Những nghiên cứu liên quan đến chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng nước mặt rạch sang trắng khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 26 - 27)

Theo Trần Hoàng Tuấn (2012), qua kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nước thải công nghiệp kết luận: tại các cửa xả giá trị COD cao dao động từ 19 – 1590 mg/L; SS dao động từ 116 – 611 mg/L; Ntổng dao động từ 68 – 112,04 mg/L; Ptổng dao động từ 4,39 – 49,04 mg/L; Coliform là 3 x 103 - 930 x 103 MPN/100mL. Chất lượng nước thải tại các kênh thoát nước KCN Trà Nóc không đủ tiêu chuẩn để xả ra nguồn tiếp nhận, vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước mặt.

Qua kết quả phân tích thể hiện bảng 2.8, cho thấy chất lượng nước thải tại các kênh thoát nước KCN Trà Nóc không đủ tiêu chuẩn để xả ra nguồn tiếp nhận.

Bảng 2.8 chất lượng nước thải tại các mương thoát nước KCN.

Chỉ tiêu Ký hiệu TSS (mg/L) COD (mg/L) Ntổng (mg/L) Ptổng (mg/L) Coliform (MPN/100ml) M1 426±1* 3320±2* 612,3±0,8* 29,2±0,1* 4,6105±0,0* M2 176±1* 115±2* 43,75±0,8* 4,9±0,1* 2,3104±0,0*

Ghi chú: Giá trị trung bình ± St.E; (*) khác biệt so với quy chuẩn QCVN 08: 2008 ở p<0,05 qua phép thử one sample T-test

M1: mẫu nước lấy tại mương thoát nước ra rạch Sang Trắng. M2: mẫu nước lấy tại mương thoát nước ra sông Hậu.

Theo báo cáo nghiên cứu khoa học của Bùi Thị Nga - Trường Đại Học Cần Thơ, đề tài được nghiên cứu tại rạch Sang Trắng 1, rạch Sang Trắng 2, và sông Hậu thuộc thành phố Cần Thơ năm 2006. Cho thấy nước thải ở các cống thải tại KCN Trà Nóc vượt tiêu chuẩn xả thải nhiều lần. Mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt đặc biệt nghiêm trọng tại thủy vực tiếp nhận với giá trị giảm dần khi ra đến thủy vực lân cận và đối chứng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài ‚“Đánh giá chất lượng nước mặt tại KCN Trà Nóc, Thành Phố Cần Thơ’’ cho thấy nước thải ở các cống thải tại KCN vượt tiêu chuẩn xả thải nhiều lần với các chỉ tiêu đạm tổng, lân tổng và sắt tổng. Hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 – 53 lần, oxy hòa tan thấp hơn chuẩn từ 1-60 lần, chất hữu cơ vượt chuẩn 4 – 138 lần, nitrite vượt chuẩn từ 2-9 lần; và tổng coliform vượt chuẩn cho phép từ 2 – 48 lần (Bùi Thị Nga, 2007).

Theo Phạm Thu Hương và Nguyễn Kiều Xuân (2012), cho thấy nguồn nước mặt đoạn khảo sát bị ô nhiễm hơn so với vàm Sang Trắng (lưu vực tiếp giáp với sông Hậu)

là đáng báo động. Nguồn nước mặt tại khu vực khảo sát không còn thích hợp dùng làm nước cấp cho sinh hoạt, nguồn nước đã vượt tiêu chuẩn nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT cột A1 rất nhiều lần với các giá trị cụ thể: pH dao động trong khoảng 6,4 – 7,2; nồng độ oxy hòa tan dao động từ 0,05 – 6,82 mg/L, nhu cần oxy hóa học trong khoảng 19,2 – 60,8 mg/L, nhu cầu oxy sinh học từ 14 – 45 mg/L, hàm lượng N-NH4 dao động từ 0,182 – 2,812 mg/L, và P-PO43- từ 0,434 – 2,577 mg/L. Nồng độ các chất ô nhiễm bị ảnh hưởng rất đáng kể bởi con nước lớn ròng, chúng có khuynh hướng giảm lúc nước lớn và tăng cao vào lúc nước ròng.

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng nước mặt rạch sang trắng khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 26 - 27)