CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT Ở TỈNH ĐĂK NÔNG
2.1.1. Về điểu kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Dak Nông nằm trong khoảng tọa độ địa lý 1130' đến 13°25" vĩ độ Bắc và I07230' đến 109°30° kinh độ Đông. Phía bắc và đông bắc Dik Nông giáp với tinh
Dak Lak, phía đông và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây nam giáp tỉnh Binh Phước, phía tây giáp Cămpuchia với chiéu dài 130 km đường biên giới. Diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là khoảng 6.515,61 kmỶ (năm 2008).
Dak Nông nằm ở phía tây nam của vùng Tây Nguyên, nơi có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh ~ quốc phòng đối với cả nước và
khu vực Đông Dương. Nơi đây có quốc lộ 14 nối Dik Nông với Dak Lak ở phía bắc, Bình Phước ở phía tây nam. Có quốc lộ 28 nối tỉnh với Lâm Đồng, tỉnh Bình Thuận
và TP.HCM; có cửa khẩu Pu Prăng và Đăk Per, theo trục quốc lộ 76 đến các tỉnh Campuchia. Đăk Nông là một trong những tỉnh có đường Hồ Chí Minh chạy qua hầu hết các huyện. Đây là tuyến giao thông huyết mạch làm tăng khả năng giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận và cả nước.
Vị trí địa lý như trên tạo điểu kiện cho Dak Nông có thể mở rộng thông thương hàng hóa, tăng cường liên kết giao lưu với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Duyên hải miễn Trung và với nước ngoài. Từ đó mở rộng thị trường các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao của mỗi nơi.
2.1.1.2. Địa chất
Lịch sử địa chất của tỉnh Đăk Nông gắn liền với vùng Tây Nguyên, là lịch sử
của địa khối Kon Tum và đới uốn nếp Hecxini Nam Trung Bộ ở đa phía nam và
Trang 24
Đề tài: Hiện trạng khai thác và sử dung đất tỉnh Dak Nông
đông nam của nó. Khối Kon Tum kéo dài 400 km. với bể rộng trung bình 200 km.
Do ảnh hưởng của các đứt gãy theo hướng tây bắc - đông nam, quá trình hoạt động
địa chất diễn ra nâng cao ở hai đầu hạ thấp ở giữa... Đến Tân Kiến Tạo, khu vực nà y được nâng khá mạnh địa khối Kon Tum và đới uốn nếp Hecxini Nam Trung Bộ kèm theo là đứt gãy và phun trào magma và về sau hình thành nên các cao nguyên
badan.
Tỉnh Dak Nông nim trọn trên khối cao nguyên cổ Dak Nông - Dak Mil có độ cao so với mực nước biển từ 160m (ở phía bắc) - gắn 1980m (ở phía tây nam)
Theo kết quả điều tra thành lập bản đổ đất của tỉnh Dak Nông (năm 2005) cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa đá mẹ/mẫu chất và đất. Đối với lớp phủ thổ nhưỡng trên đá bazơ, đất được hình thành thường có ting dày, tơi xốp, có độ phì cao. Đối với lớp phủ thổ nhưỡng trên đá axit biến chất, đá cát và phù sa cổ thì hình thành nên đất có thành phan cơ giới nhẹ và trung bình, đất có độ phì thường kém
hơn.
2.1.1.3. Địa hình
Nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn do kiến tạo địa chất và lượng mưa lớn, tập trung làm địa hình tỉnh Đăk Nông bị chia cất mạnh. Địa hình có hướng cao dẫn từ
đông sang tây và từ bic xuống nam, độ cao tuyệt đối trung bình từ 600m — 700m.
Địa hình Dak Nông đa dang và phong phú, mang nét đặc trưng của địa hình miền
núi, đó là sự xen kê giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao:
- Địa hình núi, chiếm khoảng 27% điện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa
bàn huyện Dak Riấp, Tuy Đức với độ cao trung bình khoảng 1000 - 2000m. Đáy là khu vực địa hình chia cất mạnh và có độ dốc lớn. Đất badan chiếm phần lớn diện
tích, thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hổ tiêu, điều...
- Địa hình cao nguyên, chiếm khoảng 49.5% điện tích tự nhiên, độ cao trung
bình trên 800m. độ dốc trên 15”, phân bố chủ yếu ở Dak G'Long, Dak Song, Đăk
Trang 25
Đề tài: Hiện trạng khai thác và sử dung đất tinh Dak Nông
Mil và thị xã Gia Nghĩa. Vùng này chủ yếu là đất badan thuận lợi cho phát triển cây
công nghiệp dai ngày, chăn nuôi dai gia súc và lắm nghiệp. 6 đây có cao nguyên
Dik Nong, là cao nguyên badan dạng vòm với nhóm đá magma bazơ, bị xâm thực
và chia cất mạnh, tạo nên các đổi bất úp. Địa hình cao nhất ở phẩn trung tâm cao nguyên và thấp din về các phía.
- Địa hình thung lũng và vùng đất thấp, phân bố dọc sông Krông Nô và Sêrêpôk, chiếm 23,S% diện tích tự nhiên, thuộc khu vực các huyện Cư Jút và Krông
Nô. Địa hình tương đối bằng phẳng. có độ dốc từ 0° - 3°, thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, chin nuôi gia súc, gia cim..,
2.1.1.4. Khí hậu
Khí hậu Bak Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm lại
vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng. Khí hậu có hai mùa rô rệt: mùa
mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10 (tập trung 80% — 85% lượng mưa cả
nắm) và mùa khô từ tháng 1! đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 3 và tháng 4 là
hai thắng nóng và khô nhất. Lượng mưa trung bình năm từ 2700 mm đến gần 3100
mm (tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 và 9). Tổng lượng mưa cả năm có xu hướng
- ủgày càng tập trung vào mựa mưa: 85,66% nỏm 2005; 88.04% năm 2006; 91,52%
năm 2007, dẫn đến mùa khô hầu như khô hạn hoàn toàn, tháng 1 và tháng 12 hằng năm hầu như không mưa. ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của các loại cây trồng. nhất là cây lâu ndm và quá trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22°C - 23°C (tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ trung bình gắn 25°C). Chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
không đáng kể. Hướng gió phổ biến vào mùa khô là Đông Bắc, mùa mưa là Tây Nam. Độ ẩm không khí trung bình năm từ 80 - 85%.
Trang 26
Để tài: Hiện trang khai thác và sử dung đất tỉnh Dak Nông
Dak Nông hấu như không chịu ảnh hưởng của bão. Tuy nhiên chế độ mưa theo mùa đã gây khó khăn lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của
dân cư (đặc biệt là hiện tượng thiếu nước vào mùa khô)
2.1.1.5. Thổ nhưỡng
Nhìn chung. Dik Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung có tài
nguyên đất khá phong phú và đa dạng, giàu chất dinh đưỡng. Đây là đặc điểm nổi
bật so với các vùng lãnh thổ khác của đất nước, tương đối thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp. Ở Dak Nông bao gồm 11 nhóm đất: Đất phù sa. đất gley, đất mới biến
đổi. đất đen, đất nâu. đất xám. đất nâu thim, đất có tang sét chặt, đất đỏ, đất xói
mòn trợ sỏi đá, đất nứt nẻ.
Trong đó, nhóm đất có diện tích lớn nhất ( với 60.34% diện tích tự nhiên tỉnh) và có giá trị là nhóm đất đỏ (chủ yếu là đất đỏ badan), tập trung ở các khối badan Đăk Nông. phân bố chủ yếu ở Đăk Mil, Dak Song, Đăk Glong, Đăk R`Lấp và thị xã
Gia Nghĩa, rất thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hổ
- tiêu, điểu... Nhóm đất xám chiếm khoảng 28,26% diện tích đất tự nhiên, phân bố đều ở các huyện thị xã, thích hợp cho phát triển cây lương thực, cấy công nghiệp
hàng nim và chin nuôi.
Tính đến 01/01/2009, tổng diện tích tự nhiên trên toàn tỉnh là 651.561 ,52 ha.
Trong 46, đất nông nghiệp là 573.175,95 ha; chiếm 87,97% diện tích đất tự
nhiên. Trong tổng số đất nông nghiệp. đất sản xuất nông nghiệp chiếm 38, 12%; đất
lâm nghiệp chiếm 49,73%. Đất trồng cây lâu năm chiếm 23,53%; đất trồng cây
hàng năm chiếm 14.59% còn lại 0,12% là đất nuôi trồng thủy sản trong tổng diện
tích đất sản xuất nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp là 40.731,42 ha chiếm 6,25% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong tổng số đất phi nông nghiệp, đất ở chiếm 0,63%; đất chuyên dùng chiếm 2,72%; đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm 0,08%; còn lại đất sông suối và mat
nước chuyên dùng chiếm 2.81%.
Trang 27
Đề tài: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Dak Nông
Còn lại đất chưa sử dụng là 37.654.15 ha chiếm 5,78% tổng điện tích đất tự
nhiên của tỉnh.
2.1.1.6. Tài nguyên nước
* Tài nguyên! nước mặt:
Đăk Nông có mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khấp địa bàn tỉnh.
Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
xây dựng các công trình thủy điện đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế và dân sinh. Trong tỉnh có hai hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai.
- Hệ thống sông Sêrêpôk do hai nhánh Krông Ana và Krông Nô hợp thành.
Đoạn chảy qua tỉnh nằm trên địa bàn huyện Cư Jut có lòng sông tương đối hẹp và dốc tạo ra nhiều thác lớn, hùng vĩ vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp vừa có giá trị ' thủy điện lớn như thác Dray Sap, Gia Long, Trinh Nữ... Nơi đây cũng là đầu nguồn
của các con suối chảy ở khu vực huyện Dak Mil.
- Hệ thống suối đầu nguồn sông Đồng Nai: dòng chảy chính của sông Đồng Nai không chảy qua địa phận tỉnh Dik Nông, nhưng có nhiều con suối thượng nguồn, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt hay tạo điểu kiện cho việc xây dựng các hổ, đập nhỏ như suối Đăk Rung, suối Dak R"TiI, suối Dak R'Lấp...
Các sông suối của Đăk Nông có tiểm năng thuỷ điện dổi dào, có thể xây
dựng dược nhiều công trình thuỷ điện lớn nhỏ. Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều các sông nhỏ phân bố rộng khắp, cùng với hệ thống sông ngòi tạo ra nguồn nước mặt phong phú, khá thuận lợi để khai thác phục vụ sản xuất và đời sống. Còn có các hồ, đập vừa có tác dụng giữ nước. vừa là tiém năng để phát triển du lịch như hổ Ea T'linh, Ea Snô, hồ Dak Rong...
* Tài nguyên nước ngắm:
Do nguồn nước mưa cung cấp hàng nam tương đối lớn, cùng với khả nang thấm và giữ nước của một số thành tạo địa chất nên đã làm cho nguồn nước ngầm ở
Trang 28
Để tài: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Đăk Nông
Dik Nông có vị trí quan trong trong cán cân nước nói chung. Nước ngẩm trong cấu thành tạo badan đóng vai trò chủ yếu nhất.
Nguồn nước ngắm phân bố ở hầu khấp cao nguyên badan và các huyện trong tỉnh với trữ lượng lớn ở độ sâu 40 - 90m. Đây là nguồn nước cung cấp bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, làm kinh tế trang trại, làm kinh tế vườn... Tuy
nhiên. trên một số địa bàn vùng núi cao thuộc các huyện Dak R'lấp, Đăk G'long và
thị xã Gia Nghĩa nguồn nước ngầm hạn chế.
Nguồn nước ngắm: tổn tại dưới 2 dang chủ yếu là nước lễ hổng và nước khe
nut. Trong những thang mùa khô nước ngdim là nguồn tài nguyên rất quan trọng
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nước ngắm được khai thác chủ yếu thông qua các giếng khoan, giếng đào, nhưng do nguồn nước nim ở ting sâu nên muốn khai thác cẩn có đầu tư lớn.
Do chịu ảnh hưởng của khí hấu cao nguyên. lại nằm ở phía tây, cuối day
Trường Sơn nên vào mùa khô mưa ít, nắng nóng kéo đài làm khô hạn, nhiều lúc
thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân
cư, Ở những nơi mất rừng các con suối khô cạn, mực nước ngắm tụt sâu, các giếng
đào, giếng khoan đều phải đào và khoan sầu thêm mới có nước.
Tiém nang thuỷ điện: Trên địa bàn có khả nãng xây dựng nhiều công trình
thuỷ điện quy mô lớn và vừa như: Các công trình thuỷ điện Sêrêpôk, Đức Xuyên,
Buôn Tau Srah, thuỷ điện Dak R’Til... và nhiều công trình thuỷ điện nhỏ, tổng công suất thiết kế các công trình trên địa bàn hàng nghìn MW, góp phần không nhỏ trong
việc giải quyết nhu cấu điện nang cho tỉnh cũng như cả nước.
2.1.1.7. Tài nguyên rừng
Năm 2008, diện tích đất lâm nghiệp là 323.992,49 ha, trong đó đất rừng sản
xuất với diện tích là 256.687,59 ha. Rừng phòng hộ 39.027, 19 ha. Rừng đặc dụng là
28,277.71 ha. Tỷ lệ rừng che phủ rừng toàn tỉnh là 49%. Rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng có tỷ trọng khá lớn, cần được bảo vệ nghiềm ngặt phục vụ mục tiêu phát triển
Trang 29
Đề tải: Hiện trang khai thác va sử dụng đất tinh Dak Nong
bến vững. Trong tinh có 2 khu bảo tổn thiên nhiên với những khu rừng nguyên sinh
rộng lớn là : Tà Ding và Nam Nung.
Hệ đông thực vật khá da dang. Trong đó có một số loài động vắt hoang dã quý hiểm như: voi. hổ, bò rừng và nhiều loài linh trưởng. bò sát... được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới. Hệ thực vật trên địa ban tỉnh cũng khá da dang,
phong phú về chủng loại, trữ lượng gỗ lớn, và có nhiều loài quý hiếm, nhiều loài cây cho giá trị kinh tế cao như: sao, trắc, giáng hương. căm xe...có nhiều loại được
liệu quý là nguồn nguyên liệu đổi dào để chế thuốc chữa bênh trong y học dân tóc.
Những nam gắn đây hiện tượng phá rừng làm nương riy do dân di cư tự do,
nạn phá rừng do khai thác gỗ lậu đã làm điện tích rừng tự nhiên của tỉnh giảm đáng
kể, kéo theo hệ lụy của việc mất rừng là lũ quét thường xuyên xảy ra vào mùa mưa.
2.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đã phát hiện được 161 điểm khoáng sản. Các nhóm, loại khoáng sản phan bố trên địa ban tỉnh như sau:
- Bôxit: trữ lượng dự đoán 5.4 tỉ tấn, trữ lượng thim dò 3,4 tỉ tấn, hàm lượng AlzO; khoảng từ 40,55%. Bôxit phân bố ở thị xã Gia Nghĩa và các huyện Dak Glong, Dak R'Lấp, Tuy Đức, Dak Song nhưng tập trung chủ yếu ở Dak Glong. Trên bé mặt của mỏ quặng có lớp đất badan đang trồng cây công nghiệp dai ngày và có
rừng.
- Khoáng sản phi kim loại có đất sét, phân bố rải rác trên địa bàn một số
huyện, làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây đựng; sét cao lanh để làm gốm sứ cao cấp, có nhiều ở huyện Dak Glong, pudơlan làm nguyên liệu cho sản xuất xi
ming...
- Ngoài ra Dak Nông còn có một số khoáng sản quý hiếm như vàng, ngọc bích. saphia tring, tập trung ở huyện Dak Song: vonfram, thiếc, antimoan ở huyện
Cu Jut, Đăk Glong,
Trang 30
Đề tài: Hiện trang khai thác và sử dung đất tỉnh Dak Nông
- Nguồn nước khoáng thiên nhiên tại huyện Đăk Mil có khả năng khai thác . khoảng 570 m’/ngay đêm.
2.1.1.9. Tài nguyên du lịch
Dak Nông có tiểm năng lớn về du lịch nhờ các nét đặc thù của cảnh quan tự nhiên vùng cao nguyên và các truyền thống văn hoá đân tộc lâu đời. tạo nên một sắc thái độc đáo, với những khu rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật quý
hiểm.
Dak Nông có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như các khu rừng nguyên sinh, khu bảo tốn thiên nhiên Nam Nung (25000 ha), Tà Đùng (28000 ha), các thác nước hùng vĩ, đẹp, còn nguyên sơ nim ở giữa rừng già như Đrây Sáp, Trinh Nữ, Diệu
Thanh. thác Gầu, Dak Glung. thác Liêng Nung... rất thích hợp để phát triển các khu
du lịch sinh thái nghĩ dưỡng, cắm trại...
Tài nguyên du lịch nhân văn với các buôn làng đồng bào dân tộc ít người, nhất
là dân tộc M'Nông với những nét sinh hoạt truyền thống độc đáo như hội cổng chiéng, lễ hội đâm tru, uống rược cắn... là những tiém năng để phát triển du lịch
văn hoá, nhân văn.
Khó khán của ngành du lịch Tây Nguyên nói chung, Đăk Nông nói riêng có
thể khái quát là: thiếu những nơi cuốn hút nổi tiếng, vị trí các điểm du lịch phân tán, cự ly giữa các điểm du lịch trong vùng phải đi mất nhiều thì giờ. Điểu này gây nên
sự mệt mỏi cho du khách, đặc biệt trong các tháng nắng nóng - mùa khô kéo dài,
đất đai trở nên khô nẻ, cảnh quan ở nhiều vùng đơn điệu ít hấp dẫn.
2.1.2. Về điểu kiện kinh tế — xã hội