Thực tiễn về công tác xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng hệ thống phần mềm Vilis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số, phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 96)

chính và những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết tại Vĩnh Phúc

Công tác xây dựng cơ sở dư liệu HSĐC tại Vĩnh Phúc đã được quan tâm, các dự án triển khai về đo đạc bản đồ, lập HSĐC đã đươc triển khai qua nhiều dự án thử nghiệm. Không những vậy, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã áp dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ trong công tác quản lý đất đai. Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai hoàn thiện HSĐC của 12 xã, phường: Thị trấn Gia Khánh, xã Đạo Đức (huyện Bình Xuyên); Xã Thanh Lâm, xã Kim Hoa, Văn Khê, Đại Thịnh (huyện Mê Linh nay đã chuyển về thủ đô Hà Nội); Phường Trưng Trắc, phường Hùng Vương (thị xã Phúc Yên); Xã Liên Châu, Thị trấn Yên Lạc, xã Tam Hồng, xã Yên Đồng (huyện Yên Lạc); Trong đó, 2 phường Trưng Trắc, Hùng Vương và xã Kim Hoa được chọn làm điểm trong Dự án mô hình thí điểm hoạt động của Văn phòng đăng ĐKQSDĐ cấp tỉnh được Bộ TN&MT đầu tư vào tháng 8/2006. Trong các xã, phường đã được xây dựng cơ sở địa chính có 2 xã được xây dựng trên phần mềm CiLIS là Thị trấn Gia Khánh, xã Đạo Đức; 10 xã còn lại được xây dựng CSDL trên phần mềm ViLIS1.0.

Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đất đai tại nhiều đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đã cho thấy hiệu quả thực sự của việc xây dựng CSDL địa chính số trong công tác quản lý đất đai.

Tuy nhiên trong 6 năm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc đã cho thấy còn rất nhiều hạn chế từ quy trình xây dựng cho đến những tồn tại của các phần mềm đang được sử dụng trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu VILIS1.0 còn khá nhiều

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hạn chế chưa đáp ứng được thực tế, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu HSĐC vẫn còn khá nhiều vướng mắc.

Đây cũng là lý do cần đánh giá công tác xây dựng HSĐC và thử nghiệm áp dựng VILIS2.0 của Tổng cục Quản lý đất đai vào địa phương. Từ đó rút ra những những giải pháp cần thiết nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý đất đai.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2.

ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý HSĐC tại Thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên đề tài giới hạn nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống HSĐC tại Thị trấn Vĩnh Tường - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.2.2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Tường

2.2.3. Nghiên cứu xây dựng CSDL thị trấn Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường.

2.2.4. Nghiên cứu xây dựng CSDL của thị trấn Vĩnh tường trên cơ sở ứng dụng các chức năng trong phần mềm ViLIS2.0 dụng các chức năng trong phần mềm ViLIS2.0

2.2.5. Đánh giá kết quả nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đất đai thông qua xây dựng HSĐC, ứng dụng phần mềm VILIS, các giải pháp

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan

Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ương, các cơ quan của thành phố, các cơ quan của các quận, huyện và các viện

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nghiên cứu, trường đại học.

2.3.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu

Các thông tin, số liệu về tình hình sử dụng đất thu thập được qua các năm. Chúng được xử lý tính toán bằng phần mềm Excel, các phần mềm phân tích xử lý số liệu,.. phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.

2.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp

Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường.

Tổ chức họp dân theo các tổ dân phố để kê khai đăng ký đất đai. Đo đạc chính lý các thửa đất có biến động.

2.3.4. Phương pháp bản đồ kết hợp với mô hình hóa dữ liệu

Các thửa đất biến động chưa được cập nhật trên bản đồ địa chính số chúng ta tiến hành xác định đo đạc thực địa hoặc xác định trên tài liệu thống kê của thị trấn từ đó trình bày theo quy phạm bản đồ trên phần mềm MicroStation.

Sau khi chuẩn hóa dữ liệu bản đồ trên phần mềm Mirosation xuất sang dữ liệu sang phần mềm ViLIS 2.0 để quản lý HSĐC

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của CSDL địa chính số khi đưa vào khai thác trong thực tế.

2.3.6. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các cán bộ lão thành đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác xây dựng CSDL và quản lý đất đai. Nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn, xây dựng quy trình và phối hợp với đơn vị xây dựng phần mềm quản lý CSDL để phần mềm được xây dựng phù hợp và hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản lý đất đai.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

chính trị của huyện Vĩnh Tường, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 20 km về phía Tây Nam. Thị trấn Vĩnh Tường được tiếp giáp bởi các xã, thị trấn sau:

- Phía Bắc giáp xã Vũ Di;

- Phía Đông giáp Thị trấn Tứ Trưng; - Phía Nam giáp xã Tam Phúc;

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Bản đồ hành chính Thị trấn Vĩnh Tường- Huyện Vĩnh Tường

Toàn thị trấn được chia làm 5 khu dân cư với tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 330,44 ha, chiếm 2,29% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trên địa bàn thị trấn có tuyến quốc lộ 2C và tuyến tỉnh lộ 304 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán với các địa phương khác trong và ngoài huyện cũng như các tỉnh lân cận rất thuận tiện.

3.1.1.2. Địa hình

Thị trấn Vĩnh Tường thuộc vùng đất đồng bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng. Phía đông bắc cao hơn và thấp dần về phía Tây Nam. Thị trấn có nhiều hồ, ao lớn nhỏ nằm rải rác làm tăng tính đa dạng của môi trường sinh thái. Đặc biệt thị trấn có Đầm Vực Xanh thuận lợi cho phát triển thành nơi

vui chơi giải trí cho người dân thị trấn và trong huyện. Ngoài ra thị trấn có vùng đất trũng như Đầm Đàu, Chuôm Sổ, Cầu Mới... những vùng đất này thị trấn có thể phát triển kinh tế trang trại.

3.1.1.3. Khí hậu

Thị trấn Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc.

Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp. Theo các số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,60C - Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,70C - Độ ẩm không khí bình quân: 82%

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Độ ẩm cao nhất: 100%

- Độ ẩm thấp nhất: 47%

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.552 mm, với năm cao nhất là 2.106 mm, năm thấp nhất là 1.069 mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm.

(Số liệu niên giám thống kê năm 2012 của huyện Vĩnh Tường)

Với khí hậu như vậy thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng. Song đặc điểm riêng biệt của thị trấn là vào mùa mưa nước mưa nhiều nơi chảy về gây nên ngập úng vùng phía Tây Nam của thị trấn thiệt hại nhiều về kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Là Thị trấn nằm ở trung tâm huyện, người dân nơi đây là sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nguồn lực chủ yếu là đất đai, với nguồn lao động khá dồi dào. Thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hộ theo hướng nông nghiệp hoá.

3.1.2.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

3.1.2.1. Thuận lợi

Thị trấn Vĩnh Tường có tuyến đường Quốc lộ 2C, Tỉnh lộ 304 chạy qua rất thuận lợi cho thị trấn cho việc giao lưu với các địa phương khác trong khu vực, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.

Với địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi thuận lợi giúp cho thị trấn Vĩnh Tường phát triển ngành nông nghiệp đa dạng.

Thị trấn Vĩnh Tường có 4.500 nhân khẩu, 52% số nhân khẩu trên địa bàn thị trấn đang trong độ tuổi lao động đây là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho địa bàn thị trấn, huyện và các địa phương khác.

Kết cấu hạ tầng – kinh tế xã hội, đặc biệt là hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng được các cấp chính quyền và người dân đầu tư và quan tâm hơn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Công tác quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Được sự quan tâm và chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện, các cấp, các ngành trong huyện, thị trấn có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động trách nhiệm và vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng, nhà nước trong việc phát triển kinh tế xã hội của thị trấn.

3.1.2.2. Khó khăn

Thị trấn Vĩnh Tường nghèo về tài nguyên khoán sản, chỉ có tiềm năng nhỏ về nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường gây ra ngập úng... thời tiết thất thường, ảnh hưởng tới sản xuất, môi trường, sức khỏe con người.

3.2. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng

3.2.1. Thực trạng sử dụng đất sử dụng đất

Huyện Vĩnh Tường có tổng diện tích đất tự nhiên là 14.401,55 ha. Trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp 10.004,07 ha (chiếm 69,47 %) + Diện tích đất phi nông nghiệp 4.383,53 ha (chiếm 30,44 %) + Diện tích đất chưa sử dụng 13,95 ha ( chiếm 4,88%)

Toàn huyện được chia thành 26 xã và 03 thị trấn. Các khu dân cư của huyện được phân bố tương đối đồng đều, tập chung. Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, một số ít sống bằng nghề buôn bán kinh doanh, sản xuất tiểu thủ công.

3.2.2. Công tác quản lý đất đai trong những năm qua của huyện

Được sự quan tâm Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành giúp cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tương đối ổn định, việc chấp hành các chủ trương, chính sách Nhà nước về đất đai đã dần đi vào nề nếp, thực hiện đúng chính sách pháp luật về đất đai, ít có những trường hợp vi phạm về đất đai.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3. Thực trạng công tác tổ chức kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện

Để tạo lập một hành lang pháp lý vững vàng, thống nhất chúng ta cần tạo dựng cơ sở pháp lý về quyền sử dụng và quyền sở hữu cho các chủ sử dụng đất. Công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đề ra trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai với mục tiêu giải quyết vấn đề nêu trên thông qua bảng PL-1.

3.2.4. Thực trạng công tác thống kê, kiểm kê đất đai và quản lý biến động của huyện

Công tác thống kê đất đai đã thực hiện đúng kế hoạch, tài liệu thống kê được xây dựng đầy đủ, chính xác. Kết quả công tác thống kê đất đai đã phản ánh trung thực, chính xác hiện trạng sử dụng đất thông qua bảng PL-2.

Năm 2012 toàn huyện Vĩnh Tường có số diện tích do chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đồng thời do đo đạc lại bản đồ theo hệ toạ độ VN 2000 nên có sự biến động cả về diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính xã, thị trấn được thông qua bảng PL-3 biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2012 so với năm 2011 và năm 2010 của huyện.

3.2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính của huyện Vĩnh Tường

Hệ thống hồ sơ, sổ sách tại các xã, thị trấn và tại phòng Tài nguyên và Môi trường còn thiếu rất nhiều, chưa hoàn chỉnh. Hầu hết các xã, thị trấn mới có sổ địa chính và sổ theo dõi biến động đất đai, sổ mục kê được lập từ năm 1998 theo quyết định số 499/QĐ - ĐC, ngày 27/7/1995 của tổng cục quản lý đất đai, không được cập nhật thường xuyên, sổ sách được lập trên cơ sở của bản đồ giải thửa 299 đến nay đã cũ nát, nội dung không đầy đủ sử dụng kém

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiệu quả. Năm 2010 được sự quan tâm của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai đo đạc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ toạ độ VN 2000 đến năm 2012 toàn huyện Vĩnh Tường đã đo đạc xong và được Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị thi công bàn giao sản phẩm đo đạc, kèm theo sản phẩm đo đạc là một bộ sổ mục kê tạm và phiếu xác nhận ranh giới thửa đất của các chủ sử dụng đất hiện các xã, thị trấn được tiếp nhận và thực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động.

Về hệ thống bản đồ, hồ sơ sổ sách của huyện Vĩnh Tường chưa được đầy đủ, còn chưa lưu trữ được các dữ liệu căn cứ pháp lý của thửa đất... do công tác quản lý đất đai của huyện từ năm 1995 trở về trước thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý HSĐC chưa đạt kết quả cao.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tại phòng cũng như tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn hạn chế, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều việc, dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên.

Về hệ thống văn bản pháp lý, quy định về HSĐC thay đổi nhiều lần nhưng chưa cập nhật kịp thời do thiếu về nhân lự cũng như kinh phí để chuẩn hóa HSĐC theo quy định mới. Từ những nội dung trên dẫn đến công tác quản lý hồ sơ địa chính của huyện một số nhược điểm sau:

*Nhược điểm

Đối với quản lý hồ sơ địa chính trong việc tra cứu thông tin đất đai của từng chủ sử dụng đất, việc tra cứu vẫn phải làm bằng phương pháp thủ công ở dạng giấy do vậy mất nhiều thời gian mới thực hiện được.

Do đặc thù của huyện đã thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận từ năm 1990 đến nay, qua nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công tác cấp giấy

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chứng nhận ở các thời điểm khác nhau dẫn đến sự thay đổi bất cập làm ảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng hệ thống phần mềm Vilis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số, phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)