TRƯỜNG PHO THONG TREN DIA BAN TPHCM
Bang 5: Thể hiện mức độ yêu thích của HS với các hình thức của hoạt động ngoại
khoá khối 10 và 11
asaSanseasbs a bc de f gi h
Đáp án
Biểu đồ thể hiện hình thức hoạt động ngoại khóa học sinh thích.
Nhìn vào biểu 46 ta nhận thấy hình thức hoạt động ngoại khóa HS thích nhất là tham quan lịch sử chiếm 44.1%
Đứng thứ 2 là hình thức dạ hội lịch sử chiếm 11.7%
Đứng thứ 3 là hình thức trò chơi lịch sử chiếm 10%
Đứng thứ 4 là hình thức gặp gỡ nhân vật lịch sử chiếm 9%
Đứng thứ 5 là hình thức đọc sách chiếm 7.6%
Đứng thứ 6 là hình thức kể chuyện chiếm 7.5%
Đứng thứ 7 là hình thức nói chuyện lịch sử chiếm 5.8%
Đứng thứ 8 là hình thức trao đổi thảo luận chiếm 4.3%
Xét thứ tự như vậy ta thấy được các hình thức hoạt động ngoại khóa thu hút
được HS ở những mức độ cụ thể. Nếu nhà trường nắm được điều này sẽ hiểu tâm lí
Trang 70
SVTH: Để Thị Thanh Nhàn -Nguyễn Thị Nghia = GVHD: Dao Thị Mộng Ngọc
HS và chọn được hình thức ngoại khóa phù hợp. thu hút đông đảo HS tự nguyện tham
gia. Từ đó đáp ứng đúng nguyện vọng của các em. Do vậy sẽ tạo được hứng thú trong
quá trình tham gia ngoại khóa. Và cuối cùng là mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng bộ môn.
Móc xích câu 3 bang 4 với câu 5 bang 5 ta thấy:
Hình thức hoạt động ngoại khóa HS tham gia nhiều nhất cũng là hình thức HS thích nhất đó là hình thức tham quan lịch sư. Tỉ lệ HS tham gia là 42.7%, tỉ lệ thích
hình thức này là 44.1%
Hình thức ngoại khóa HS thích đứng thứ 2 là dạ hội lịch sử chiếm tỉ lệ 11.7%
nhưng số lượng HS tham gia hình thức này ở câu 3 chỉ đứng thứ 7 chiếm 6.2%. Điều này cho thấy khi nhà trường tổ chức hình thức này quy mô rất nhỏ vì một phần là do đặc trưng của hình thức dạ hội lịch sử chỉ cần một số HS tham gia nhập vai. Ví dụ như
tái hiện lịch sử thì chỉ cần một lượng HS tham gia nhập vai, khi tổ chức thường diễn ra ở hội trường do vậy không thể cho tất cả HS tham dự được. Qua khảo sát, biết được nguyện vọng của các em nhà trường cần tìm ra biện pháp để đáp ứng nguyện vọng của HS. Chẳng hạn như khi tổ chức dạ hội lịch sử nội dung cẩn phong phú để nhiều
HS có thể tham gia chứ không phải chỉ đến tham dự.
Hình thức hoạt động ngoại khóa HS thích đứng thứ 3 là trò chơi lịch sử chiếm
10%. Hình thức này thu hút được HS tham gia chiếm thứ 2 (chiếm 12.5% ở câu 3). Số liệu này đã cho ta thấy rõ sự logic của vấn để, cái gì các em thích thì các em tham gia
đông. Đây cũng là đặc điểm tâm lí lứa tuổi ở HS, nhà trường, giáo viên nên khai thác
thế mạnh của hình thức này. Trò chơi lịch sử là hoạt động có sự kết hợp giữa vui chơi và học tập, góp phân củng cố bổ sung kiến thức trên lớp.
Hình thức ngoại khóa HS thích đứng thứ 4 chiếm 9% là gặp gỡ các nhân vật
lịch sử nhưng số lượng HS tham gia ở hình thức này chỉ đứng thứ § chiếm 4.2%. Một câu hỏi đặt ra là tai sao số lượng HS thích thì nhiều nhưng số lượng HS tham gia it?
Trang 71
SVTH: Đỏ Thị Thanh Nhàn ~Nguyễn Thị Nghĩa GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc
HS thích hình thức này vì các em được gặp trực tiếp các nhân chứng lịch sử là những con người cụ thể, sống động chứ không trừu tượng, chung chung như khi học nội khóa,
đo vậy thu hút được sự tò mò thích thú của các em. Tuy vậy, nguyện vọng của các em
lại không được đáp ứng do địa điểm gặp gỡ các nhân vật lịch sử thường diễn ra ở hội
trường của nhà trường.
Hình thức hoạt động ngoại khóa các em ít thích nhất đứng thứ 8(chiếm 4.3%) là trao đổi thảo luận nhưng số lượng HS tham gia lại đứng thứ 5 (chiếm 8.1%).
Thoáng nhìn qua số liệu ta thấy hình như có sự không logic nhưng khi phân
tích thì không phải vậy .
Giáo viên biết tâm lí HS không thích lịch sử bởi lượng kiến thức rất nhiều trong
giờ học nội khóa. Do đó khi tham gia ngoại khóa các em chỉ thích hoạt động mang
tính chất vui chơi, giải trí. Đồng thời giáo viên cũng nhận thức được tâm lí lứa tuổi của HS “thích khẳng định minh”, nên trong quá trình diéu khiển buổi thảo luận GV đưa ra chủ để hấp dẫn, câu hỏi trao đổi, tình huống phù hợp với sự nhận thức của HS để HS thể hiện sự hiểu biết, bộc lộ cá tính của mình.
Hình thức này từ vị trí thứ 8 vươn lên đứng thứ 5 chứng tỏ đây là sự thành
công của người diéu khiển buổi thảo luận. Dé có sự thành công này GV phải có sự chuẩn bị chu đáo từ chủ để, nội dung thì mới cuốn hút được HS tham gia tích cực.
Còn đối với những hình thức như nói chuyện lịch sử, kể chuyện lịch sử số thứ tự HS thích và số thứ tự học sinh tham gia thì gần như nhau. Đây là hình thức dễ tổ chức, nhà trường nên khai thác các hình thức này trong việc giáo dục nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử cho HS. Nhưng đồng thời cũng phải xem xét lại chủ để, nội
dung có bám sát với chương trình học hay không từ đó làm thay đổi suy nghĩ của HS
làm cho các em thích những hình thức này hơn.
Câu 4: Khi được hỏi hứng thú của các em đối với hoạt động ngoại khoá ở mỗi khối. Kết quả chúng tôi thu dược như ở Bảng 6:
Trang 72
SVTH: Đỗ Thị Thanh Nhàn - Nguyễn Thi Nghĩa GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc
Bảng 6: So sánh mức độ hứng thú với hoạt đông ngoại khóa của HS khối 10 và
khối 11
Biểu dé so sánh sự hứng thú của các em khối 10 và khối 11 với hoạt động ngoại
khóa
Nhìn vào biểu đổ ta thấy HS có hứng thú với hoạt động ngoại khóa chiếm trên 50%, cụ thể khối 10 chiếm 54.5%, khối 11 là 53.6% và xu hướng hứng thú với hoạt
động ngoại khóa giảm 0.9% từ khối 10 lên khối 11. Số HS không có hứng thú với hoạt động ngoại khóa ở khối 10 là 15.2%, khối I1 là 16.1%. Như vậy số HS không có hứng
Trang 73
SVTH: Đỗ Thị Thanh Nhàn - Nguyễn Thị Nghĩa GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc
thú với hoạt động này tang lên 1.9%. số HS không rõ mình có hứng thú hay không với hoạt động ngoại khóa ở khối 10, 11 bằng nhau cùng chiếm 30.3%.
Tỉ lệ hứng thú với hoạt động ngoại khóa chiếm trên 50% ở các khối như vậy là thấp so với trên 80% HS nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa ở câu | bảng |. Từ sự nhận thức đúng ý nghĩa của ngoại khóa cho đến hứng thú với
hoạt động này là cả một quá trình. Làm sao cho các em nhận thức đúng để đi đến
hứng thú đó là một vấn để. Điều này phải xuất phát từ nhiều phía.
Thứ nhất vé phía nhà trường, khi tổ chức ngoại khóa, nhà trường cần nắm được hình thức ngoại khoá ma học sinh yêu thích đồng thời khâu tổ chức, chủ để nội dung
phải thu hút được HS thì mới tạo được hứng thú cho các em
Thứ hai, xã hội phải có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò và vị trí của môn Lịch
sử trong việc giáo dục ở nhà trường phổ thông, từ đó mới làm thay đổi cái nhìn của
HS về bộ môn Lịch sử. Học sinh nhận thức đúng và đi đến hành động đúng, không bị
chi phối bởi những yếu tố bên ngoài.
Tỉ lệ học sinh hứng thú với hoạt đông ngoại khóa giảm 0.9% có thể giải thích
là từ phía nhà trường như đã lí giải ở trên. Thứ hai là từ phía chủ quan của các em. HS
khối 10 từ cấp II lên chưa có sự lựa chọn theo học khối thi đại học do vậy các em có hứng thú với môn lịch sử. Còn ở khối 11, các em có sự lựa chọn khối thi, rất ít HS chọn ban C. Do vậy, số HS có hứng thú với hoạt động ngoại khóa môn lịch sử giảm.
Số HS chọn câu trả lời không có hứng thú là trên 15%, tỉ lệ này phù hợp với sự
nhận thức sai của các em về ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa ở câu | bảng | (chiếm
trên 12%) các em cho rằng ngoại khóa chỉ là vui chơi, giải trí không giúp gì cho kiến
thức trên lớp. Đối với đối tượng này cẩn có sự giáo dục đúng đắn để thay đổi nhận
thức của các em, từ đó mới tạo cơ sở cho các em có hứng thú với hoạt động ngoại khóa.
Trang 74
SVTH: Đồ Thị Thanh Nhàn -Nguyễn Thị Nghĩa _ GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc
Số HS không rõ mình có hứng thú hay không với hoạt động ngoại khóa chiếm tỉ lệ khá cao, ở hai khối đều chiếm 30.3%
Điều này có thể lí giải là hình thức ngoại khóa có trùng với sở thích của các em hay không. Khi nào hình thức ngoại khóa được công bố thì các em mới có phản ứng là có hứng thú hay không. Khi tham dy trong quá trình tổ chức chủ để và nội dung có thu hút được sự chú ý, hưng phấn của các em hay không từ đó các mới biết mình có hứng
thú hay không.
Qua khảo sát, nắm được số HS không rõ mình có hứng thú hay không với hoạt
động ngoại khóa sé giúp nhà trường nhìn lại quá trình tổ chức trước đây để làm sao
giúp HS xác định lại hứng thú của mình với môn học, cũng như sau này HS có được
lập trường rõ ràng trong cuộc sống.
Câu 4: : Khi được hỏi hứng thú của các em đối với hoạt động ngoại khoá ở mỗi
khối. Kết quả chúng tôi thu được như ở Bảng 7:
Bảng7: Thể hiện mức độ hứng thú với hoạt động ngoại khóa của HS khối 11 và
10
Trang 75
SVTH: Đồ Thị Thanh Nhàn Nguyễn Thị Nghĩa GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc
Câu 6: Khi được hỏi mức độ hứng thú của các em trước và sau khi tham gia hoạt động ngoại khoá có sự khác nhau như thế nào? Kết quả chúng tôi thu được như ở
Bảng 8:
Bảng 8: Mô tả mức độ hứng thú với môn lịch sử sau khi tham gia hoạt động ngoại
khóa khối 10 và 11.
Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của HS đối với môn học sau khi tham gia hoạt
động ngoại khóa
Trang 76
SVTH: Đề Thị Thanh Nhàn - Nguyễn Thi Nghĩa GVHD: Đào Thị Mộng Ngọc
Từ biểu để, ta thấy sau khi tham gia hoạt động ngoai khóa số HS có hứng thú
với môn học chỉ chiếm 46.7% chưa đạt mức một nửa. Số HS thấy bình thường chiếm 42.5%, số HS thấy tẻ nhạt chiếm 10.8%. Ta đem so sánh câu 4 ở bảng 7 và câu 6 ở
bảng 8 sẽ nhận thấy được giữa xu hướng và thực trạng của kết quả hoạt động ngoại
khóa ,
Qua bảng số liệu cho thấy số HS có hứng thú với hoạt động ngoại khóa chiếm tỉ lệ 54.1% nhưng sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa thì số HS có hứng thú hơn với môn học chỉ chiếm 46.7%. Điều này chứng tỏ hoạt động ngoại khóa chưa thực sự
mang lại hiệu quả đúng như tác dụng của nó là tạo hứng thú cho HS trong học lịch sử
để nâng cao chất lượng bộ môn.
Ti lệ HS không có hứng thú với hoạt động ngoại khóa là 15.6% nhưng vì lí do
nào đó mà các em tham gia. Nhưng trong quá trình tham gia các em sẽ thiếu tích cực, thậm chí coi hoạt động ngoại khóa chỉ là một hoạt động mang tính chất vui chơi, giải
tri, không giúp gì cho việc học tập trên lớp, do vậy, sau khi tham gia các em không
thấy được tính tích cực của hoạt động ngoại khóa đối với môn học. Sau khi tham gia
ngoại khoá về, các em thấy môn lịch sử không có sự thay đổi theo chiểu hướng tích
cực. Như vậy, tỉ lệ HS cảm thấy không có hứng thú và tẻ nhạt chiếm 53.3% lớn hơn tỉ lệ HS cảm thấy có hứng thú với môn học sau khi tham gia ngoại khoá 46.67%. Sau khi tham gia ngoại khoá, hứng thú của HS đối với môn lịch sử phải tăng lên bởi ngoại
khoá là một hoạt động bổ trợ kiến thức cho việc học trên lớp. HS tiếp cận với thực tế
lịch sử đầy màu sắc, sinh động chứ không còn là những sự kiện cơ bản trừu tượng trong SGK. Nhưng ở đây, hứng thú của các em đối với hoạt động ngoại khoá lại giảm đi. Nhất là khi đa số HS nhận thức đúng vé hoạt động ngoại khoá, điều này buộc
chúng ta phải xem lại việc tổ chức ngoại khoá cho HS ở nhà trường phổ thông.
Trang 77
SVTH: Đỗ Thị Thanh Nhàn -Nguyễn Thi Nghia = = GVHD: Đào Thị Mộng Ngoc
Câu 7: Khi được hỏi về tham gia ngoại khoá, người hướng dẫn các em là giáo viên hay hướng dẫn viên. Với đáp án đưa ra chúng tôi thu được kết quả như sau:
Tần số %
24.9
75.1
Bảng 9: Thể hiện người hướng dẫn hoạt động ngoại khóa khối 10 và 11