TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
11.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh phổ thông trung học
*Tuổi thanh niên (từ 14,15 đến 18 tuổi), là “thé giới thứ ba” theo nghĩa den của từ này, tồn tại giữa trẻ tuổi và tuổi người lớn”. Theo I. X. Côn, đây là độ tuổi học sinh có nhu cầu khẳng định mình rất cao: thích nỗi trội trước đám đông, thích được tham gia hoạt động nhóm, kết bạn, làm việc theo tập thé,..vi như thé sẽ giúp
các em, thể hiện được bản lĩnh và thử sức mình.
Các em sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường, ngoài gia đình, nhà trường, có những nhìn nhận đánh giá về cuộc sống tuy còn chưa chính chắn. Sự so sánh những biểu hiện ngoài xã hội và kiến thức lí thuyết cần được giải quyết bằng các bài tập tỉnh tế, từ đó định hướng quan niệm lại cho các em.
SVTH: DIEU THỊ KIM HANG Trang: 30
Thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong day học lịch sử ở
các trường THPT tỉnh Bình Phước
“Tri giác có mục dich đã đạt tới mức rất cao, quan sat trở nền có mục đích, có hệ thống và toàn điện hơn. Quá trình quan sát đã chịu điều khiển của hệ thống tín hiệu thử hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ". Ham muon được hiểu biết ...các em thường xuyên nghe Radio, xem truyền hình đọc báo... dé thu lượm
thông tin mới. Do đó, học tập lịch sử thông qua việc tham gia hoạt động ngoại khóa
có sức thu hút hết sức mạnh mẽ ở lứa tuổi này - “có độ nhạy cảm cao nhất về nhìn
và nghe".
Bởi lẽ, * Thái độ học tập của học sinh trung học phố thông được thúc đấy bởi
động cơ học tập có cầu trúc khác với tuôi trước. Lúc nảy có ý nghĩa nhất là động cơ
thực tiễn ( ỷ nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng môn học của các em), động cơ nhận thức...”. “ Sự hình thành ý thức ở lứa tuổi thanh niên là một quá trình lâu dài, trải qua những mức độ khác nhau. Ở tuổi thanh niên, qua trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riéng..”. " Tuổi thanh niên mới lớn là lửa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan- hệ thống quan điểm
về xã hội, về tự nhiên, về các nguyên tắc và quy tắc cư xử.. Sự hình thành thé giới
quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của thanh niên học sinh. Học sinh mới lớn quan tâm nhiều nhất đến các van đề liên quan đến con ngừơi, vai trò của
con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyên lợi và nghĩa
vụ, giữa nghĩa vụ và tình cảm. Vấn đề ý nghĩa của cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của thanh niên mới lớn”? Như vậy, Bộ môn lịch sử với chức năng của mình sẽ góp phần giáo dục cho các em, giải đáp những mối quan tâm của các
em. Hoạt động ngoại khóa là một trong những phương pháp giúp các em tìm ra câu trả lời.
!* Lê văn Hỗng Tâm lý học lửa tuổi và tim lý học su phạm ,NXB ĐHQG.
SVTH: DIEU THỊ KIM HANG Trang: 31
Thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong day học lịch sử ở
các trường THPT tỉnh Bình Phước
11.5. Hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử.
Mọi sự , hiện tượng đều có cuộc sông riêng, đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Đỏ là một quá trình phát triển đa dạng, phong phú, phức tạp. đầy mâu thuẫn nhưng cũng có quy luật. Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng, đều có lịch sử riêng. Nói một cách ngắn gọn lịch sử chính là quá khứ.
Theo quan điểm Mác-xít, lịch sử gồm hai mặt tách rời nhau, đó lả lịch sử tự
nhiên vả lịch sử xã hội. Lịch sử tự nhiên vận động theo quy luật tự nhiên. Lịch sử
xã hội chủ yếu đo con người ý thức sáng tạo nên, phát sinh, phát triển theo quy luật
xã hội. Trong khoa học lịch sử giới hạn theo phạm vi lịch sử xã hội loài người được
hiểu theo hai nghĩa sau:
“Lich sử là những gi đã xảy ra theo thời gian trong toản bộ quá trình phát
sinh, phát triển, giới hạn của con người và xã hội loài người. Lịch sử là nhận thức của con người về quá khứ của mình, được thể hiện dưới nhiều hình thức.Ngay tử khi xuất hiện, con người bắt đầu sáng tạo nên lịch sử của chính minh”'*. Nói khác
đi, mốc xuất hiện con người cũng chính là mốc khởi đầu lịch sử xã hội loài người.
Nhưng không phải ngay từ đầu con người đã có nhận thức về lịch sử. Phải một thời gian sau, khi con người phát triển đến một trình độ nhất định, có nhu cầu văn hóa,
tinh thần, nhu cầu suy ngẫm về cộng đồng, bản thân...thì những nhận thức sơ khai về lịch sử của con người mới xuất hiện. Song những quan niệm ấy còn mang nhiều vẻ huyền bí, hoang đường,chỉ phản ánh được vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
Trong quá trình tiến hóa, do trình độ tư duy ngày càng phát triển, sự khái quát hóa, trừu tượng hóa ngày càng cao, con người đã dần dần xây dựng được một hệ thống
khái niệm khoa học, ngày cảng hoàn chỉnh và ý thức được sâu sắc những quy luật
phát triển của xã hội.
'* Phan Thể Kim. Tập bài giảng Nhập món sứ học , Trường DHSP TP. H Chi Minh, T9-1999, tr 7.
SVTH: DIEU THỊ KIM HANG Trang: 32
Thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong day học lịch sử ở
các trường THPT tỉnh Bình Phước
Như vậy nhận thức của con người về lịch sử không dừng lại ở vẻ bề ngoải trên hiện tượng mà đã đạt tới những hiểu biết về bản chất của các sự kiện, hiện
tượng. qua trình lịch sử.
Tính khoa học của lịch sử được thê hiện trước hết và chủ động ở việc biết chính xác hiện thực quá khứ và nhất là việc nhận thức tính quy luật, tức là hiểu đúng bản chất sự phát triển của lịch sử xã hội. Như thế chúng ta có thể hiểu khoa học lịch sử bao gồm những kiến thức cụ thẻ và trừu tượng.
Nội dung của khoa học lịch sử được xây dựng trên cơ sở các sự kiện lịch sử .
Nếu sự kiện lịch sử là những tế bao của hiện thực khách quan la vật liệu giúp con người hình dung lại quá khứ và hiểu được bản chất của các tiến trình lịch sử.
Các sự kiện tạo nên lịch sử không đứng im, bất biến mà luôn luôn thay đổi, biến chuyển không ngừng , phản ánh sự vận động đi lên của xã hội. Các sự kiện không cô lập, tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mốt liên hệ này tạo thành hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, ảnh hưởng nhất định đến khuynh hướng và sự phát triển của các sự kiện. Chính vì luôn gắn với một hoàn cảnh điều kiện không gian và thời gian nhất định, không thay đổi nên mỗi sự kiện là một sự kiện riêng lẻ
duy nhất. Sự kiện không thể lặp lại một cách y nguyên, đúng như nó đã từng diễn ra trước đó, có chăng cũng không hoàn toàn và trong những hoàn cảnh, điều kiện
không còn như cũ.
Với những điểm đã nêu trên, sự kiện lịch sử phản ánh sự tổn tại của lịch sử trong toàn bộ quá trình phát triển, biến đối của nó. Sự kiện vừa là điểm xuất phát
vừa là cơ sở của các công trình nghiêm cứu lịch sử. Không có sự kiện lịch sử thì
không có bắt kỳ nột hành động nghiên cứu, giảng đạy lịch sử nào. Sự kiện lịch sử
chính là không khí của nhà sử học.
Trong hoạt động nghiên cứu, người nghiên cứu đi từ sự kiện cụ thẻ để đến với kết luận khái quát. Đối với các lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học nhả nghiên cứu có thể quan sát lại nhiều lần một sự kiện khoa học nào đó, trong thực tế, trong phòng thí nghiệm. Riêng với sử học thì có điểm khác. Chúng ta biết rằng, lịch sử nhân loại
SVTH: DIEU THỊ KIM HANG Trang: 33
Thực trang và giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong day học lịch sử ở
các trường THPT tỉnh Bình Phước
diễn biến không ngừng trên một phạm vi vô hạn về thời gian, rộng lớn vẻ không gian và mỗi sự kiện chỉ diễn ra một lần, không lặp lại. Trong khi đó, khả năng vả điều kiện của mỗi người hết sức hữu hạn. Do đó các sử gia thường không trực tiếp tiếp xúc với hiện thực quá khứ. Dé tiếp cận được với các sự kiện các nhà nghiên cứu cần khai thác tư liệu và hiện vật lịch sử.
Học tập là một hoạt động nhận thức nhằm biến đổi những tri thức của nhân
loại thành tri thức của cá nhân (học sinh). Quá trình này cũng diễn ra theo con đường nhận thức biện chứng. Tuy nhiên quá trình nhận thức của học sinh diễn ra thuận lợi hơn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong học tập lịch sử mục đích của học sinh là biển những hiểu biết, nhận thức vẻ hiện thực quá khứ của xã hội loài người thành những hiểu biết, nhận thức về quá khứ của bản thân các em. Nói cách khác mục đích học tập lịch sử của học sinh là nhằm nhận thức lịch sử.
Thực tế cho thấy, trong quá trình học, bộ môn lịch sử ở trường phỏ thông các
em học sinh thường phải đứng trước những nội dung và nhiệm vụ nhận thức sau đây:
- Sự kiện lịch sử và việc nghiên cứu, tìm hiểu sự kiện lịch sử (trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội...)
. Nhân vật lịch sử.
° Bản đồ lịch sử và nội dung các diễn biến lịch sử được thẻ hiện trên bản đồ.
Tranh ảnh, hiện vật lịch sử.
- Các loại tai liệu khác:
Thống kê, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, niên biểu....
Ban văn: Hiến pháp, tuyên ngôn, diễn văn, hồi ký, bài tường thuật, bài phỏng van, thơ van, truyện kẻ...
SVTH: DIEU THỊ KIM HÀNG Trang: 34
Thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở
các trường THPT tỉnh Bình Phước
Về tôn giáo: Giáo lý, phong trảo cải cách đấu tranh tôn giáo, kiến trúc mang
đặc trưng hay theo phong cách các tôn giáo.
Vẻ giáo dục: Nhà trường, hoạt động day học, thi cử hệ thống tô chức, tư
tưởng giáo dục, cải cách giáo dục.
Báo chí, bài viết, tranh ảnh, biểu đồ, mẫu thống kê...
Về tuổi thọ: Thống kê, so sánh hoặc thông báo về tuổi thọ của một nước, một địa phương hay những thời điểm nảo đó trong quá khứ, trong hiện tại.
Tiên tệ, tín phiếu, hệ thống đo lường, giá cả, lương bổng, mức sống...
Các vấn đề có thé xem là những loại hình các kiến thức lịch sử ma học sinh cân phải nắm khi học tập bộ môn.
Dé nắm được những loại hình kiến thức đó, học sinh phải tiến hành hoạt động biện chứng. Trên đại thẻ quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử diễn
ra như sau:
* Trước hết, qua tư liệu lịch sử, học sinh nhận thức được những sự kiện. hiện tượng của lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc. Sự tiếp xúc của học sinh với những tri thức cụ thể này vì phải thông qua sự trình bay bài giảng của giáo viên va qua các tư
liệu khác nhau, bao gồm các tải liệu đã được gia công về mặt sư phạm sẽ tạo thành những tri giác, biểu tượng lịch sử cho học sinh.
Đây là giai đoạn nhận thức cảm tính của học sinh trong học tập bộ môn. Do
đặc trưng của môn lịch sử, học sinh không thể trực tiếp tiếp xúc với quả khứ nên
việc giúp học sinh có biểu tượng cụ thể về sự vật, hiện tượng là công việc quan trọng và rất cần thiết.
Ở giai đoạn tiếp theo, bằng sức mạnh của tư duy trừu tượng, học sinh sẽ tự
hình thành trong đầu óc những trí thức trừu tượng, khái quát nhờ hoạt động "' xử lí”
những tri thức cụ thé. Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh được tiễn hành như
sau: Dựa vào những tư liệu phản ánh các sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử cụ
thể, các em phải so sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa
SVTH: DIEU THỊ KIM HÀNG Trang: 35
Thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong day học lịch sử ở
các trường THPT tỉnh Bình Phước
chúng; tiếp theo các em phải trừu tượng hóa, khái quát hóa những dấu hiệu, thuộc
tính...để phát hiện những đặc trưng phổ biến và bản chat của chúng.
Kết quả là hoạt động tư duy mà ta nêu trên là những khái niệm lịch sử được
hình thành và được học sinh nhận thức.
Như vậy trong quá trình tư duy dựa trên các tai liệu cụ thé, học sinh nhận thức
được các khái niệm lịch sử khác nhau. Việc nắm vững các khái niệm cho phép học sinh hiểu được bản chất các sự kiện hiện tượng, nhận thức được quy luật lịch sử.
Điều này có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của học sinh, bởi lẽ hiểu được quy luật phát triển của lịch sử học sinh sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm của quá khứ đối với hiện tại và tương lai, từ đó các em có thể định hướng, điều chỉnh
hành động của mình sao cho đúng đắn hơn.
Ở giai đoạn kế tiếp, học sinh phải học cách vận dụng các tri thức đã học để
tạo ra trong tư duy những mối liên hệ mới giữa trí thức và những diéu mới chưa
biết. Đây chính là cơ chế chủ yếu đảm bảo cho con người khả năng khám phá một đặc tính mới, mỗi quan hệ quy luật. Việc tạo ra những mối liên hệ mới chính là chiếc đòn bảy giúp con người tìm ra những điều chưa biết. Ta có thể hình dung quá
trình nhận thức của học sinh trong học tập của học sinh theo sơ đồ như sau: Học
sinh bắt đầu từ những việc nhận thức kiến thức lịch sử cụ thể để đi tới nhận thức trừu tượng, khái quát, kiến thức này sẽ trở thành cơ sở lý luận để nhận thức cái cụ
thể nhằm đi tới cái khái quát. Cứ như thế nhận thức lịch sử của học sinh ngày càng
phong phú.
Trong quá trình nhận thức ngày càng tăng về lượng và chất như vậy năng lực nhận thức cái cụ thể (quan sát, hình dung, tưởng tượng...), năng lực tiến hành các thao tác tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp...) để di từ cái cụ thể sang cái trừu
tượng, từ cái trừu tượng sang cái cụ thể mới. Từ đó năng lực nhận thức của học
sinh tăng theo.
Như vậy chính trong quá trình nhận thức lịch sử một cách tự giác, tư duy về
lịch sử của học sinh phát triển không ngừng. Điều này đã đưa đến khả năng luyện
SVTH: DIEU THỊ KIM HANG Trang: 36
Thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở
các trường THPT tỉnh Bình Phước
tập cho học sinh trở thành người có tư duy độc lập. Tir đó học sinh trở thành người
chủ động tích cực, độc lập trong suy nghĩ cũng như trong hanh động. Từ khi ngôi trên ghế nhà trường cho đến lúc trưởng thành, điểm lại những điều trên ta thấy quá
trình nhận thức lích ử của học sinh trong học tập lịch sử cũng diễn ra tương tự như quá trình khoa học đi tìm chân lý, nhưng ở mức độ đơn giản hơn và diễn ra đưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Con đường nhận thức lich sử của học sinh bat đầu từ việc nắm các sự kiện lịch sử cụ thể. Trên cơ sở đó đi đến những kiến thức trừu tượng (khái niệm, quy luật lịch sử) thông qua hoạt động tư duy của các em phát triển
không ngừng đưa tới việc hình thành khả năng tư duy độc lập. Đây la hành trang
cần thiết giúp cho học sinh có thể thích nghỉ, sáng tạo sau này.
Trong học tập lịch sử, học sinh cần nắm vững những kiến thức lịch sử cụ thể
dé làm nền cho hoạt động tư duy. Để giúp học sinh nắm kiến thức cụ thể, hoạt động ngoại khóa đưa vào bai giảng bộ môn là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng về
mặt nhận thức. Qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh khai thác tư liệu, hiện vật
lịch sử một cách chủ động năng lực nhận thức cũng được phát huy. Như vậy, việc đưa hoạt động ngoại khóa vào dạy học lịch sử lả cách dạy học phù hợp với con đường nhận thức biện chứng của các em trong học tập bộ môn.
IH. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy
học và cách tiến hành
IIL.1. Vị trí và tác dụng của hoạt động ngoại khóa.
* Nói về mdi liên hệ giữa các hình thức giảng dạy nội khóa và ngoại khóa
của các bộ môn học ở trường phổ thông nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng- giáo
dục của minh, nhà giáo dục Xô- Viết nỗi tiếng, Ma- Ca- ren- cô, đã viết: * Cần phải từ bỏ ý nghĩa cho rằng, đối với một trường tốt, trước hết cần có những phương pháp tốt trong những bức tường của lớp học. Điều cần thiết trước tiên đối với một trường tốt là cái hệ thống có tổ chức khoa hoc của mọi hình thức giảng day ảnh hưởng đến học sinh”
SVTH: DIEU TH] KIM HANG Trang: 37