Công tác quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng (Ban giám hiệu)

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học cơ sở địa bàn tỉnh nam định (Trang 77 - 84)

Theo quy chế tổ chức nhà trường, Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động trong nhà trường, trong đó có HĐGDNGLL. Trước đây, ngoài việc dạy và học trên lớp theo chương trình SGK, ở nhiều trường đã chú ý đến hoạt động ngoại khoá. Nội dung thường gắn với các ngày lịch sử, các dịp kỷ niệm…Hình thức thường thông qua mít tinh, nói chuyện, tham quan du lịch…Từ năm học 2002-2003, hoạt động trên được quy định bắt buộc trong viêc đổi mới chương trình SGK và được chính thức coi như các bộ môn văn hoá trong kế hoạch giáo dục, giáo dưỡng của tất cả các trường (Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý – PGS, TS Hà Nhật Thăng - BGD&ĐT xuất bản 2002, trang 217 đến trang 235). Với tính pháp lý đó, hiệu trưởng có trách nhiệm rõ ràng trong quản lý, chỉ đạo hoạt động trên.

Trong thực tế, chương trình HĐGDNGLL mới được thực hiện ở các trường được 5 năm (2003-2008) vì thế chưa hình thành cơ chế chỉ đạo hoạt động một cách rõ ràng. Qua điều tra, khảo sát 15 trường THCS thuộc địa bàn Tỉnh Nam Định về các vấn đề thuộc nhận thức của hiệu trưởng về HĐGDNGLL cho thấy thực trạng sau: Trong 15 Hiệu trưởng được điều tra nhận thức theo câu hỏi trắc nghiệm thì không có ai phủ nhận sự quan trọng của HĐGDNGLL nhưng tỷ lệ cho là rất quan trọng (RQT) chưa cao (Thể hiện ở bảng 4 phụ lục 1), đồng thời nhận thức của các Hiệu trưởng về tác dụng của hoạt động này là chưa thật đồng nhất.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân 2.3.1 Đánh giá chung

Qua các bảng thống kê kết quả điều tra về nội dung HĐGDNGLL cho thấy: Nhận thức của hiệu trưởng về tác dụng của HĐGDNGLL chưa thật sự đồng nhất, tỷ lệ đồng thuận với quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT còn ở mức thấp. Một số hiệu trưởng còn ngại thực hiện đúng chương trình HĐGDNGLL (cả phần tự chọn cũng như phần bắt buộc) sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng các môn văn hoá hoặc xáo trộn nền nếp cần có của nhà trường

2.3.2. Nguyên nhân của tình trạng trên là:

+ Tâm lý ngại khó của các nhà quản lý trước yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình.

+ Hầu hết giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động trên.

+ Điều kiện CSVC để thực hiện chương trình, nội dung của hoạt động còn nhiều thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho hoạt động còn hạn hẹp

+ Chương trình của các bộ môn văn hoá vẫn còn trong tình trạng quá tải nên cũng bị ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện HĐGDNGLL

2.3.3. Định hướng việc triển khai HĐGDNGLL của SGD-ĐT và PGD-ĐT Thành phố và các huyện trên địa bàn tỉnh Nam Định

Vào đầu của mỗi năm học, Sở GD-ĐT và PGD-ĐT đã xây dựng kế hoạch về HĐGDNGLL chung của ngành, hướng dẫn thực hiện HĐGDNGLL của năm học, đồng thời lãnh đạo SGD-ĐT mời một số cán bộ, giáo viên chủ chốt của PGD-ĐT và một số trường về lĩnh vực này để tham gia đóng góp ý kiến và thống nhất phân phối chương trình cho từng khối lớp sao cho phù hợp.

- Mỗi tuần có một tiết chào cờ đầu tuần và một tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Tiết chào đầu tuần, lớp trực tuần phải điễu hành qua lễ đài, sau đó thực hiện nghi thức chào cờ, GV và HS hát Quốc ca sau đó tuỳ theo từng tuần mà lựa chọn nội dung sinh hoạt cho hợp lý,và có ý nghĩa giáo dục thiết thực.

- Tiết sinh hoạt cuối tuần phải thực sự đổi mới về nội dung và hình thức

ở các khối lớp. Từng bước tăng cường khả năng tự quản của HS. Việc đánh giá trong tuần phải được GVCN thực hiện nghiêm túc kết quả với sự đánh giá của tập thể lớp, chú ý phân loại HS để quản lý, giáo dục. Để tạo điều kiện cho hoạt động Đoàn - Đội, mỗi tháng dành cho hoạt động Đoàn - Đội một tiết để các sinh hoạt chuyên đề của Đoàn - Đội tổ chức ngoài giờ học.

- Đối với lứa tuổi học sinh THCS, cần thực hiện theo phân phối chương trình nội dung SGK, SGV mới nhưng không nên áp dụng một cách máy móc, chú ý tổ chức các hoạt động phong phú và phù hợp với từng khối lớp, với từng địa phương theo các chủ đề khác nhau, tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động. Các nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình HĐGDNGLL, khuyến khích các trường tổ chức các hoạt động ngoài khoá, giao lưu giữa các đơn vị, tham quan, du lịch, tìm hiểu về các danh nhân…

- Đối với GVCN: là người trực tiếp tổ chức HĐGDGLL ở lớp của mình, là người chủ động thiết kế giờ dạy, phải lôi cuốn sự say mê của HS với môn học này, giờ học này.

- Yêu cầu chung là các hoạt động tự chọn phải có kế hoạch, trong đó phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm, lực lượng tham gia, có đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Sau 2 tiết học buổi sáng hoặc 2 tiết buổi chiều nghỉ giải lao từ 10 đến 15 phút, HS được thoải mái, thư giãn bằng các động tác thể dục giữa giờ hoặc múa hát tập thể( có quy định ).

- Hàng năm đều tổ chức các ngày lễ lớn như: 22/12, 3/2, 26/3, 30/4, 15/5, tuỳ theo đặc điểm và điều kiện của từng trường để tổ chức, hình thức và nội dung phải phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của HS, có sự kết hợp của PHHS và các lực lượng giáo dục có liên quan.

- Ngoài các hoạt động được quy định trong năm học, SGD-ĐT và PGD- ĐT các huyện và thành phố khuyến khích các trường tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá tạo ra các sân chơi hợp lý, có ích cho HS, chỉ đạo có

chất lượng các cuộc thi viết, vẽ,và các hoạt động chính trị xã hội do các cơ quan thông qua thông tin tuyên truyền, các đoàn thể chính trị phát động khi có hứơng dẫn, chỉ đạo của ngành giáo dục.

- Thực hiện tốt mỗi trường là nơi xanh, sạch đẹp, các công trình vệ sinh đảm bảo sạch cho GV và HS. Tổ chức các buổi lao động cho HS chủ yếu làm vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây, tham gia lao động công ích ở địa phương, đường phố nơi mình sinh sống và học tập.

2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân

* Đánh giá chung về thực trạng

Hầu hết các giáo án HĐGD NGLL đều mang tính hình thức, đối phó.

Chương trình HĐGDNGLL từ lớp 6 đến lớp 9 đều có chung chủ đề, tuy nhiên yêu cầu giáo dục ở các khối là khác nhau. Nhưng những người làm công tác quản lý cũng như GVCN chưa có kế hoạch cụ thể rõ ràng nên suốt từ lớp 6 cho đến lớp 9,có những HS chưa biết mình dã và sẽ làm gì với hoạt động này vì có những bài hát đã quá quen thuộc bởi được hát đi hát lại nhiều năm. GV thường thì dựa vào phần gợi ý tổ chức hoạt động trong SGV để lấy làm hoạt động cho lớp mà không có sự sáng tạo trong việc thiết kế bài dạy.

Do đội ngũ Tổng phụ trách Đội đều làm kiêm nhiệm đồng thời lại thường xuyên bị thay đổi nên BGH các trường không yêu cầu khắt khe việc báo cáo kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL của mình. Trong năm học, việc thực hiện thường không bám sát vào kế hoạch đặt ra. BGH các trường thường giao phó việc theo dõi và tổ chức HĐGDNGLL cho Tổng phụ trách Đội mà ít có sự kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc.

Tiết chào cờ đầu tuần được tổ chức vào thứ hai do cán bộ Đoàn - Đội điều hành với hình thức tập trung dưới cờ. Nội dung của buổi chào cờ thường là tổng kết thi đua trong tuần và phổ biến kế hoạch tuần tới. Kế hoạch HĐGDNGLL của người làm công tác quản lý với kế hoạch Đoàn - Đội của tổng phụ trách Đội thường kết hợp với nhau, không có sự phân biệt rõ ràng

nên chỉ mang tính chung chung. Có khi kết hợp mít tinh kỉ niệm những ngày lễ lớn vào buổi chào cờ như kỉ niệm: 20/10, 20/11, 22/12, 9/1, 3/2, 26/3, 15/5, 19/5, lý do không có thời gian để học bù.Các hoạt động có sự chỉ đạo theo ngành dọc, của tổ chức Đoàn hay sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể khác thông qua các cuộc thi bắt buộc đều được các trường tham gia đầy đủ nhưng hiệu quả thấp .

CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGD NGLL còn thiếu thốn. Không phải trường nào, lớp nào cũng có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và nhiều chủng loại để phục vụ các hoạt động. Chẳng hạn, trong tiết sinh hoạt tất cả các lớp cùng tổ chức thi văn nghệ giữa các tổ trong lớp sẽ không có đàn để phục vụ, không có GV nhạc để giúp các lớp tổ chức đạt hiệu quả cao hay không có địa điểm để tổ chức các hoạt động cho phù hợp với nội dung của hoạt động.

Thông qua các loại hình hoạt động đã được tổ chức tại các lớp và các nhà trường thì các hoạt động đó đều rất đơn giản, chưa thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa GVCN lớp với Hội cha mẹ học sinh, đoàn phường (xã), giữa Đoàn - Đội với các ban ngành đoàn thể có liên quan. Từ đó cho thấy các kiến thức xã hội như phòng chống các tệ nạn xã hội, vấn đề cấp thiết của xã hội ít được cung cấp cho các em, các hình thức tổ chức cũng không được phong phú. Việc phối hợp với PHHS với lớp, với trường cũng chỉ ở những hoạt động lớn, một hoặc hai lần trong năm học như kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, sơ kết Học kỳ I hay Tổng kết năm học (lực lượng PHHS cũng chỉ trong Ban chấp hành Hội cha mẹ HS).

Công tác kiểm tra chưa được thường xuyên. Việc tổ chức các chuyên đề về HĐGDNGLL rất ít. Việc đánh giá GVCN về tổ chức HĐGDNGLL tại lớp chủ nhiệm mới chỉ tập trung vào việc kiểm tra giáo án, việc dự các giờ sinh hoạt là rất hạn chế. Việc đánh giá cán bộ Đoàn - Đội thì thông qua kết quả thi đua của Đoàn cấp trên. Việc đánh giá HS thì hoàn toàn dựa vào xếp loại hai

mặt đức dục và trí dục cuối năm. GVCN đánh giá xếp loại cho HS cũng không thường xuyên và không tuân theo quy trình đánh giá đã được hướng dẫn. Nhiều HS không được tham gia vào việc đánh giá bản thân và các lực lượng có liên quan cũng không được đánh gia đúng mức.

* Nguyên nhân

Việc tổ chức HĐGDNGLL còn mang tính hình thức, đối phó; nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu, chưa phù hợp với nguyện vọng nên không lôi cuốn, hấp dẫn HS tham gia. Nhà trường chưa dành kinh phí nhiều cho tổ chức hoạt động, ngại tốn kém. Tổ chức, quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, thiếu kế hoạch cụ thể, việc kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức. Nhà trường chưa tạo điều kiện đối với đội ngũ GVCN, TPT Đội về mặt thời gian, chưa có chế độ ưu đãi thoả đáng đối với lực lượng này.

Một số cán bộ Đoàn - Đội, GVCN còn thiếu nhiệt tình, ngại đổi mới một số khác thì hạn chế về năng lực thiếu sáng tạo trong công việc nên không đầu tư cho hoạt động.

Những người làm công tác quản lý ở một số trường, một bộ phận GV nhận thức chưa sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của HĐGD NGLL trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ chưa phát huy được hết tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở 15 trường THCS trên địa bàn Tỉnh và thành phố Nam Định, thực trạng tổ chức HĐGDNGLL của các trường cho thấy:

HĐGDNGLL bắt buộc ở các trường THCS trong toàn tỉnh đều tổ chức theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục, đã có tác dụng hình thành phát triển nhân cách cho HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho HS.

Đội ngũ CBQL, GV đã nhận thức được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐGDNGLL, BGH các trường đã có kế hoạch tổ chức một số hoạt động giáo dục tập thể tại trường, lớp phù hợp với thời gian và điều kiện cho phép.

Việc tổ chức các hoạt động không bắt buộc ở các trường với hình thức và nội dung là khác nhau, các trường chủ động thực hiện theo mục đích giáo dục, theo kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm từng trường.

HĐGDNGLL mới dừng lại ở mức có tổ chức, đúng với yêu cầu của cấp trên.Do điều kiện thực hiện các hoạt động còn hạn chế, nên hoạt động với quy mô lớn không được tổ chức thường xuyên. Lực lượng tổ chức các hoạt động với quy mô rộng vẫn chủ yếu là GV, HS.

Một số trường chưa chú ý thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, đa số tổ chức theo hình thức mít tinh nên ít phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS. Nhiều HS chưa tích cực tham gia hoạt động, thờ ơ hoặc tham gia đối phó.

HĐGDNGLL ở các trường THCS của tỉnh Nam Định thực sự vẫn chưa được chú trọng một cách đồng đều, các hoạt động chưa thực sự đi vào nền nếp và được đông đảo các lực lượng giáo dục xác định là trọng tâm của nhà trường, do đó chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý HĐGDNGLL một cách hợp lý và khoa học để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên để HĐGDNGLL thực sự không thể thiếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện của học sinh.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học cơ sở địa bàn tỉnh nam định (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)