xử lý. Tất cả các hộ này thuộc phường Trà Nóc có tổ chức thu gom rác mỗi ngày một lần 10% (3/30 hộ) xử lý theo phương pháp đốt và 40% (12/30 hộ) thải trực tiếp xuống rạch.

10%

50% 40%

Đốt Thải trực tiếp xuống sông Thu gom Hình 4.4 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt.

Nguyên nhân là do các hộ này thuộc khu vực Thới Đông hiện nay chưa có đội ngũ thu gom rác; đa số các hộ dân cho rằng nước ở rạch Sang Trắng đã ô nhiễm trầm trọng do nước thải KCN thải trực tiếp xuống sông, nếu có thu gom hay xử lý thì nước sông vẫn không thể sử dụng và một bộ phận nhỏ người dân thiếu ý thức nghĩ rằng vứt rác xuống sông rác trôi đi sẽ sạch hơn. Sự thiếu ý thức này đã gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân của rác và việc thải bỏ chất thải rắn bất hợp lý vào nguồn nước gây tắt nghẽn dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nguồn nước và khả năng lan truyền các dịch bệnh. Mặt khác trong chất thải rắn sinh hoạt còn chứa nhiều thành phần nguy hại như pin, nilon, kim loại nặng và thủy tinh không phân hủy, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì khối lượng rác xả thẳng vào nguồn nước sẽ gây tác hại rất lớn. Hiện nay, lượng rác thải người dân đổ xuống sông còn cao dao động từ 0,5 – 5 kg/ngày/hộ, lượng rác thải này góp phần gây ô nhiễm đáng kể cho rạch Sang Trắng.

Hình 4.5 Hiện trạng rác thải.

 Nước thải sinh hoạt

33.33%

66.67%

Thải vào hệ thống thu gom Thải trực tiếp xuống sông

Hình 4.6 Tình hình quản lý nước thải sinh hoạt

Việc sử dụng nước cho các mục đích sinh hoạt: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… thải bỏ vào môi trường ngày càng tăng. Tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình mà có những cách thải bỏ khác nhau, đa số nước sau khi sinh hoạt được thải trực tiếp xuống kênh rạch chiếm 66,67% (20/30 hộ); 33,33 % (10/30 hộ) thải vào hệ thống thu gom của thành phố. Lượng nước thải này chứa rất nhiều chất hữu cơ, chất tẩy rữa, dầu mỡ,…sau khi xả thải vào kênh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn có hại phát triển, thúc đẩy tảo phát triển gây nguy cơ phú dưỡng hóa làm cho chất lượng nước bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

Hình 4.7 Hiện trạng thoát nước thải từ cống thải khu dân cư.

 Nước thải từ nhà vệ sinh

Qua khảo sát thực tế có 80% (24/30 hộ) gia đình có nhà vệ sinh tự hoại. Nước thải từ nhà nhà vệ sinh có hầm tự hoại tương đối an toàn với môi trường; 3,33% (1/30 hộ) gia đình thải trực tiếp xuống rạch do hộ này ở cập bờ sông diện tích đất nhỏ;

16,67% (5/30 hộ) gia đình sử dụng cầu cá gần nhà sau đó thải xuống rạch. Lượng nước này góp phần gây ô nhiễm không nhỏ cho nguồn nước của con rạch, đồng thời có nguy cơ gây ra dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các hộ ven con rạch và cộng đồng.

16.76%

80.00%

3.33%

Thải trực tiếp xuống sông Hồ tự hoại Cầu ao cá

Hình 4.8 Tình hình quản lý nhà vệ sinh.

Nếu sử dụng nhà vệ sinh không hợp lý sẽ đưa đến tình trạng nước trong kênh tồn tại nhiều vi trùng gây bệnh như: bệnh đường ruột (tiêu chảy, tả, thương hàn, giun…), bệnh ngoài da (ghẻ, lở,…). Trong môi trường nước ao tù sẽ tạo điều kiện cho muỗi phát triển gây bệnh sốt xuất huyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy nước rạch Sang Trắng ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, nó là nguyên nhân chính gây ra những bệnh thường gặp: bệnh về da ngoài do tiếp xúc với nước chiếm 16,67%

(5/30 hộ); bệnh về đường hô hấp chiếm 23,33% (7/30 hộ) do ô nhiễm không khí xung quanh; 60,00% (18/30 hộ) mắc bệnh khác như cảm, sốt do sức đề kháng trong cơ thể mỗi người; trong đó trẻ em là nhóm người thường mắc bệnh nhiều nhất.

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng nước mặt rạch sang trắng khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)