Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học cơ sở địa bàn tỉnh nam định (Trang 108 - 113)

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV, PHHS về vị trí, vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL

Biện pháp 3: Chỉ đạo đội ngũ GV thực hiện chương trình HĐGDNGLL Biện pháp 4: Tăng cường và sử dụng hợp lý có hiệu quả CSVC và các điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL

Biện pháp 5: Phối hợp và huy động các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL

Biện pháp 6: Kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL 3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của:

- 30 cán bộ quản lý.

- 30 cán bộ Đoàn - Đội.

- 30 tổ trưởng chuyên môn.

- 30 giáo viên bộ môn - 60 giáo viên chủ nhiệm.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Nhận thức về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề ra có 3 mức độ:

- Rất cần thiết ký hiệu (RCT) - Cần thiết ký hiệu (CT)

- Không cần thiết, ký hiệu (KCT)

Nhận thức về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra có 3 mức độ:

- Rất khả thi, ký hiệu (RKT) - Khả thi ký hiệu (KT)

- Không khả thi ký hiệu (KKT) 3.4.3. Mục đích khảo nghiệm

- Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp.

- Xác định tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm - Điều tra bằng phiếu hỏi

- Qua phỏng vấn, trao đổi

Bảng 18: Thống kế kết quả qua khảo sát ý kiến của CBQL về mức độ cần thiết, tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất

RCT CT KCT RKT KT KKT

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Biện pháp 1 28 93.3 2 6.7 0 0 23 76.7 7 23.3 0 0 2 Biện pháp 2 27 90. 3 10 0 0 29 96.7 1 3.3 0 0 3 Biện pháp 3 27 90 3 10 0 0 28 93.3 2 6.7 0 0 4 Biện pháp 4 28 93.3 2 6.7 0 0 21 70 6 20 3 10

5 Biện pháp 5 24 80 6 20 0 0 18 60 9 30 3 10 6 Biện pháp 6 24 80 6 20 0 0 26 86.6 4 13.4 0 0

Bảng 19: Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của Đoàn- Đội, Tổ trưởng CM, giáo viên bộ môn và GVCN về mức độ cần thiết, tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất

RCT CT KCT RKT KT KKT

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Biện pháp 1 130 86.6 20 13.7 0 0 125 83.3 25 16.7 0 0 2 Biện pháp 2 137 91.3 13 8.7 0 0 145 96.6 5 3.7 0 0 3 Biện pháp 3 135 90 15 10 0 0 125 83.3 25 16.7 0 0 4 Biện pháp 4 140 93.3 10 6.7 0 0 96 64 25 16.6 29 19.4 5 Biện pháp 5 133 88.6 27 11.4 0 0 92 61.3 32 21.3 26 17.4 6 Biện pháp 6 130 86.6 20 13.7 0 0 124 82.6 26 17.3 0 0

Kết quả thống kê qua bảng 18, bảng 19 cho thấy:

- CBQL và GV đều đánh giá mức độ rất cần thiết của 6 biện pháp đề đề xuất trong quá trình quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THCS.

- Việc đánh giá mức độ khả thi của 6 biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng cũng thu được những kết quả tương đối giống nhau từ ý kiến của CBQL và GV. Cả CBQL và GV đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết của biện pháp 4, biện pháp 5 nhưng lại đánh giá 2 biện pháp này ít khả thi hơn, còn lại 4 biện pháp 1, 2, 3, 6 đều khả thi. Khi đ- ược hỏi lý do vì sao một số biện pháp được đánh giá là ít khả thi, đa số ý kiến cho rằng:

Thực tế cho thấy tăng cường CSVC, nguồn tài chính, XHH giáo dục là vấn đề khó khăn. Việc mở rộng diện tích, khuôn viên trường để đạt chuẩn quốc gia là rất khó do kinh phí giải toả, lãnh đạo thành phố, tỉnh đều tháy

được vấn đề khó khăn đó nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Hơn nữa, huy động tốt các lực lượng giáo dục trong nhà trường đã khó, huy động lực lượng giáo dục ngoài nhà trường càng khó hơn. Thực tế trong các hoạt động bắt buộc đều do GVCN tự xây dựng kế hoạch, không có sự tham gia của lực lượng ngoài nhà trường. Việc phối hợp với PHHS cũng không có. GV cho biết: với các trường trong thành phố PHHS đa số là cán bộ, đi làm suốt ngày, họ có kiến thức nhưng không có thời gian tham gia vào hoạt động, chưa kể đến có PHHS chỉ muốn đầu tư cho con học thêm chứ không muốn con mất thời gian cho các hoạt động vì họ hiểu đơn giản HĐGDNGLL là hoạt động vui chơi giải trí; với các trường ở vùng nông thôn (Huyện Giao Thuỷ) trình độ học vấn của PHHS có hạn, trình độ dân trí thấp, có người đi làm thuê, để con ở nhà với ông bà, thậm chí tự chăm sóc nhau. Tâm lý GV ngại phiền phức, hơn nữa việc soạn giáo án, chuẩn bị cho một tiết dạy theo phương pháp mới ngày nay khiến GV mất nhiều thời gian nên không thể đầu tư tốt cho HĐGDNGLL và nhất là khi BGH cũng chẳng yêu cầu chặt chẽ, khâu kiểm tra đánh giá cũng còn lỏng lẻo.

Trên đây là 6 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THCS. Mỗi biện pháp vừa có giá trị tồn tại tương đối độc lập, vừa có quan hệ mật thiết với các biện pháp khác.

Nếu người làm công tác quản lý mà cụ thể là người hiệu trưởng lên kế hoạch một cách khoa học, tập trung được sức mạnh của Hội đồng sư phạm nhà trường, phát huy được mặt mạnh của các lực lượng giáo dục, các ban ngành có liên quan hay làm tốt công tác XHH thì HĐGDNGLL sẽ thực sự đáp ứng được các mục đích giáo dục đã đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

* HĐGDNGLL là bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra, đồng thời giúp các em mở rộng thêm kiến thức, nảy nở những tình cảm tốt đẹp, phát huy tính chủ động sáng tạo và biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục.

* Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn lý luận về HĐGDNGLL, làm rõ các khái niệm và các vấn đề có liên quan và làm rõ mục tiêu, yêu cầu giáo dục của HĐGDNGLL ở trường THCS.

* Đề tài đã khảo sát thực trạng về việc thực hiện và quản lý HĐGDNGLL ở 15 trường THCS (10 trường tại TP Nam Định và 5 trường thuộc huyện Giao Thuỷ) dể đánh giá những mặt mạnh, mạt yếu và nguyên nhân của những mặt yếu đó.

* Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn; dựa trên các nguyên tắc để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV, PHHS về vị trí, vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL

Biện pháp 3: Chỉ đạo đội ngũ GV thực hiện chương trình HĐGDNGLL Biện pháp 4: Tăng cường và sử dụng hợp lý có hiệu quả CSVC và các điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL

Biện pháp 5: Phối hợp và huy động các lực lượng giáo dục tham gia vào qúa trình tổ chức HĐGDNGLL

Biện pháp 6: Kiểm tra đánh gí kết quả HĐGDNGLL

Kết quả khảo nghiệm cho thấy tính khả thi của các biện pháp và vai trò tích cực của hoạt động này trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Cách nhìn nhận của các đối tượng tuy có những điểm khác nhau nhưng cũng đều thống nhất cao sự cần thiết của các biện pháp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học cơ sở địa bàn tỉnh nam định (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)