PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng nước mặt rạch sang trắng khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 29 - 33)

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 04 năm 2014 tại rạch Sang Trắng, thành phố Cần Thơ

3.2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu Dụng cụ và thiết bị:

- Tủ lạnh trữ mẫu, tủ sấy, tủ ủ BOD5 200C;

- Máy khuấy từ, máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS, máy cất đạm, máy đo pH;

- Bếp phản ứng COD;

- Bếp cách thủy, bếp điện;

- Bộ đo BOD5, Oxitop;

- Cân phân tích, bình hút ẩm;

- Quang phổ DR 2800;

- Giấy lọc polycacbonate hoặc ester;

- Bộ chuẩn độ;

- Chai nhựa 1000ml, chai thủy tinh 250 ml, chai tiệt trùng, dụng cụ thủy tinh, bình erlen, pipet, ống đong, bình định mức;

- Hóa chất sử dụng trong phân tích các chỉ tiêu về chất lương nước.

3.3. Phương pháp thu và bảo quản mẫu

Phương pháp thu mẫu nước mặt theo TCVN 6663-6: 2008 - Mẫu nước được thu cách bờ khoảng 2-3m, sâu 20-30cm;

- Mẫu được thu vào chai nhựa 1 lít (chai mới);

- Trước khi thu mẫu được tráng 2-3 lần bằng nước tại vị trí lấy mẫu. Sau đó đặt chai ngập nước cho đến khi nước đầy chai, đậy nút lại;

- Mẫu sau khi thu được giữ lạnh bằng nước đá rồi chuyển vào phòng thí nghiệm trong vòng 2 giờ rồi chuyển sang trữ trong tủ mát (4oC) chờ phân tích (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Phương pháp bảo quản mẫu.

Chỉ tiêu Điều kiện bảo quản (oC) Thời gian bảo quản tối đa (giờ)

pH - -

TSS 4 24

COD 4 24

BOD5 4 24

Tổng N 4 24

Tổng P 4 24

 Chọn điểm thu mẫu

Khảo sát chọn 14 điểm trên rạch Sang Trắng (hình 3.2) để thu mẫu. Đặc điểm của từng điểm được trình bày tại bảng 3.2

Bảng 3.2 Đặc điểm của từng vị trí khảo sát trên rạch Sang Trắng.

Vị trí Tọa độ Mô tả

1 48P 576931 UTM

1116690 Mẫu nước mặt tại cầu Sang Trắng (quốc lộ 91).

2 48P 576910 UTM

1116758 Mẫu nước tại cống xả thải khu dân cư và chợ nhỏ.

3 48P 576941 UTM

1116945 Mẫu nước tại cống xả thải của khu dân cư.

4 48P 577030 UTM

1117119 Mẫu nước mặt trên rạch Sang Trắng.

5 48P 577000UTM 1117263

Mẫu nước tại cống thải tập trung của các cơ sở KCN Trà Nóc 1.

6 48P 576991 UTM

1117403 Mẫu nước mặt trên rạch Sang Trắng.

7 48P 576893 UTM 1117422

Mẫu nước tại cống xả thải của khu dân cư, cống được lục bình che lấp lấp.

8 48P 576875 UTM

1117526 Ngã ba chia hai nhánh Sang Trắng 1 và Sáng Trắng 2 9 48P 576965 UTM

1117610 Mẫu nước mặt trên rạch Sang Trắng.

10 48P 577039 UTM 1117676

Mẫu nước tại cống thải tập trung của các cơ sở KCN Trà Nóc 1.

11 48P 577032 UTM

1117773 Mẫu nước mặt trên rạch Sang Trắng.

12 48 P 577042 UTM 1117867

Mẫu nước tại cống thải tập trung của các cơ sở KCN Trà Nóc 2.

13 48P 577205 UTM

1117924. Mẫu nước ở đầu rạch Sang Trắng tiếp với sông Hậu.

14 48 P 577329 UTM 1117944

Mẫu nước ở đầu rạch Sang Trắng, nơi trao đổi nước trực tiếp với Sông Hậu.

Hình 3.1 Vị trí thu mẫu nước ở rạch Sang Trắng.

Chu kỳ thu mẫu: Mẫu được thu trong tháng 1 năm 2014 (lúc triều xuống) và trong tháng 2 năm 2014 (lúc triều lên).

3.4. Phương pháp phân tích mẫu

Bảng 3.3 Phương pháp phân tích từng chỉ tiêu.

Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Phương pháp và thiết bị phân tích

pH - Đo điện cực

TSS mg/L SMEWW 2012:2540 B

COD mg/L SMEWW 8000: DR/2800

BOD5 mg/L SMEWW 2012: 5210D

Tổng N mg/L TCVN 6638 : 2000

Tổng P mg/L SMEWW 2012: 4500-PE

 Thu thập thông tin thứ cấp từ sách, luận văn, các sở ban ngành, giáo trình giảng dạy và trên mạng internet.

 Thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn.

+ Chọn 30 hộ để tìm hiểu vai trò của nguồn nước rạch Sang Trắng đối với hoạt động sinh kế của người dân trong phạm vi nghiên cứu.

+ Tiêu chí chọn hộ: người dân sống hai bên bờ sông rạch Sang Trắng.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp thông tin và xử lý số liệu. Kết quả so sánh với QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và

QCVN 40: 2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp để đánh giá.

3.6. Phương pháp đánh giá

Đánh giá kết quả các chỉ tiêu phân tích trong nước theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 08:2008/BTNMT.

Bảng 3.4 Thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

QCVN08: 2008/BTNMT QCVN 40: 2011/BTNMT TT Thông

Số Đơn vị

A1 A2 A B

1 pH - 6 - 8,5 6 -8,5 6 - 9 5,5 - 9

2 TSS mg/L 20 30 50 100

3 BOD5 mg/L 4 6 30 50

4 COD mg/L 10 15 75 150

5 Ntổng mg/L - - 20 40

6 Ptổng mg/L - - 4 6

Trong QCVN 40: 2011/BTNMT

Cột A quy định giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Cột B quy định giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

Trong QCVN 08: 2008/BTNMT

Cột A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

Cột A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng nước mặt rạch sang trắng khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)