Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh vật liệu xây dựng phan thanh (Trang 56 - 66)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

4.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

4.5.2 Phân tích khả năng thanh toán

Sau khi phân tích đánh giá tình hình thanh toán tổng quan ta cần đi sâu phân tích khả năng thanh toán của công ty. Vì thông qua khả năng thanh toán ta có thể biết đƣợc tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan. Khả năng thanh toán của công ty thể hiện ở số tiền và tài sản mà công ty hiện có, có thể dùng để trang trải các khoản công nợ. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Qua số liệu tính toán trong bảng 4.15 và hình 4.4 ta nhận thấy rằng tỷ số thanh toán hiện thời giảm dần qua ba năm. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản cần phải thanh toán trong ngắn hạn của công ty đang giảm dần.

Năm 2010 tỷ số thanh khoản hiện thời là 2,03 lần, có nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 2,03 đồng tài sản ngắn hạn. Do đó, trong năm 2010 tình hình thanh khoản của công ty là khá tốt, lƣợng tài sản ngắn hạn đủ

44

để trang trải đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới bất kỳ một khoản vay mƣợn thêm nào. Sang năm 2011 khả năng thanh khoản này đã giảm xuống, mỗi đồng nợ ngắn hạn chỉ đƣợc đảm bảo bằng 1,74 đồng tài sản ngắn hạn và vào năm 2012 con số này đã tăng lên 1,92 đồng tài sản ngắn hạn.

Bảng 4.15: Bảng tính các tỷ số thanh khoản

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2010 2011 2012 1. Vốn bằng tiền Triệu đồng 1.617,3 503,6 1.096,1 2. Khoản phải thu Triệu đồng 3.168,5 2.938,9 2.301,7 3. Giá trị hàng tồn kho Triệu đồng 1.013,9 1.028,7 1.028,7 4. Giá trị tài sản ngắn hạn Triệu đồng 5.799,7 4.471,2 4.426,5 5. Giá trị nợ ngắn hạn Triệu đồng 2.910,3 2.772,3 2.777,3 6. Tỷ số thanh toán hiện thời Lần 2,03 1,74 1,92

7. Tỷ số thanh toán nhanh Lần 1,64 1,24 1,22

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh 2010 - 2012

Từ đây cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty đang giảm sút. Công ty cần có biện pháp hữu hiệu để điều tiết hợp lý nguồn vốn.

Đồ thị minh họa sự biến động các tỷ số thanh khoản nhƣ sau:

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh

Hình 4.4 Biểu đồ biểu diễn các tỷ số thanh khoản

.000 .5000 1.000 1.5000 2.000 2.5000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ số thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh

45

Đối với tỷ số thanh toán nhanh của công ty ta nhận thấy tỷ số này giảm qua các năm. Năm 2010 tỷ số thanh toán nhanh của công ty đạt 1,64 lần, có nghĩa là mỗi đồng nợ có 1,64 tài sản ngắn hạn có thể dùng để thanh toán ngay.

Nhƣ đã phân tích ở trên tỷ số thanh toán hiện thời của công ty vào năm 2010 là một con số lớn hơn một, nghĩa là tài sản ngắn hạn đủ để đảm bảo cho nợ ngắn hạn, tỷ số thanh toán nhanh cũng lớn hơn 1. Đó là nhờ vào năm 2010 giá trị tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanh khoản chiếm một tỷ trọng thấp trong giá trị tài sản ngắn hạn. Năm 2011 tỷ số thanh khoản nhanh giảm (chỉ có 1,24 lần so với 1,64 lần năm 2010), và năm 2012 con số này tăng lên 1,55 lần. Từ đây cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn có thể dùng để thanh toán ngay của công ty qua ba năm luôn lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn và đang có xu hướng ổn định. Tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của công ty đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu nhƣ các chủ nợ đồng loạt đòi thanh toán.

Nhƣng nhìn chung tình hình thanh toán nhanh của công ty đang giảm sút.

Công ty tiếp tục cần có một chính sách hợp lý để quản lý tốt nguồn vốn đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.

4.6 PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI

Trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu quan tâm hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích tình hình lợi nhuận thông qua phân tích hệ số lãi ròng, lãi gộp, suất sinh lời của tài sản, và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu qua các năm là một việc làm cần thiết.

Dựa vào số liệu bảng 4.16 ta thấy: Năm 2010, lợi nhuận ròng của công ty là 262 triệu đồng, năm 2011 lợi nhuận ròng giảm mạnh xuống còn 163,3 triệu đồng. Đến năm 2012, với nhiều trong kinh doanh nên lợi nhuận ròng vẫn tiếp tục giảm và chỉ đạt 78,7 triệu đồng. Trong đó, thành phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (hay lợi nhuận bán hàng) là nhân tố chính, doanh nghiệp chỉ chuyên kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng, nên không xuất hiện các thành phần lợi nhuận từ hoạt hoạt động tài chính hay các hoạt động khác.

Ta nhận thấy tình hình lợi nhuận của công ty nhƣ sau:

Tốc độ giảm doanh thu qua các năm là rất cao. Năm 2011 doanh thu giảm 34,9% so với năm 2010, năm 2012 doanh thu giảm 45,9% so với năm 2011. Lợi nhuận ròng của công ty qua các năm cũng liên tục giảm, năm 2011 giảm 37,7% so với năm 2010, năm 2012 giảm 51,7% so với năm 2011. Để hiểu rõ hơn tình hình lợi nhuận ta đi vào phân tích các hệ số về lợi nhuận.

46

Bảng 4.16: Bảng phân tích các chỉ tiêu về lợi nhuận

Chỉ tiêu Đơn vị

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 - 2010

% 2012 -

2011 %

1. Lãi gộp

Triệu

đồng 622,0 463,3 298,8 (158,7) (25,5) (164,5) (35,5)

2. Lãi ròng

Triệu

đồng 262,0 163,3 78,8 (98,7) (37,7) (84,5) (51,7)

3. Doanh thu

Triệu

đồng 3.510,6 2.671,7 1.446,6 (1.225,1) (34,9) (1.225,1) (45,9)

4. Tổng tài sản

Triệu

đồng 8.340,3 7.759,6 7.846,1 (580,7) (7,0) 86,5 1,1 5. Vốn chủ sở

hữu

Triệu

đồng 4.980,1 4.537,3 4.623,8 (442,8) (8,9) 86,5 1,9 6. Hệ số lãi gộp % 17,72 17,34 20,66 (0,4) (2,1) 3,3 19,1 7. Hệ số lãi ròng % 7,5 6,1 5,4 (1,4) (18,1) (0,7) (10,9) 8. Suất sinh lời

của tài sản % 3,1 2,1 1,0 (1,0) (33,0) (1,1) (52,3) 9. Suất sinh lời

của vốn chủ sở

hữu % 5,3 3,6 1,7 (1,7) (31,6) (1,9) (52,6)

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh 2010 - 2012

4.6.1 Hệ số lãi gộp

Hệ số lãi gộp năm 2011 giảm so với năm 2010 giảm 0,38%, tỉ lệ giảm tương đối không nhiều, bên cạnh đó năm 2012 tăng 3,32% so với năm 2011, nguyên nhân do doanh thu và lợi nhuận năm 2012 đều giảm so với năm 2011 nhƣng doanh thu giảm một mức là 1.225,1 triệu đồng trong khi lợi nhuận giảm 164,5 triệu đồng cho thấy công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh đã rất cố gắng trong việc giảm thiểu chi phí.

4.6.2 Hệ số lãi ròng

Hệ số lãi ròng năm 2011 giảm nguyên nhân do lợi nhuận ròng giảm nhiều so với năm 2010. Năm 2012 giảm 0,66% so với năm 2011 và là năm có hệ số lãi ròng thấp nhất, nguyên nhân là do lợi nhuận ròng tiếp tục giảm. Từ số liệu tính toán ta thấy trong 100 đồng doanh thu thì có 6,11 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2011 còn năm 2012 thì sẽ tạo ra đƣợc 5,45 đồng lợi nhuận ròng

47

trong 100 đồng doanh thu. Về mặt lợi nhuận ròng tiếp tục giảm nhƣng chỉ giảm 0,66% (2012 so với 2011) thấp hơn mức giảm 1,35% (2011 so với 2010) mặc dù doanh thu của công ty có giảm cho thấy công tác tiết kiệm chi phí là rất tốt và đơn vị vẫn hoạt động có hiệu quả.

4.6.3 Suất sinh lời của tài sản

Qua phân tích ta thấy suất sinh lời tài sản qua ba năm luôn biến động.

Năm 2011 giảm 1,04% so với năm 2010 cho thấy công ty trong năm 2011 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì chỉ thu đƣợc 2,1 đồng lợi nhuận. Năm 2012, suất sinh lời tài sản tiếp tục giảm mạnh 1,10% so với năm 2011, nhƣ vậy mức tích lũy trên 100 đồng tài sản công ty năm 2012 là 1,0 đồng tiếp tục giảm so với năm 2011 là 2,1 đồng và năm 2010 là 3,1 đồng. Con số này của năm 2012 là quá thấp. Nguyên nhân của việc kém hiệu quả này là do trong năm 2012 doanh thu không cao, chi phí quản lý và chi phí bán hàng vẫn chiếm tỉ trọng lớn khiến lãi ròng thấp.

Điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh chƣa đạt hiệu quả. Mặc dù: Các khoản chi phí năm 2011 là 300 triệu đồng và năm 2012 là 220 triệu đồng giảm rất nhiều cho thấy công ty cố gắng kiểm soát các khoản chi phí trong đơn vị trong tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng tiếp tục giảm.

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân sự biến động của suất sinh lời của tài sản và tìm biện pháp khắc phục những nguyên nhân đó ta đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của tài sản.

Các số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của tài sản được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.17: Các nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của tài sản

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012

2011 - 2010

2012 - 2011 1. Hệ số lãi ròng % 7,46 6,11 5,45 (1,35) (0,66) 2. Số vòng quay tổng tài sản vòng 0,42 0,34 0,18 (0,08) (0,16) 3. Suất sinh lời của tài sản % 3,14 2,10 1,00 (1,04) (1,10)

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh 2010 - 2012

48 Năm 2011:

Suất sinh lời tài sản năm 2011 giảm so với năm 2010 là 1,04%.

Để biết có hiệu quả này là do đâu ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình này.

Do hệ số lãi ròng (ROS) của năm 2011 giảm 1,35 % so với năm 2010 đã làm cho suất sinh lời trên tài sản giảm 0,55%. Do số vòng quay tài sản của năm 2011 giảm 0,08 vòng so với năm 2010 đã làm cho suất sinh lời trên tài sản giảm 0,49%.Tổng cộng các nhân tố bằng -1,04 % đối tƣợng phân tích.

Nhƣ vậy, hệ số lãi ròng (ROS) giảm 0,55% cùng với số vòng quay tài sản giảm 0,08 vòng đã làm suất sinh lời tài sản giảm 1,04%.

Năm 2012

Suất sinh lời tài sản năm 2012 giảm so với năm 2011 là 1,09%

Để biết nguyên nhân này là do đâu ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình này.

Do hệ số lãi ròng (ROS) năm 2012 giảm 0,66% so với năm 2011 đã làm cho suất sinh lời trên tài sản giảm -0,22%.

Do số vòng quay tài sản của năm 2012 giảm 0,16 vòng so với năm 2011 đã làm cho suất sinh lời trên tài sản giảm 0,87%.

Tổng cộng các nhân tố bằng -1,09% bằng đối tƣợng phân tích. Nhƣ vậy, hệ số lãi ròng (ROS) giảm 0,22% cùng với số vòng quay tài sản giảm 0,87 vòng làm suất sinh lời tài sản giảm 1,09%.

4.6.4 Suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Qua phân tích trên cho thấy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có sự biến động lớn, năm 2012 là 1,70%, thấp nhất trong kỳ phân tích. Trong 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 5,26 đồng lợi nhuận vào năm 2010, 3,60 đồng lợi nhuận vào năm 2011 và 1,70 đồng lợi nhuận vào năm 2012, nguyên nhân suất sinh lời vốn chủ sở hữu giảm là do trong năm 2012 lợi nhuận đạt đƣợc là quá thấp (1.446,6 triệu đồng) giảm đến 1225,2 triệu đồng (giảm 45,9) so với năm 2011. Công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh đã cần cố gắng trong việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành tài sản. Vì vậy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu sẽ lệ thuộc vào suất sinh lời của tài sản. Để thấy rõ mối quan hệ và tác động của các nhân tố cấu thành nên suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ta tiến hành phân tích dựa theo sơ đồ DuPont.

49

Bảng 4.18: Các chỉ tiêu thiết lập sơ đồ DuPont

Chỉ tiêu Đơn vị

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011-

2010

2012- 2011 1. Doanh thu Triệu đồng 3.510,6 2.671,7 1.446,6 (838,9) (1.225,1) 2. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 262,0 163,3 78,8 (98,7) (84,5) 3. Tổng tài sản Triệu đồng 8.340,3 7.759,6 7.846,1 (580,7) 86,5 4. Suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu % 5,26 3,60 1,70 (1,66) (1,89)

5. Suất sinh lời của tài

sản % 3,14 2,10 1,00 (1,04) (1,10)

6. Tỷ lệ tài sản trên vốn

chủ sở hữu Lần 1,67 1,71 1,70 0,04 (0,01)

7. Hệ số lãi ròng % 7,46 6,11 5,45 (1,35) (0,66)

8. Số vòng quay tổng

tài sản Vòng 0,42 0,34 0,18 (0,08) (0,16)

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh 2010 - 2012

50

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh 2010 - 2012 Hình 4.5 : Minh họa phân tích DuPont

Số vòng quay tổng tài sản (vòng)

2010 2011 2012

Chênh lệch 2011 -

2010

2012 - 2011 0,42 0,34 0,18 (0,08) (0,16)

x

x

Doanh thu (triệu đồng)

2010 2011 2012

Chênh lệch 20011 -

2010

2012 - 2011 3.510,6 2.671,7 1.446,6 (838,9) (1.225,1)

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (%)

2010 2011 2012

Chênh lệch 2011 -

2010

2012 - 2011 5,26 3,60 1,70 (1,66) (1,89)

Suất sinh lời của tài sản (%)

2010 2011 2012

Chênh lệch 2011 -

2010

2012 - 2011 3,14 2,10 1,00 (1,04) (1,10)

Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu (lần)

2010 2011 2012

Chênh lệch 2011 -

2010

2012 - 2011 1,67 1,71 1,70 0,04 (0,01)

Hệ số lãi ròng (%)

2010 2011 2012

Chênh lệch 2011 -

2010

2012 - 2011 7,46 6,11 5,45 (1,35) (0,66)

Lợi nhuận ròng (triệu đồng)

2010 2011 2012

Chênh lệch 2011 -

2010

2012 - 2011 262,0 163,3 78,8 (98,7) (84,5)

Tổng tài sản (triệu đồng)

2010 2011 2012

Chênh lệch 2011 -

2010

2012 - 2011 8.340,3 7.759,6 7.846,1 (580,7) 86,5

51 Nhận xét:

Qua sơ đồ DuPont trên cho ta thấy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm năm 2011 là 3,60% cho thấy năm 2011 giảm 2,26% so với năm 2010 nguyên nhân là do suất sinh lời tài sản năm 2011 giảm 1,04% trong khi đó đòn bẩy tài chính tăng rất ít chỉ tăng 0,04% so với năm 2010. Suất sinh lời vốn chủ sở hữu giảm năm 2011 là 3,60% và năm 2012 là 1,70% tiếp tục giảm 1,90% so với 2011 nguyên nhân là do suất sinh lời tài sản 1,10% và đòn bẩy giảm 0,01%.

Đồng thời trong năm 2012, doanh thu thấp nhất với tỷ suất lợi nhuận so với với doanh thu (ROS) giảm 0,66% và số vòng quay tài sản giảm 0,16 vòng đã làm cho ROA tiếp tục giảm, nguyên nhân do lợi nhuận ròng giảm mạnh 84,5%

(2012 so với năm 2011). Nhìn chung cần một dấu hiệu khả quan cho Công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh trong việc phục hồi và giảm thiểu chi phí cho hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó công ty cần thực hiện tối đa hóa lợi nhuận bằng nhiều hình thức tăng doanh thu bán hàng đồng thời hạ chi phí, tăng số vòng quay tài sản, thay đổi tỉ lệ vốn chủ sở hữu. Từ đó sẽ làm tăng khả năng sinh lời của đơn vị.

4.7 CÁC CHÍNH SÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG PHAN THANH

4.7.1 Về chính sách hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho của công ty TNHH KD VLXD Phan Thanh giảm dần, số ngày tồn kho ngày càng gia tăng cho thấy cho thấy tình hình bán hàng của công ty chậm, làm tăng chi phí tồn trữ, hao hụt, chứng tỏ công ty không quan lý tốt hàng tồn kho của mình.

Nguyên nhân là do những năm gần đây nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Điều đó đã làm cho giá cả biến động bất thường đặc biệt là mặt hàng vật liệu xây dựng, thị trường thì luôn biến động nên làm cho sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều.

Hiện tại công ty chỉ nhập hàng với khối lƣợng đủ phục vụ cho nhu cầu xây dựng từ tháng hai cho đến tháng sáu hàng năm. Nhu cầu xây dựng thường vào các tháng này, vì các tháng cuối năm rơi vào mùa mƣa, số lƣợng các công trình xây dựng ít, và là thời điểm thị trường vật liệu xây dựng ế ẩm nhất.

52 4.7.2 Về chính sách bán hàng

Hiện tại công ty vẫn đang thực hiện chính sách điều chỉnh giá bán theo giá vốn hàng bán nhập kho. Việc điều chỉnh này của công ty nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận nhằm bù lỗ cho các khoản chi phí hoạt động kinh doanh.

Chính chính sách này khiến giá bán các mặt hàng của công ty tăng, đồng thời khiến khả năng tiêu thụ hàng hóa giảm.

Công ty cũng đang áp dụng một số chính sách chiết khấu cho các khách hàng mua hàng tại công ty

* Đối với các khách hàng là: người dân với đơn hàng từ 50 triệu đến 200 triệu đồng một lần mua mức chiết khấu là từ 1% đến 5%. Công ty không áp dụng bán chịu với khách hàng là người dân.

* Đối với các khách hàng là: các công ty xây dựng mức chiết khấu tương ứng với các thời gian thanh toán sau:

+ Thanh toán ngay mức chiết khấu là 10%, trước 10 ngày mức chiết khấu là 5%, từ 10 đến 20 ngày mức chiết khấu là 2%.

+ Trả chậm từ 20 ngày đến 40 ngày không được hưởng chiết khấu, khách hàng phải chịu thêm mức giá gia tăng là 2%.

+ Trả chậm từ 40 ngày đến 60 khách hàng phải chịu thêm mức giá gia tăng là 5%.

+ Trả chậm từ 60 ngày đến 90 khách hàng phải chịu thêm mức giá gia tăng là 10%.

Qua phân tích các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân ta thấy kì thu tiền bình quân năm 2010 là 399 ngày, năm 2011 là 327 ngày, năm 2012 là 226 ngày. Nhƣ vậy tuy tình hình quản lý và thu hồi nợ có cải thiện nhƣng so với thời gian hưởng chiết khấu thì tình hình bán hàng vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh vật liệu xây dựng phan thanh (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)