Thức bảo vệ môi trường của người dân

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng nước mặt rạch sang trắng khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 35)

 Rác thải sinh hoạt

Không chỉ nước thải mà rác thải cũng góp phần gây ô nhiễm cho rạch Sang Trắng. Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là thức ăn thừa, nhựa, cao su, giấy, thủy tinh,… Theo số liệu điều tra 30 hộ dân sống dọc theo rạch Sang Trắng, hiện nay 50% (15/30 hộ) gia đình được Công ty Công trình đô thị thu gom xử lý. Tất cả các hộ này thuộc phường Trà Nóc có tổ chức thu gom rác mỗi ngày một lần 10% (3/30 hộ) xử lý theo phương pháp đốt và 40% (12/30 hộ) thải trực tiếp xuống rạch.

10%

40% 50%

Đốt Thải trực tiếp xuống sông Thu gom Hình 4.4 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt.

Nguyên nhân là do các hộ này thuộc khu vực Thới Đông hiện nay chưa có đội ngũ thu gom rác; đa số các hộ dân cho rằng nước ở rạch Sang Trắng đã ô nhiễm trầm trọng do nước thải KCN thải trực tiếp xuống sông, nếu có thu gom hay xử lý thì nước sông vẫn không thể sử dụng và một bộ phận nhỏ người dân thiếu ý thức nghĩ rằng vứt rác xuống sông rác trôi đi sẽ sạch hơn. Sự thiếu ý thức này đã gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân của rác và việc thải bỏ chất thải rắn bất hợp lý vào nguồn nước gây tắt nghẽn dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nguồn nước và khả năng lan truyền các dịch bệnh. Mặt khác trong chất thải rắn sinh hoạt còn chứa nhiều thành phần nguy hại như pin, nilon, kim loại nặng và thủy tinh không phân hủy, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì khối lượng rác xả thẳng vào nguồn nước sẽ gây tác hại rất lớn. Hiện nay, lượng rác thải người dân đổ xuống sông còn cao dao động từ 0,5 – 5 kg/ngày/hộ, lượng rác thải này góp phần gây ô nhiễm đáng kể cho rạch Sang Trắng.

Hình 4.5 Hiện trạng rác thải.

 Nước thải sinh hoạt

33.33% 66.67%

Thải vào hệ thống thu gom Thải trực tiếp xuống sông Hình 4.6 Tình hình quản lý nước thải sinh hoạt

Việc sử dụng nước cho các mục đích sinh hoạt: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… thải bỏ vào môi trường ngày càng tăng. Tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình mà có những cách thải bỏ khác nhau, đa số nước sau khi sinh hoạt được thải trực tiếp xuống kênh rạch chiếm 66,67% (20/30 hộ); 33,33 % (10/30 hộ) thải vào hệ thống thu gom của thành phố. Lượng nước thải này chứa rất nhiều chất hữu cơ, chất tẩy rữa, dầu mỡ,…sau khi xả thải vào kênh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn có hại phát triển, thúc đẩy tảo phát triển gây nguy cơ phú dưỡng hóa làm cho chất lượng nước bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

 Nước thải từ nhà vệ sinh

Qua khảo sát thực tế có 80% (24/30 hộ) gia đình có nhà vệ sinh tự hoại. Nước thải từ nhà nhà vệ sinh có hầm tự hoại tương đối an toàn với môi trường; 3,33% (1/30 hộ) gia đình thải trực tiếp xuống rạch do hộ này ở cập bờ sông diện tích đất nhỏ; 16,67% (5/30 hộ) gia đình sử dụng cầu cá gần nhà sau đó thải xuống rạch. Lượng nước này góp phần gây ô nhiễm không nhỏ cho nguồn nước của con rạch, đồng thời có nguy cơ gây ra dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các hộ ven con rạch và cộng đồng.

16.76%

80.00% 3.33%

Thải trực tiếp xuống sông Hồ tự hoại Cầu ao cá Hình 4.8 Tình hình quản lý nhà vệ sinh.

Nếu sử dụng nhà vệ sinh không hợp lý sẽ đưa đến tình trạng nước trong kênh tồn tại nhiều vi trùng gây bệnh như: bệnh đường ruột (tiêu chảy, tả, thương hàn, giun…), bệnh ngoài da (ghẻ, lở,…). Trong môi trường nước ao tù sẽ tạo điều kiện cho muỗi phát triển gây bệnh sốt xuất huyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy nước rạch Sang Trắng ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, nó là nguyên nhân chính gây ra những bệnh thường gặp: bệnh về da ngoài do tiếp xúc với nước chiếm 16,67% (5/30 hộ); bệnh về đường hô hấp chiếm 23,33% (7/30 hộ) do ô nhiễm không khí xung quanh; 60,00% (18/30 hộ) mắc bệnh khác như cảm, sốt do sức đề kháng trong cơ thể mỗi người; trong đó trẻ em là nhóm người thường mắc bệnh nhiều nhất.

 Sự quan tâm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường

13.33%

6.67% 80.00%

Chất thải từ chợ và KCN Chất thải sinh hoạt và KCN Chất thải từ KCN

Hình 4.9 Nguyên nhân gây ô nhiễm.

Kết quả điều tra cho thấy rằng ở khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cần phải tăng cường công tác bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn và phục hồi chất lượng nước sông để bảo vệ môi trường sống. Nhưng khi phỏng vấn thì đa số các hộ dân có hoàn cảnh gia đình khó khăn không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường mà họ cho rằng tất cả là do KCN Trà Nóc gây ra thể hiện qua; 80% (24/30 hộ) cho rằng nguyên nhân gây ô nhiễm là do nước thải từ KCN; 13,33% (4/30 hộ) cho rằng do nước thải từ chợ và KCN; còn lại 6,67% (2/30 hộ) do KCN và rác thải sinh hoạt. Tất cả các hộ dân đều mong muốn chất lượng nước sông được phục hồi như trước nhưng họ không nghĩ rằng sự thiếu ý thức của mình cũng góp phần làm cho nước sông ngày càng ô nhiễm trằm trọng.

4.3. Đánh giá chất lượng nước mặt tại rạch Sang Trắng

4.3.1 pH

pH đặc trưng cho độ acid hay độ kiềm trong nước. pH quá thấp hay quá cao đều không có lợi cho đời sống thủy sinh. Theo QCVN 08: 2008/BTNMT cột A1 quy định chỉ tiêu pH là 6 – 8,5 và QCVN 40: 2011/BTNMT cột A quy định chỉ tiêu pH là 6 -9.

Kết quả nghiên cứu cho thấy pH trong đợt thu mẫu lúc triều xuống (nước ròng cạn) dao động từ 7,05 – 7,73 thấp nhất tại điểm số M7 (7,05); đây là điểm nhận nước thải trực tiếp từ cống thải KDC. Trong khi đó, cao nhất tại điểm số M4 (7,73); đây là mẫu nước mặt trên rạch Sang Trắng. Trong đợt thu mẫu lúc triều lên (nước lớn đầy), pH dao động từ 7,00 – 8,04. Điểm M2 (7,00) có giá trị pH thấp nhất; đây là điểm nhận nước thải trực tiếp từ cống xả thải của chợ. Cao nhất tại điểm số M13 (8,04); đây là mẫu nước mặt tại vàm Sang Trắng. Giá trị pH giữa các điểm trong cùng một đợt thu mẫu biến động thấp. Điều này cho thấy rằng pH nước sông tương đối ổn định qua hai đợt thu mẫu.

0 2 4 6 8 10 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 M14

Triều xuống Triều lên QCVN 08 (6<A1<8,5)

Hình 4.10 Diễn biến pH qua hai đợt thu mẫu.

Giá trị pH ở đợt thu mẫu lúc triều xuống (nước ròng cạn) có xu hướng thấp hơn đợt thu mẫu lúc triều lên (nước lớn đầy) nhưng không có sự khác biệt lớn. Theo Trương Quốc Phú (2008), pH giảm là do quá trình phân hủy hữu cơ, hô hấp của thủy sinh vật, hai quá trình này giải phóng ra nhiều CO2, CO2 phản ứng với nước tạo ra H+. pH giữa hai đợt thu mẫu có sự biến động nhẹ không theo quy luật pha loãng của dòng chảy, hầu như không có sự khác biệt về mức ảnh hưởng đến các quá trình sinh hóa diễn ra trong nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với cột A1 của QCVN 08: 2008/BTNMT và cột A của QCVN 40: 2011/BTNMT thì thông số pH đều nằm trong giới hạn cho phép. Do đó xét về giá trị pH thì nước mặt rạch Sang Trắng đạt quy chuẩn nước mặt và nước thải công nghiệp. Giá trị pH thích hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải qua xử lý.

4.3.2 Tng cht rắn lơ lửng (TSS)

Tổng chất rắn lơ lửng trong đợt thu mẫu lúc triều xuống (nước ròng cạn) dao động từ 47,5 – 206,3 mg/L; so với cột A1 của QCVN 08: 2008 thì tất cả các mẫu đều vượt quy chuẩn với mức độ vượt từ 2,38 – 10,32 lần. So với cột A của QCVN 40: 2011 có 92,86% (13/14 điểm) vượt quy chẩn nước thải với mức độ vượt từ 1,03 – 4,13 lần. Cao nhất tại điểm số M7 (206,3 mg/L); đây là điểm nhận nước thải trực tiếp từ cống thải KDC. Thấp nhất tại điểm số M8 (47,5 mg/L) và thấp hơn so với quy chuẩn nước thải; đây là mẫu nước mặt tại ngã ba rạch Sang Trắng 1 và Sang Trắng 2.

Tổng chất rắn lơ lửng trong đợt thu mẫu lúc triều lên (nước lớn đầy) dao động từ 17,5 – 52,0 mg/L. Hầu hết tất cả các điểm đều vượt cột A1 của QCVN 08: 2008 với mức độ vượt dao động từ 1,07 – 2,6 lần, chỉ có điểm số M14 là đạt quy chuẩn nước mặt. Tuy nhiên, so với cột A của QCVN 40: 2011 thì hầu hết các mẫu nằm trong giá trị cho phép, chỉ có điểm số M12 (52,0 mg/L) là vượt quy chuẩn với mức độ vượt là 1,04 lần. Điểm số M12 có nồng độ TSS cao nhất (52,0 mg/L); đây là điểm nhận nước thải trực tiếp từ cống thải KCN Trà Nóc 2. Điểm số M14 có nồng độ TSS thấp nhất (17,5mg/L); đây là nơi tiếp giáp với sông Hậu.

0 50 100 150 200 250 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 M14

Triều xuống Triều lên QCVN 08 (cột A1) QCVN 40 (cột A)

Hình 4.11 Diễn biến TSS qua hai đợt thu mẫu.

Kết quả phân tích cho thấy TSS ở các điểm khảo sát chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ triều. Triều lên (nước lớn đầy) nước từ sông Hậu đỗ vào đã pha loãng nồng độ chất ô nhiễm.

Qua hai đợt thu mẫu nồng độ TSS dao động từ 17,5 – 206,3 mg/L, chỉ có điểm số M14 (17,5 mg/L) lúc nước lớn là đạt quy chuẩn nước mặt, đa số các mẫu vượt quy chuẩn cột A1 của QCVN 08: 2008 với mức vượt từ 2,38 – 10,32 lần. So sánh kết quả phân tích với kết quả quan trắc môi trường nước năm 2013, nồng độ TSS năm 2012 dao động từ 20,46mg/L – 27,81mg/L trung bình 25,74 mg/L thì TSS của kết quả phân tích 2013 cao hơn so với năm 2012. Qua đó cho thấy chất lượng nước trong rạch Sang Trắng ngày càng ô nhiễm.

4.3.3. Nhu cu oxy hóa hc (COD)

Trong đợt thu mẫu lúc triều xuống (nước ròng cạn), nồng độ COD ở các điểm khảo sát dao động từ 18 – 228 mg/L; tất cả các điểm đều vượt cột A1 của QCVN 08: 2008, với mức độ vượt từ 1,8 – 22,8 lần. So với cột A của QCVN 40: 2011 thì có 14,29% (2/14) điểm số M7, M10 vượt quy chuẩn với mức độ vượt lần lượt là 1,2 lần; 3,0 lần. Điểm M10 có nồng độ COD cao nhất (228 mg/L); đây là điểm nhận nước thải thải trực tiếp từ cống thải KCN Trà Nóc 1. Thấp tại điểm số M14 (18 mg/L) đây là nơi tiếp giáp với sông Hậu.

Trong đợt thu mẫu lúc triều lên (nước lớn đầy), nồng độ COD dao động từ 14 – 30 mg/L, tất cả các điểm đều vượt cột A1 của QCVN 08: 2008 với mức độ vượt từ 1,4 – 3,0 lần. Nồng độ COD tại tất cả các mẫu nằm trong giá trị của cột A của QCVN 40: 2011; Điểm số M7 (30 mg/L) có nồng độ COD cao nhất; đây là điểm tiếp nhận nước thải trực tiếp từ cống thải KDC, thấp nhất ở điểm số M6, M10, M11, M13 các mẫu này có cùng giá trị là 14 mg/L. Đây là các mẫu nước mặt trên sông riêng điểm số M10 là mẫu nước sau cống thải KCN vào thời gian này ít xả thải chất ô nhiễm nên nồng độ COD tương đối thấp.

0 50 100 150 200 250 M 1 M 2 M 3 M 4 M 5 M 6 M 7 M 8 M 9 M 10 M 11 M 12 M 13 M 14

Triều lên Triều xuống QCVN 08 (cột A1) QCVN 40 (cột A)

Hình 4.12 Diễn biến COD qua hai đợt thu mẫu.

Kết quả phân tích cho thấy CODở các điểm khảo sát lúc triều lên luôn thấp hơn lúc triều xuống. Do thời điểm thu mẫu lúc nước ròng, mực nước ở rạch thấp nên hàm lượng COD cao hơn. Khi triều lên, mực nước cao hơn đã pha loãng chất ô nhiễm và có sự trao đổi nước từ sông Hậu vào trong rạch lớn, COD thấp vào lúc nước lớn. Điều này cũng phù hợp với qui luật pha loãng trong môi trường nước ở các kênh rạch.

Qua hai đợt thu mẫu cho thấy rạch Sang Trắng đã bị ô nhiễm hữu cơ khá cao, COD dao động từ 14 mg/L – 228 mg/L vượt cột A1 của QCVN 08: 2008; mức độ vượt từ 1,4 lần đến 22,8 lần. So với báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Cần Thơ (2013) thì trong năm 2012, COD dao động từ 8,7 mg/L – 16,6 mg/L trung bình 13,4 mg/L. Qua đó cho thấy COD trong nước tại rạch Sang Trắng trong nghiên cứu này (năm 2013) cao hơn năm 2012.

4.3.4. Nhu cu oxy hóa sinh (BOD5)

Trong đợt thu mẫu lúc triều xuống (nước ròng cạn), nồng độ BOD5 ở các điểm khảo sát dao động từ 7 mg/L – 114 mg/L; tất cả các điểm đều vượt cột A1 của QCVN 08: 2008 với mức độ vượt từ 1,8 lần – 28,5 lần. So với cột A của QCVN 40: 2011 thì có 21,4% (3/14) điểm số M3; M7; M10 vượt quy chuẩn với mức độ vượt lần lượt là 1,17; 1,27 và 3,7 lần. Điểm số M10 có nồng độ BOD5 cao nhất (114 mg/L); đây là điểm nhận nước thải thải trực tiếp từ cống thải KCN Trà Nóc 1. Điểm số M14 có nồng độ BOD5 thấp nhất (7mg/L); đây là nơi tiếp với sông Hậu.

Trong đợt thu mẫu lúc triều lên (nước lớn đầy), nồng độ BOD5 tại các điểm khảo sát dao động từ 6 mg/L – 10 mg/L; tất cả các điểm đều vượt cột A của QCVN 08: 2008 từ 1,5 – 2,25 lần. So với cột A1 của quy chuẩn QCVN 08: 2008 thì tất cả các điểm đều vượt quy chuẩn từ 1,5 – 2,5 lần. Tuy nhiên khi so với QCVN 40: 2011 thì hầu hết các mẫu đều thấp hơn giá trị cho phép, chỉ có điểm số M10 vượt cột A của QCVN 40: 2011 với mức độ vượt là 3,8 lần. Cao tại hai điểm số M7 và M12 với cùng giá trị là (10 mg/L); đây là điểm nhận nước thải trực tiếp từ cống thải KDC (M7) và cống thải KCN Trà Nóc 2 (M12). Thấp tại điểm số M6, M11, M13, M14 với cùng giá

là (6 mg/L), tất cả các điểm này là các mẫu nước mặt trên rạch nên nồng độ chất ô nhiễm không có sự khát biệt lớn.

0 50 100 150 200 250 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 M14

Triều xuống Triều lên QCVN 08 (cột A1) QCVN 40 (cột A)

Hình 4.13 Diễn biến BOD5 qua hai đợt thu mẫu.

Qua kết quả cho thấy BOD5 tại các điểm khảo sát lúc nước ròng luôn cao hơn nước lớn. BOD5 biến động theo quy luật pha loãng của dòng chảy nước lớn nồng độ BOD5 tăng dần, nước ròng BOD5 giảm dần. Ngoài ra BOD5 còn phụ thuộc vào COD; nồng độ COD nước lớn thấp hơn lúc nước ròng nên BOD5 cũng biến động theo và có xu hướng giảm mạnh lúc nước lớn.

Qua hai đợt thu mẫu cho thấy rạch Sang Trắng đã bị ô nhiễm hữu cơ khá cao với nồng độ BOD5 dao động từ 6 – 144 mg/L vượt quy chuẩn cột A1 của QCVN 08: 2008 từ 1,5 – 114,0 lần. So sánh kết quả phân tích với kết quả quan trắc môi trường nước năm 2013, nồng độ BOD5 năm 2012 dao động từ 5,83 mg/L – 11,24 mg/L trung bình 8,92 mg/L. Qua đó cho thấy chất lượng nước tại rạch Sang Trắng ngày càng ô nhiễm hữu cơ.

4.3.5. Tổng nitơ

Hàm lượng Ntổng trong đợt thu mẫu lúc triều xuống (nước ròng cạn) dao động từ 0,58 – 3,77 mg/L. Tất cả các điểm điều đạt cột A của QCVN 40: 2011. Cao nhất tại điểm số M10 (3,77 mg/L); đây là điểm tiếp nhận nước thải trực tiếp từ cống thải KCN Trà Nóc 1. Thấp nhất tại điểm số M8 (0,58 mg/L); đây là mẫu nước mặt tại ngã ba rạch Sang Trắng 1 và Sang Trắng 2.

Hàm lượng Ntổng trong đợt thu mẫu lúc triều lên (nước lớn đầy) dao động từ 0,63 – 1,88 mg/L; tất cả các điểm điều đạt cột A của QCVN 40: 2011. Điểm số M12 có nồng độ Ntổng cao nhất (1,88 mg/L); điểm nhận nước thải trực tiếp từ cống thải KCN Trà Nóc 2. Điểm số M8 có nồng độ Ntổng thấp nhất (0,63 mg/L) đây là mẫu nước mặt tại ngã ba rạch Sang Trắng 1 và Sang Trắng 2.

0 5 10 15 20 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khảo sát chất lượng nước mặt rạch sang trắng khu công nghiệp trà nóc thành phố cần thơ (Trang 35)