Hiện trạng sử dụng nước uống
Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể. Thiếu nước cơ thể sẽ suy giảm chức năng thận, tích lũy nhiều chất độc hại, da khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu,… Nếu uống phải nguồn nước nhiễm bẩn sẽ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, tả lỵ, thương hàn,… Do đó, nước uống an toàn là một vấn đề quan trọng trong việc kiểm soát nhiều loại bệnh tật. Theo đánh giá có 80% các bệnh đường ruột trên thế giới bắt nguồn từ nước không an toàn
(Nguyễn Duy Thiện, 2000).
30%
70%
Nước lọc Nước máy
Hình 4.1 Tình hình sử dụng nước uống.
Kết quả khảo sát tình hình sử dụng nước uống của 30 hộ sống cập bờ sông cho thấy hiện nay có 70% (21/30 hộ) sử dụng nước đóng chai và 30% (9/30 hộ) sử dụng nước máy. Trong đó có 5 hộ đun sôi trước khi uống; 2 hộ đun sôi sau đó lọc qua bình lọc nước và 2 hộ để lắng tự nhiên trước khi uống không qua đun sôi. Đun sôi là biện pháp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh đường ruột một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Kết quả phỏng vấn cho thấy nước sông không được sử dụng cho mục đích cấp nước uống. Nước đóng chai và nước máy là nguồn nước chính cung cấp cho các hộ dân sống ven rạch. Theo báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường Việt Nam năm 2011, chất lượng nước tại nhà máy cấp nước đa số đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống QCVN 01: 2009/BYT. Nước uống đảm bảo an toàn chất lượng hợp vệ sinh không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt
Theo kết quả phỏng vấn cho thấy trước đây nước sông là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt nhưng sau khi KCN Trà Nóc đi vào hoạt động đã làm cho chất lượng nước sông ngày càng giảm, có mùi hôi khó chịu và gây hiện tượng kích ứng da. Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước máy và nước giếng, nước sông hầu như không còn được sử dụng cho nấu ăn.
Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay có 3,33% (1/30 hộ) vừa sử dụng nước máy vừa sử dụng nước giếng khoan; 3,33% (1/30 hộ) vừa sử dụng nước máy vừa sử dụng nước sông; 93,34% (26/30 hộ) sử dụng nước máy từ công ty cấp thoát nước Trà Nóc, mỗi tháng các hộ dân sử dụng khoảng 10 – 20 m3nước/tháng/hộ cao nhất lên đến 25 –
30 m3/tháng/hộ, do các hộ này buôn bán, kinh doanh nhà trọ nên lượng nước sinh hoạt là rất lớn. Nước máy dùng cho hoạt động ăn uống, nước sông chỉ để giặt quần áo và rửa chén, nước giếng dùng để tắm giặt, sinh hoạt nhằm làm giảm chi phí chi tiêu cho sử dụng nước máy.
93.34% 3.33% 3.33%
Nước máy Nước máy và nước sông Nước máy và nước giếng
Hình 4.2 Tình hình quản lý nước sinh hoạt.
Kết quả cho thấy chất lượng nước sinh hoạt của người dân tốt đa phần nước máy là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt, nước giếng tương đôi an toàn. Theo báo cáo môi trường Quốc gia (2010) phần lớn chất lượng nguồn nước dưới đất còn tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước: hàm lượng chất hữu cơ và thành phần vi trùng nhỏ, hàm lượng các kim loại nặng vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép không đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một vài hộ sử dụng nước sông, mặt dù họ biết nước sông bị nhiễm bẩn nhưng do cuộc sống khó khăn để tiết kiệm phải sử dụng nước sông.
Hình 4.3 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt.
Hiện trạng sử dụng nước cho các mục đích khác
Ngoài việc cung cấp nước cho sinh hoạt, nước sông còn là nguồn nước chính phục vụ cho nhiều mục đích sản xuất khác như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Theo kết quả phỏng vấn trước đây nước sông còn phục vụ cho việc nuôi cá nhưng do chất lượng ngày càng giảm xúc không còn thích hợp cho nuôi cá. Hiện nay chỉ còn vài hộ nuôi cá Tra và cá Trê với quy mô nhỏ nhưng phải thường xuyên thay nước, tuy vậy cá vẫn chậm lớn và thường xảy ra tình trạng cá chết. Một số hộ dân sản xuất nông nghiệp cho biết hiện nay chỉ trồng lúa một vụ hè thu trong năm, còn lại chủ yếu là trồng Mè và Ngô. Theo người dân khu vực nghiên cứu, nguồn nước này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Ngoài ra, nước sông ô nhiễm còn ảnh hưởng đến sinh kế người dân, 100% hộ cho rằng số lượng tôm,
cá dưới rạch bị suy giảm nghiêm trọng, những hộ dân kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá cho biết số lượng cá dưới rạch hầu như không còn, một số hộ chuyển sang kinh doanh buôn bán số còn lại phải ra sông Hậu đánh bắt.