Về chương trình và sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Thực trạng - giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa môn lịch sử ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 57 - 61)

Đa số các giáo viên giảng day bộ môn thường chỉ quan tâm đến sách giáo

khoa chứ ít chú ý đến chương trình, trong khi sách giáo khoa chỉ là tài liệu cụ thể hóa

chương trình và chương trình mới là vấn dé cẩn xét đến dau tiên.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến học sinh chán học sử là do chương trình vừa khô khan vừa quá tải. Để đảm bảo thực hiện đúng phân phối chương trình, cả giáo viên lẫn học sinh đều phải “thi chạy ma ra thon” trong mỗi tiết học để kịp giờ, còn đâu thời gian cho những chuyện kể. những câu hỏi nâng cao hoặc đào sâu

Trang 56

SVTH: Để Thi Thanh Nhàn -Nguyễn Thị Nghĩa GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc

kiến thức. Tiết học ngày càng trở nên nặng nể, các vận động viên càng về sau càng đuối sức, học rất nhiều nhưng thu hoạch chẳng được bao nhiều , và học xong chỉ muốn

quên hết cho “nhẹ người”. Từ đó, tâm lí ngán ngai học lịch sử lan rộng trong học sinh,

số em yêu thích bộ môn này ngày càng giảm, cho dù các thay cô đã hết sức cố gắng

Như thế các thay cô phổ thông phải “46 mồ hôi, sôi nước mất" mới có thể cùng học sinh hoàn thành chương trình phổ thông, làm sao đòi hỏi họ phải dạy cho học sinh

thi đâu đại học? Ngoài ra, cũng cẩn xác định rõ, giáo viên phổ thông tuy được đào

tạo từ các trường đại học, nhưng nhiệm vụ của họ là dạy học sinh phổ thông chứ

không phải luyện thi đại học

Nhìn tổng quát nội dung chương trình bộ môn lịch sử thể hiện qua sách giáo

khoa có những điểm sau:

Thứ nhất, phạm vi nội dung quá rộng lại được thực hiện trong một khung thời

gian quá hẹp

Thứ hai, giữa dung lượng kiến thức của các phân môn và quỹ thời gian dành

cho chúng không có sự tương quan hợp lí.

Thứ ba, nội dung chương trình vừa sơ lược, vừa dan trải lại vừa dén nén, ôm đồm.

Rõ rang việc học sinh không thích học sử xuất phát từ nhiều nguyên nhân :từ

gia đình, nhà trường đến xã hội, từ chương trình đến sách giáo khoa

Là một giáo sinh thực tập, đã tham gia giảng dạy chúng tôi nhận thấy nội dung chướng trình và SGK còn nhiều nghịch lý :

Thứ nhất, chương trình và sách giáo khoa được viết theo tinh thần “giảm tải * nhưng thực tế lai "tăng tải ", nhất là chương trình lịch sử khối 12. Các tác giả bám sát chương trình để viết nhưng không hé bám sát thực tế phổ thông. Các tác giả viết sách giáo khoa có lẽ chưa day qua bậc phổ thông, hoặc chỉ tiếp xúc với một số học sinh

Trang 57

SVTH; Để Thị Thanh Nhàn ~Nguyễn Thị Nghĩa GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc

xuất sắc ở các thành phố lớn nên viết không phù hợp với thực tiễn giảng dạy, bài vừa

dai vừa khô khan, ngay người day cũng khó “cảm “, làm sao truyền cảm hứng cho

học sinh? Không biết có bao nhiêu tác giả sách giáo khoa có đủ “dũng khí", xuống một trường phổ thông hạng trung dạy thử các bài mình đã biên soạn hay chưa ? Nếu

có, chúng tôi dám chắc chắn là các thay không bao giờ có thể hoàn thành bài dạy

theo quy định phân phối chương trình

Thứ hai, chương trình được cấu tạo đồng tim theo tôi là chưa hợp lý và phù hợp

với tâm sinh lý lứa tuổi.Ở một số nội dung, sự kiện, chương trình và nhất là chuẩn

chương trình , chưa chỉ ra được sự khác nhau về mức độ và hướng trình bày , phân tích

giữa các cấp. Vì thế, sách giáo khoa giữa hai cấp học cũng chưa thấy được điểm khác

biệt rõ rệt cả về chuẩn kỹ năng lẫn chuẩn kiến thức. Trong khi số tiết dành cho môn sử luôn ít ỏi so với nội dung sách giáo khoa thì học sinh phải hoc hai lần một nội dung nhưng không thu hoạch được gì mới, vừa lãng phí thời gian vừa làm các em mất hứng

thú học tập

Thứ ba, thiếu sự thống nhất giữa các bộ phận chỉ đạo thực hiện chương trình.

Cấu tạo chương trình do một nơi soạn, sách giáo khoa do bộ phận khác viết, dé thi lại do một cơ quan khác ra. Điều này thoạt nhìn có vẻ hay nhưng thực tế gây khó khăn tất nhiều cho công tác giảng dạy tại phổ thông. Day theo sách giáo khoa thì không đảm bảo chương trình, cắt xén bớt thì vi phạm quy chế. Bộ Giáo dục đã tổ chức nhiều lớp tập huấn để giúp giáo viên thực hiện tốt công tác thay sách giáo khoa. Tuy nhiên,

quá trình tập huấn vừa cập rập vừa thừa thãi, phương pháp tập huấn không hiệu quả,

thời gian không đủ để giáo viên góp ý. Giảng viên nói rất nhiều về đổi mới phương

pháp giảng dạy, về cách dạy chương trình mới, nhưng chưa ai chỉ ra được hoặc day

thử một cách cụ thể để giáo viên có thể “ tận tâm sở thị” thế nào là đổi mới phương

pháp dạy- học và làm thế nào để đảm bảo chương trình. Việc đổi mới phương pháp

Trang 58

SVTH: Đỗ Thị Thanh Nhàn Nguyễn Thị Nghĩa GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc

giảng day. vì thế, được thực hiện tùy từng địa phương, tùy từng giáo viên trong từng

hoàn cảnh khác nhau và kết quả, chdc chắn không thể đồng bộ.

Thứ tư, để tránh dư luận đổ lỗi cho chương trình và sách giáo khoa, nhiều ý

kiến "cấp cao” cho rằng do giáo viên không biết cách giảm tải "cho học sinh nên các

em bị quá tải. Đây là ý kiến của những người chưa hé day qua bậc phổ thông, không thấu hiểu thực trạng dạy và học ở phổ thông nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng.

Lam sao giáo viên dám “giảm tải” cho học sinh khi chương trình thi cử không có dấu hiệu gì là “giảm tải”? Trong quá trình béi dưỡng thay sách giáo khoa, tác giả Trinh Đình Tùng có lưu ý các giáo viên đứng lớp chỉ chọn ra tối đa 10 sự kiện cho học sinh

lưu ý trong bài học, không nên dạy quá nhiều kiến thức. Tuy nhiên lưu ý học sinh không thể thực hiện được vì:

- Đa số bài viết trong SGK đều có rất nhiều sự kiện, không phải thầy cô nào, trường nào, sở nào cũng thống nhất trong việc lựa chọn. Nếu đáp án thi ( đặc biệt là đáp án tốt nghiệp) không rơi vào các sự kiện, vấn để mà giáo viên đã chọn, ai sẽ chịu

trách nhiệm nếu học sinh thi rớt?

-Nếu mỗi bài 10 sự kiện, học sinh phải ghi nhớ trên 200 đến 300 sự kiện cho mỗi cấp học thì liệu có ổn không, vì các em không phải chỉ học một môn Sử

Như vậy những bất cập trong nội dung chương trình và sách giáo khoa, thực trạng của việc day và học môn lịch sử vẫn còn rất nhiều điều phải nói tới. Tất cả những điều đó đều gây khó khăn trở ngại cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn

lịch sử hiện nay,

Để một lần nữa thấy rõ hơn việc dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông như thế nào, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học lịch sử ở một số trường phổ thông trên địa bàn TP. HCM.

Trang 59

SVTH: Đỗ Thị Thanh Nhàn ~Nguyén Thị Nghĩa GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc

CHUONG III.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Thực trạng - giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa môn lịch sử ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)