Về điểu kiện kinh tế — xã hội Dak Nông là một bộ phận của tinh Dak Lak cũ. Từ khi đất nước thống nhất

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Đăk Nông (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT Ở TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1.2. Về điểu kiện kinh tế — xã hội Dak Nông là một bộ phận của tinh Dak Lak cũ. Từ khi đất nước thống nhất

(năm 1975), Dak Lak, trong đó có Dak Nông có ranh giới hầu như không thay đổi.

Theo nghị quyết số 22/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của quốc hội khoá XI. tinh Dak

Nông được thành lập trên cơ sở tách từ tỉnh Dak Lak cũ thành hai tinh Dak Nông va

Trang 31

Đề tài: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Đăk Nông

Dik Lak. Và ngày 01/01/2004, trên bản đổ hành chính Việt Nam xuất hiện một tỉnh

mới là tinh Dak Nông.

Hiện nay, Dak Nông có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gdm:

* | thị xã: Thị xã Gia Nghĩa (tỉnh ly)

* 7 huyện với 71 đơn vị hành chính cấp xã gồm 5 phường. 5 thị trấn và 61 xã:

- Huyện Cư Jit (thành lập ngày 19 tháng 6 năm 1990, tách từ huyện Đăk Mil

và thi xã Buôn Ma Thuột)

- Huyện Đắk Glong (tên cũ trước tháng 6 năm 2005 là huyện Đắk Nông) - Huyện Đắk Mil (có từ năm 1975)

- Huyện Dak RLấp (còn gọi là Kiến Đức, thành lập ngày 22 tháng 2 năm

1986, tách ra từ huyện Đấk Nông cũ)

- Huyện Đắk Song (tách từ huyện Dak Nông cũ và Dak Mil)

- Huyện Krông Nô

- Huyện Tuy Đức (thành lập trên cơ sở xã Đăk Buk So tách ra từ huyện Đắk R lấp cũ (1-2007)

2.1.2.1. Dân số và lao động

* Dân số

Năm 2008, dân số trung bình toàn tỉnh 406.136 người, trong đó dân số đô thị chiếm 66.274 người, dân số nông thôn là 393.862 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên

là 1.6%. Mật độ dân số trung bình 70,65 người/km”. Dân cư phần bố không đều trên

địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện ly, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Nơi có mật độ dân số trung bình cao

nhất là thị xã Gia Nghĩa với 134,64 ngườikmỶ. Nơi thấp nhất là huyện Dik Glong với 24,23 người/kmỶ. Có những vùng đân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk

Glong, Dak R'Lấp.

Dak Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 31 dân tộc cùng sinh sống. Cơ

cấu dân tộc đa dạng. chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tay, Thái, E Dé, Ning v.v.

Trang 32

Để tài: Hiện trạng khai thác và sử dung đất tinh Dak Nông

Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 65,5%. M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ

nhỏ.

* Lao động

Số người trong độ tuổi lao động năm 2008 toàn tỉnh có 276,923 người, chiếm 68,1% dân số. Lao động tham gia làm việc trong các ngành kinh tế có 246.873

người, trong đó chủ yếu tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm

54,94%, lao động công nghiệp-xây đựng chiếm 31,46%: lao động khu vực dich vụ chiếm 13.6%.

Số lượng lao động kỹ thuật qua đào tạo chiếm tỉ trọng nhỏ, khoảng 13,2%

(2007). Phần lớn lực lượng lao động là lao động chắn tay trong các ngành nông, lâm

nghiệp. Tuy nhiên do cơ cấu sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp nên đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các nông. lâm trường và một số nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong và thâm canh cây công nghiệp ngấn và dài ngày như đậu đỗ,

mia, bông. cà phê, cao su, diéu, tiêu v.v.

Dân số và nguồn nhân lực của tinh déi đào, người dân cần cù, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ đân trí còn

thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phần lớn đân cư và lao động sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn ít, thiếu vốn để phát triển sản xuất

kinh doanh nên ở một số địa bàn đời sống của din cư còn gặp khó khăn

2.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế

Tuy mới thành lập nhưng nền kinh tế của tỉnh Dak Nông bước đầu đã đi vào

Sn định và phát triển. Năm 2008, tổng sản phẩm trong tỉnh:

+ Ước đạt 3.182.400 triệu đồng (theo giá so sánh) + GDP giá thực tế là 5.923.39 tỷ đổng

Trang 33

Đề tai: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Dak Nông

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân năm 2004 đến 2008 đạt 15,27%,

trong đó nông lâm nghiệp tăng 8,34%, công nghiệp xây dựng tăng 58,75%, các

ngành dịch vụ ting 18%.

+ Cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, song trong thời

gian qua đã có sự chuyển địch theo hướng giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệ p, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP. Năm 2008 khối lượng nông

lâm ngư nghiệp chiếm 60,43%, công nghiệp xây dựng chiếm 22,38% và dịch vụ

chiếm 17,19% tổng GDP.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh ước tính đạt 980 tỷ đồng. tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2004 đến 2008 là 36%.

Trong năm 2009, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn giữ được đà ting trưởng tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,6% (Nghị Quyết - NQ 15%)

(Năm 2008 là 15,16%), trong đó:

+ Công nghiệp- xây dựng ting 30,86% (NQ 31.74%), Năm 2008 là 29,78%

+ Nông lâm ngư nghiệp tăng 7% (NQ 7,85%), Năm 2008 là 10,64%

+ Dịch vụ tăng 18,17% (NQ 18,32%); Năm 2008 là 14,82%

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 227 triệu USD, tăng 10.7% so với năm

2008 (NQ tăng 17%) (năm 2008 đạt 176,180 triệu USD; năm 2007. 153,2 triệu

USD).

- Thu nhập bình quân đầu người dat 14,1 triệu đồng (NQ 13.5 triệu đồng) (adm 2008 là gần 12,9 triệu đồng)

- Tổng thu ngắn sách ước đạt 586,5 tỷ đồng, tăng 22,1% so với nám trước (NQ tăng 20%) (Nam 2008: 474 837 triệu đồng: năm 2007: 354 994 triệu đồng).

- Tỷ lệ hộ nghèo còn 19,04%;

- Kết nạp đẳng viên được 1.572 ding viên mdi, đạt 105% so với NQ.

Trang 34

Đề tài: Hiện trang khai thác và sử dụng đất tỉnh Dak Nông

Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thông tin, thể dục thể thao... có nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thin của nhân dân được cai thiện rõ rệt. Tình hình chính trị cơ bản ổn định. quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất tỉnh Đăk Nông (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)