PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh vật liệu xây dựng phan thanh (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ

Như chúng ta đã biết chi phí là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của bất cứ một tổ chức kinh tế nào. Việc tính toán đúng các khoản chi phí bỏ ra giúp doanh nghiệp nâng cao đƣợc lợi nhuận.

4.2.1 Kết cấu chi phí

Cũng nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh khác, công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh chịu sự ảnh hưởng của các loại chi phí: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh. Vì vậy ta lần lƣợt phân tích các loại chi phí trên.

Bảng 4.8: Kết cấu chi phí qua ba năm (2010 - 2012)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2010 % 2011 % 2012 %

Chi phí giá vốn hàng bán 2.888,6 88,9 2.208,4 88,0 1.147,8 83,9

Chi phí quản lý kinh doanh 360 11,1 300 12,0 220 16,1

Tổng cộng 3.248,6 100,0 2.508,4 100,0 1.367,8 100,0 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh 2010 - 2012

Công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh là đơn vị kinh doanh thuộc quyền sở hữu tƣ nhân nên kết cấu chi phí chỉ bao gồm: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh. Qua bảng số liệu 4.8 ta dễ dàng nhận thấy chi phí giá vốn hàng bán - là chi phí mua hàng hóa về bán là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bảng kết cấu chi phí này.

Năm 2010 khoản mục chi phí giá vốn hàng bán này chiếm đến 88,9%, năm 2011 chiếm 88,0% và năm 2012 là 83,9%. Sở dĩ khoản mục chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao đến nhƣ vậy vì đây là công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ đơn thuần mua hàng hoá

35

về bán lại, chính vì thế công ty không phải chi trả cho các khoản mục chi phí khác nhƣ: Chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung...

Đối với khoản mục chi phí quản lý kinh doanh, ở đây đã bao gồm có chi phí bán hàng, chi phí lương và trong năm 2010 khoản mục chi phí này chỉ chiếm 16,89% trong tổng chi phí và ở năm 2011 là 12,0% và 16,7% là ở năm 2012. Tỉ lệ chi phí quản lý kinh doanh tăng trong khi doanh thu giảm, điều này cho thấy tình hình quản lý chi phí của công ty cần có nhiều biện pháp để cải thiện. Công ty cần quan tâm đặc biệt đến khoản mục chi phí này cùng với chi phí giá vốn hàng bán và làm sao để chi phí đầu vào của các khoản mục này là phù hợp nhất, vì chi phí quản lý kinh doanh quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty.

4.2.2 Phân tích biến động chi phí qua 3 năm 2010, 2011, 2012 Bảng 4.9: Biến động chi phí qua ba năm (2010 - 2012)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 -

2010 % 2012 -

2011 %

Chi phí giá vốn

hàng bán 2.888,6 2.208,4 1.147,8 (680,2) (23,5) (1.060,6) (48,0) Chi phí quản lý

doanh nghiệp 360,0 300,0 220,0 (60,0) (16,7) (80,0) (26,7) Tổng cộng 3.248,6 2.508,4 1.367,8 (740,2) (22,8) (1.140,6) (45,5)

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh 2010 - 2012

Kết hợp giữa biến động doanh thu qua 3 năm và bảng 4.9 ta thấy:

Trong năm 2010 công ty phải bỏ ra tổng chi phí là 3.248,6 triệu đồng, trong đó chi phí giá vốn hàng bán là 2.888,6 triệu đồng tương ứng 88,9% trong tổng chi chi phí quản lý kinh doanh là 360 triệu đồng, chiếm 11,1% trong tổng chi phí; trong khi đó doanh số đem lại là 3.510,6 triệu đồng. Nhƣ vậy nghĩa là cứ thu vào 1 đồng sản phẩm thì chi phí phải bỏ ra là 0,92 đồng.

Đến năm 2011 thì cùng với sự giảm doanh thu là sự giảm chi phí giá vốn hàng bán, giảm còn 2.208,4 triệu đồng. Chi phí giá vốn hàng bán giảm không phải do doanh nghiệp giảm giá mua vào mà là số lƣợng tiêu thụ sụt giảm do tình hình thị trường bất động sản đóng băng, sản lượng tiêu thụ lớn từ các nhà thầu xây dựng không còn, nên chi phí hàng hóa mua vào giảm. Mặc khác cùng với chi

36

phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh năm 2011 cũng giảm 16,7%

còn 300 triệu đồng, nhƣng vẫn chiếm đến 12,0% trong tổng chi phí cho thấy việc quản lý chi phí bán hàng chƣa đạt hiệu quả. Nếu so với năm 2010 thì tốc độ giảm doanh thu là 23,8% tương đương 838,9 triệu đồng, trong khi tốc độ giảm chi phí là 16,7% tương ứng 60 triệu đồng. Qua đó cho thấy trong năm 2011 tốc độ giảm của doanh thu cao hơn tốc độ giảm của chi phí.

Nói tóm lại trong năm 2011 ta thu đƣợc tổng doanh thu là 2.671,7 triệu đồng thì phải bỏ ra là 2.508,4 triệu đồng chi phí, tương đương cứ thu vào một đồng sản phẩm thì phải bỏ ra 0,94 đồng chi phí.

Sang năm 2012, thì tổng chi phí đạt mức 1.367,8 triệu đồng nghĩa là vẫn rấtcao. Vì trong năm 2012 tổng doanh thu chỉ đạt đƣợc là 1.446,6 triệu đồng tức là cũng phải bỏ ra đến 0,95 đồng chi phí thì mới thu vào đƣợc một đồng sản phẩm. Cụ thể là khoản mục chi phí giá vốn hàng bán với 1.147,8 triệu đồng, chiếm 83,9% trong tổng chi phí. Khoản mục chi phí quản lý kinh doanh cũng đạt mức 220 triệu đồng, tương ứng 16,1% trong tổng chi phí.

* Nhận xét chung: Qua tình hình biến động chi phí, ta thấy chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra rất lớn, chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp tuy có giảm nhƣng tỉ lệ phần trăm trong tổng chi phí là vẫn tăng trong khi doanh thu liên tục giảm nhƣ vậy đây cũng là điều rất bất ổn. Nhƣ đã phân tích ở trên, khoản mục chi phí quản lý kinh doanh đã bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí tiền lương, doanh nghiệp cần có các biện pháp tốt hơn để quản lý chi phí quản lý kinh doanh.

4.2.3 Giá vốn hàng bán Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy:

Cơ cấu giá vốn hàng bán của các mặt hàng ta thấy xi măng và thép chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm, xi măng (chiếm 33,4% năm 2010, 36,6% trong năm 2011 và năm 2012 chiếm 37,3%), thép (chiếm 33,2% năm 2010, 48,5%

trong năm 2011 và năm 2012 chiếm 52,8%). Điều này cũng dễ dàng lí giải vì xi măng và thép là mặt hàng có giá trị cao, luôn chiếm tỷ trọng cao về sản lƣợng nên chiếm tỉ lệ lớn trong giá vốn hàng bán.

Kế đến là mặt hàng cát và đá, năm 2010 mặt hàng đá là 556,0 triệu đồng và mặt hàng cát là 392,2 triệu đồng, sang năm 2011, hai mặt hàng này sụt giảm mạnh, mặt hàng đá giảm 357,1 triệu đồng, còn cát giảm 290,2 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012, giá vốn hàng bán của hai mặt hàng này tiếp tục giảm khi mặt hàng đá chỉ còn giá trị là 80,2 triệu đồng, mặt hàng cát có giá trị là 15,7 triệu đồng thấp nhất trong ba năm.

37

Tình hình đơn giá nhập về của các mặt hàng tăng là do chi phí sản xuất, giá xăng, dầu tăng, chi phí vận chuyển tăng, khiến giá các mặt hàng tăng. Điều này khiến giá cả bán ra của các mặt hàng cũng tăng tương ứng, doanh nghiệp càng gặp khó hơn khi nhu cầu vật liệu xây dựng ngày càng giảm.

Bảng 4.10: Số liệu khối lƣợng, đơn giá và giá vốn hàng bán các mặt hàng bán ra tại công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh

Mặt hàng Đơn vị Khối lƣợng

2010 2011 2012

1. Cát m3 2.804,1 650,0 87,2

2. Đá m3 2.598,8 776,1 257,9

3. Xi măng Tấn 952,9 745,2 317,9

4. Thép Tấn 97,8 79,6 42,6

5. Mặt hàng khác - - - -

Mặt hàng Đơn vị Đơn giá

2010 2011 2012

1. Cát Triệu đồng/m3 0,14 0,16 0,18

2. Đá Triệu đồng/m3 0,21 0,26 0,31

3. Xi măng Triệu đồng/tấn 1,011 1,084 1,347

4. Thép Triệu đồng/tấn 9,800 13,464 14,230

5. Mặt hàng khác - - - -

Mặt hàng Đơn vị Giá vốn hàng bán

2010 % 2011 % 2012 %

1. Cát Triệu đồng 392,2 13,6 102,1 4,6 15,7 1,4

2. Đá Triệu đồng 556 19,2 198,9 9,0 80,2 7,0

3. Xi măng Triệu đồng 963,7 33,4 807,8 36,6 428,2 37,3

4. Thép Triệu đồng 958,4 33,2 1.071,7 48,5 606,2 52,8

5. Mặt hàng khác Triệu đồng 18,3 0,6 27,9 1,3 17,5 1,5

Tổng cộng Triệu đồng 2.888,6 100,0 2.208,4 100,0 1.147,8 100,0 Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh 2010 - 2012

* Nhận xét chung: Do công ty là doanh nghiệp chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng nên giá vốn hàng chủ yếu là giá trị mua vào từ cách doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Nên giá vốn hàng bán hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp sản xuất. Ta thấy khoản mục giá vốn hàng bán của công ty

38

liên tục giảm là do lƣợng tiêu thụ các mặt hàng vật liệu xây dựng tiêu thụ ngày càng giảm, nên lƣợng hàng hóa nhập về của doanh nghiệp giảm theo.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh vật liệu xây dựng phan thanh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)