Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học cơ sở địa bàn tỉnh nam định (Trang 89 - 107)

3.2. Một số biện pháp quản lý Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng một số trường trung học cơ sở tỉnh Nam Định

3.2.2. Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL

* Ý nghĩa

Đối với HS ở độ tuổi THCS, các em rất thích các hoạt động sôi nổi. Để tạo được hứng thú đối với HS trước hết là lựa chọn các hoạt động phù hợp với lứa tuổi của các em, phải có cả nội dung các môn học và kiến thức xã hội đồng thời hình thức phải hấp dẫn. Chẳng hạn như kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 hàng năm mà chỉ với hình thức mít tinh nêu ý nghĩa ngày thành lập rồi kết hợp một vài tiết mục văn nghệ thì HS sẽ không thể có hứng thú, say mê, tìm tòi được vì học sinh lớp 8, lớp 9 sẽ phải tham gia 3, 4 lần như thế. Hoặc tổ chức hoạt động với chủ đề truyền thống nhà trường đối với từng khối lớp cũng cần khác nhau. Khối 6 mới vào trường có thể cho các em học nội quy, ý nghĩa tên gọi của trường, xem băng giới thiệu toàn cảnh nhà trường, đội ngũ GV, bề dày thành tích qua các năm. Khối 9 sẽ thảo luận bàn về nhiệm vụ của HS cuối cấp, thi viết cảm nghĩ, sáng tác văn thơ về thầy giáo, cô giáo và mái trường; tham gia diễn đàn thanh niên học tập và phấn đấu làm vẻ vang truyền thống tốt đẹp của trường, được gặp gỡ, trò chuyện với những HS cũ của trường đã trưởng thành...

Do đó việc BGH nhà trường chỉ đạo, theo dõi sát sao việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL về cả nội dung và hình thức hoạt động đối với đội ngũ thực hiện chương trình có thể nói đây là một nội dung quan trọng.

* Cách thức thực hiện

a. Đối với giờ chào cờ đầu tuần yêu cầu phải có kế hoạch như sau:

- Nhận xét ưu, nhược điểm tuần trước của từng lớp, tuyên dương những gương tốt cũng như phê bình những HS mắc khuyết điểm

- Phổ biến kế hoạch trong tuần.

- Lớp trực tuần đưa ra các câu hỏi hội học và một số tiết mục văn nghệ b. Đối với tiết sinh hoạt lớp yêu cầu phải có kế hoạch như sau:

- Sơ kết tuần, phát động thi đua, phổ biến công việc

- Bình bầu những gương tốt trong học tập cũng như nền nếp, phê bình nhưng HS chưa chấp hành tốt mọi yêu cầu của lớp, của trường đề ra.

- Sinh hoạt Đội.

c. Đối với chương trình HĐGDNGLL Trước hết là hoạt động bắt buộc

Ngay từ đầu năm học, người quản lý, tổng phụ trách đội đã phải lên kế hoạch cho cả năm học. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL, Hiệu trưởng cần yêu cầu TPT Đội xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm theo quy định. Mẫu xây dựng bản kế hoạch HĐGDNGLL cho hoạt động bắt buộc trong một tháng được bố trí, sắp xếp như sau:

Thời gian Nội dung hoạt động

Hình thức hoạt động

Phương tiện hoạt

động

Yêu cầu chung

Người thực hiện Tuần 1

Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Khi chỉ đạo chuyên môn, người quản lý yêu cầu GVCN từng khối lớp phải thống nhất về nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp với thời gian, tâm lý lứa tuổi.

Khi có bản kế hoạch chung trong tay, Hiệu trưởng yêu cầu GVCN thiết kế các hoạt động theo kế hoạch hướng dẫn của nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục của từng chủ điểm, lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng của học sinh trong lớp mình. Cụ thể:

- Đối với HS lớp 9 đây là năm học cuối cùng của cấp học, HS phải tăng cường học tập để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối cấp. Vì vậy tham gia HĐGDNGLL là cần thiết để giúp các em có những giây phút nghỉ ngơi tích cực. Cho nên nội dung hoạt động được phát triển ở mức độ cao hơn so với các lớp dưới. GVCN hướng dẫn HS xây dựng hoạt động với nội dung tập trung

chủ yếu vào lớp và học ngoài xã hội trên các lĩnh vực khác nhau để giúp HS tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử, chuẩn bị cho việc phân luồng sau THCS. Bên cạnh đó nội dung hoạt động còn được thể hiện ở giáo dục pháp luật, giáo dục ATGT, giáo dục phòng chống ma tuý, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên... Hình thức hoạt động có thể là thảo luận, báo cáo, thi viết, vẽ, sáng tác theo chủ đề, hỏi đáp, tư vấn học tập và nghề nghiệp…

- Đối với HS lớp 8, sau hai năm học tập và hoạt động, các em đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử và trong hoạt động tập thể. Đây là lức tuổi HS có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì thế, trong các nội dung các hoạt động GVCN cần khéo léo lồng ghép kiến thức các môn học vào hoạt động, giúp các em vừa ôn tập vừa tạo điều kiện kích thích tư duy sáng tạo và tính tích cực nhận thức của các em.

Cần sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động khác nhau như giao nhiệm vụ, tạo tình huống có vấn đề để học sinh tự xử lý và luân phiên điều khiển hoạt động, nêu gương để các em học tập, thực hành trong đời sống tập thể, tự đánh giá rút kinh nghiệm,...

- Đối với học sinh lớp 7, GVCN cần thiết kế nội dung hoạt động sâu và rộng hơn so với lớp 6. Nếu lớp 6, HS mới chỉ dừng lại ở việc học nội quy và nhiệm vụ các học mới, ghi nhớ và làm quen với môi trường học tập mới; thì ở lớp 7, các em phải được hiểu rõ nội dung của những quy định mới thông qua việc trao đổi, thảo luận tập thể. GVCN phải lồng ghép các nội dung về giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường, giáo dục ATGT... vào nội dung hoạt động của chủ điểm

- Đối với HS lớp 6- lớp đầu cấp học, GVCN cần tạo cho các em một thói quen nền nếp trong việc tổ chức hoạt động, phương thức tổ chức hoạt động phù hợp khả năng để tạo điều kiện cho các em phát triển, nội dung nhẹ nhàng giúp HS từ chỗ làm quen với những cách thức tổ chức hoạt động đến

việc tự mình có thể tham gia tổ chức và điều khiển nhằm hình thành và phát triển năng lực tự quản ở các em. GV không nên giao phó hoàn toàn cho các em trong việc xây dựng và thực hiện hoạt động mà phải cùng với các em trong mọi hoạt động.

d. Hoạt động tự chọn:

- Nội dung tự chọn thuộc lĩnh vực văn hoá, khoa học kỹ thuật phải nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức trong SGK của các môn học như Toán, Lý, Hoá, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh, Sử, Địa, Tin học... hoặc có tác dụng trong nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu thực tiễn giúp HS phát triển năng lực tư duy, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển sở thích, năng khiếu của các em. Những mô hình hoạt động cần được quan tâm hơn nữa như: trao đổi toạ đàm với các nhà doanh nghiệp trẻ, với đoàn viên đã đạt được những thành tích trong nghiên cứu khoa học, kinh doanh sản xuất; tổ chức toạ đàm về những ngành nghề mà các em biết để từ đó xây dựng cho bản thân hướng phấn đấu nhằm đạt được ước mơ của mình; được đến tham quan và tìm hiểu về các trường THPT trong thành phố (chủ yếu dành cho học sinh khối 9).

- Quan tâm đến các hoạt động như nghe báo cáo thời sự về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá nổi bật trong nước và trên thế giới; hoạt động kết nghĩa giao lưu với các trường, các cơ sở sản xuất (dành cho HS khối 9), tham gia công tác phụ trách sao nhi đồng, sinh hoạt hè ở địa phương (dành cho HS khối 7, khối 8).

Phần tự chọn được bố trí trong chương trình giúp nhà trường có thêm những hình thức hoạt động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện nhà trường, phù hợp với khả năng, hứng thú của học sinh và điều quan trọng là dựa trên sự tự nguyện, tự giác của các em. Hiệu trưởng chỉ đạo GV, TPT Đội khi xây dựng kế hoạch cho các hoạt động tự chọn cần lưu ý các vấn đề sau:

- Chú ý xây dựng kế hoạch cho các hoạt động như tham quan khu di

tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; di sản văn hoá của địa phương và của dân tộc; tổ chức cắm trại; tổ chức mừng sinh nhật bạn; tổ chức sinh nhật CLB chuyên đề phù hợp với lứa tuổi và hứng thú của HS.

- Đối với HS lớp 8, lớp 9 Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV khi xây dựng kế hoạch cần tập trung vào các hoạt động học tập văn hoá, khoa học bộc lộ hứng thú, sở trường, năng khiếu điều này giúp các em lựa chọn ban xã hội hay tự nhiên ở THPT. Đặc biệt đối với HS lớp 9, nội dung tương đối quan trọng là định hướng nghề nghiệp cho HS sau khi tốt nghiệp THCS.

- Nội dung hoạt động thể dục thể thao như: tập luyện của đội thể thao;

tổ chức các cuộc thi vui; các cuộc thi đấu tài năng thể thao; các trò chơi dân gian chưa được quan tâm nhiều, mới được thực hiện ở mức độ bình thường cho nên cần được thiết kế những hoạt động này nhiều hơn nữa.

- Hình thức hoạt động có thể lựa chọn phổ biến cho các nội dung như sinh hoạt CLB; hình thức tổ chức theo đội như phòng chống ma tuý học đường; đội ATGT... hình thức thi như thi cán bộ Đoàn giỏi, thi hùng biện, thi HS thanh lịch...

Tổ chức hoạt động tự chọn cũng giống như bắt buộc hay bất kỳ hoạt động nào khác, Hiệu trưởng yêu cầu GV phải nắm rõ một số bước như: xác định rõ chủ đề, mục tiêu, nội dung và kế hoạch; sau đó phổ biến, vận động, tuyên truyền để HS tự nguyện tham gia tìm hiểu các vấn đề HS thấy có khả năng và thích thú tham gia; GV phân nhóm HS theo vấn đề muốn tìm hiểu, đối với lớp 9 có thể không nhất thiết theo nhóm mà mỗi HS tự tìm hiểu, tự rèn luyện kỹ năng; chọn cộng tác viên...

Trong mỗi loại hình hoạt động, Hiệu trưởng yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các tổ bộ môn, khối chủ nhiệm phụ trách sao cho phù hợp với chuyên môn.

Đối với hoạt động giáo dục truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm cần lồng ghép với chương trình hoạt động Đội để các hoạt động không bị

chồng chéo lên nhau. Tránh tổ chức đơn điệu, lặp đi lặp lại cùng một hình thức. HS không thích hình thức mít tinh toàn trường hay viết bài dự thi.

Mẫu xây dựng bản kế hoạch HĐGDNGLL

Tháng

Chủ điểm

hoạt động

Tên chủ đề

Mục tiêu giáo dục

Nội dung

hoạt động

Hình thức hoạt động

Lực lượng

tham gia

Lực lượng tổ chức

Thời gian

tổ chức

Địa điểm

tổ chức

Kinh phí

tổ chức Tháng

9 Tháng

10 Tháng

11 ....

Tháng 5 Tháng

6,7,8

Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Hiệu trưởng cần chỉ đạo đội ngũ GV lựa chọn những nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với tâm tư và nguyện vọng của HS từ đó phát huy các năng lực sở trường, khả năng sáng tạo của học trò và hướng dẫn HS xây dựng một hoạt động cần theo một quy trình tổ chức chặt chẽ. Ngay từ đầu năm học (tháng 8), Hiệu trưởng yêu cầu TPT Đội phải hoàn thành bản kế hoạch chương trình HĐGDNGLL để báo cáo với Hiệu trưởng, chủ động kế hoạch phối hợp và chỉ đạo GVCN, GV bộ môn trong các hoạt động bắt buộc và tự chọn. Bản kế hoạch đó phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tính khả thi; phải thể hiện rõ làm gì?

làm cho ai? ai làm? làm như thế nào?. Trong bản kế hoạch phải thể hiện sự

phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, thời gian dự kiến tổ chức hoạt động, địa điểm, phương án dự phòng...

Đối với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, Hiệu trưởng là người quản lý, chỉ đạo hoạt động nhưng phải điều hành thông qua một tổ chức tổng hợp, đa ngành để thu hút các lực lượng trong trường và ngoài xã hội cùng tham gia, đặc biệt hình thành Ban HĐGDNGLL (bao gồm: Cán bộ Đoàn- Đội, GV dạy môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật) do người Hiệu phó đảm nhiệm là rất quan trọng.

3.2.3. Chỉ đạo đội ngũ GV thực hiện chương trình HĐGDNGLL

* Ý nghĩa

GVCN có vai trò rất qua trọng trong quá trình giáo dục HS. Điều đó thể hiện ở chỗ: họ trước hết phải là nhà giáo dục, là người trực tiếp tổ chức các HĐGDNGLL. Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL, họ thể hiện là cầu nối giữa tập thể HS với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng đó. Khi tiến hành các hình thức hoạt động khác nhau, GVCN là người dẫn dắt, đa số HS tham gia vào các hoạt động xã hội thiết thực nhằm thực hiện gắn lý thuyết với thực tiễn. GVCN phải tổ chức, xây dựng lớp thành một tập thể HS biết tự quản, tự điều khiển các hoạt động. Họ không làm thay HS mà chủ yếu là huấn luyện các em, từng b- ước hình thành cho các em năng lực tự quản các hoạt động tập thể. GVCN chỉ giữ vai trò cố vấn vừa định hướng, vừa giữ trách nhiệm tư vấn kịp thời cho các em.

TPT Đội là chức danh đứng đầu công tác Đội trong nhà trường. Vai trò của TPT Đội luôn gắn liền với vị trí vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường phổ thông. Hoạt động Đội của nhà trường tốt hay xấu, mạnh hay yếu một phần quan trọng là phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của TPT Đội.

Thường thì trường nào có TPT Đội năng động, nhiệt tình, có kỹ năng nghiệp vụ công tác tốt thì hoạt động giáo dục ở trường đó đạt hiệu quả giáo dục cao

và khả năng, kinh nghiệm hoạt động Đội của các em trong Ban chỉ huy liên đội cũng rất tốt.

* Biện pháp thực hiện

Thực tế khảo sát 15 trường, ta cần chú ý một số nguyên tắc sau:

+ Gắn kết giữa tri thức sách vở với tri thức thực tiễn xã hội

+ Mở rộng tầm nhìn văn hoá cho học sinh về truyền thống lịch sử và yêu cầu cuộc sống hiện đại, nhen lên ở các em những ước mơ, khát vọng cho cuộc sống

+ Từ thực tiễn HĐGDNGLL, luôn khéo léo giấu bàn tay sư phạm, giúp các em dần có khả năng tự quản, tích cực hình thành 8 năng lực cơ bản và dần hoàn thiện nhân cách, tránh áp đặt nóng vội, làm thay hoặc lý thuyết xuông

Để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL, Hiệu trưởng nhà trường cần phải giao nhiệm vụ một cách cụ thể cho đội ngũ GV thực hiện HĐGDNGLL

Đối với GVCN

+ Hiệu trưởng cần yêu cầu GVCN phải nắm chắc kế hoạch của nhà tr- ường về tổ chức HĐGDNGLL để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình. Có bản kế hoạch trong tay GVCN phải chủ động hơn trong việc cụ thể hoá ch- ương trình HĐGDNGLL của lớp mình. GVCN cần nắm vững các điểm sau:

- Những nội dung hoạt động của chủ điểm.

- Biện pháp thực hiện những nội dung đó.

- Các lực lượng tham gia để có sự chuẩn bị phối hợp cùng nhau.

- Bố trí thời gian cho hoạt động.

+ Hiệu trưởng yêu cầu GVCN thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán sự lớp có khả năng điều khiển các HĐGDNGLL. Như vậy, để bồi dưỡng đội ngũ này, GVCN cần phải lưu ý:

- Làm cho các em ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức HĐGDNGLL.

- Giới thiệu với các em toàn bộ kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL để các

em nắm được. Trên cơ sở đó tổ chức thảo luận trong đội ngũ cán sự lớp để thống nhất thực hiện.

- Tổ chức cho các em làm thử việc điều khiển hoạt động với sự giúp đỡ và cố vấn của GVCN.

- Đặc biệt cho các em luân phiên đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt động.

- Theo dõi, uốn nắn, giúp các em điều chỉnh các kỹ năng điều khiển hoạt động của tập thể.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các em.

- Có hình thức động viên, khích lệ để các em tự tin và vượt qua những khó khăn, những vấp váp trong quá trình điều khiển hoạt động.

+ Hiệu trưởng yêu cầu GVCN tổ chức hướng dẫn HS cùng thiết kế các hoạt động của các chủ điểm giáo dục. Đây là nhiệm vụ mà GVCN phải thực hiện thường xuyên, giống như soạn giáo án của GV bộ môn. Chủ động thiết kế các nội dung thì mới có cơ sở thực hiện đầy đủ, tránh việc tổ chức tuỳ tiện, GVCN cần phải có sự trao đổi của đồng nghiệp, tham khảo tài liệu, thảo luận với HS để khai thác và phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động của HS.

+ Hiệu trưởng yêu cầu GVCN thể hiện rõ sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường ở mỗi hoạt động. GVCN với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lực lượng này cùng tham gia vào quá trình hoạt động của HS.

- Thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung và những điều kiện tổ chức thành công hoạt động.

- Đưa ra những đề nghị cụ thể cho mỗi lực lượng.

- Tuỳ theo từng nội dung và hình thức hoạt động mà mời họ tham gia cùng HS.

+ Hiệu trưởng yêu cầu GVCN phải đánh giá và hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả hoạt động khi kết thúc mỗi chủ điểm. GVCN cần phải phát triển ở

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học cơ sở địa bàn tỉnh nam định (Trang 89 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)