Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phần mềm VILIS được xây dựng trên nền tảng thủ tục về kê khai đăng ký, lập HSĐC và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Nghị định [9] của Chính phủ, thông tư [9] Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT ngày 21/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về GCNQSDĐ. Qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm VILIS theo hình.1.1
Hình 1.1. Qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm VILIS
Các bước thực hiện nhập dữ liệu và in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần mềm VILIS
Việc đăng ký quyền sử dụng đất được cập nhật từ đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Mẫu số 04/ĐK thông tư 29/2004/TT- BTNMT, ngày 01/11/2004) và tiếp theo là (Mẫu số 01/ĐK - GCN thông tư 17/2009/TT-BTNMT, ngày 21/10/2009)
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sau khi đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ thực hiện sẽ kiểm tra và tiến hành nhập thông tin để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giao diện của việc cấp giấy chứng nhận được nhập các thông tin cần thiết như tên chủ sử dụng, năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, số hiệu thửa đất, số hiệu tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích thửa đất, hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất...
Trong phần giao diện “ Cấp giấy chứng nhận” ta có thể chọn hình thức cấp giấy chứng nhận, hình thức cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, tổ chức nước ngoài, liên doanh hay hộ gia đình, cá nhân.
Nếu chủ sử dụng có nhiều thửa, có thể cấp nhiều giấy chứng nhận với các số khác nhau của các thửa đất khác nhau.
Để cấp và in ra giấy chứng nhận, người ta phải dựa vào cơ sở pháp lý của việc cấp giấy (Sổ công văn, quyết định về việc cấp giấy) và mỗi thửa đều phải có các giấy tờ căn cứ pháp lý để xác định tính pháp lý của thửa đất.
Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần mềm VISLIS có ba bước sau
- Chọn chủ sử dụng đất cần cấp GCNQSD đất: Chọn chủ sử dụng (đủ điều kiện cấp giấy).
- Đăng ký sổ cấp GCNQSDĐ: Chọn đăng ký số GCN. - In GCNQSDĐ: Chọn in giấy chứng nhận.
* Tạo và in bộ sổ HSĐC.
Nhóm chức năng này thực hiện việc tạo và in ra bộ HSĐC bao gồm: Sổ địa chính; Sổ mục kê; Sổ cấp giấy chứng nhận; Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Sổ địa chính: Được in và đóng quyển, được đánh số thứ tự từ 1 đến 200 (mỗi quyển sổ gồm 200 trang).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Sổ địa chính có thể in theo từng khu dân cư, thôn, xóm;
+ Sổ địa chính in riêng cho từng loại đối tượng sử dụng;
+ Sổ địa chính được in theo mẫu số 01/ĐK tại thông tư số 09/TT – BTNMT, ngày 02/8/2007
Chức năng của sổ địa chính có thể cho phép in ra toàn bộ danh sách các chủ sử dụng đất hay có thể in ra các chủ sử dụng đất được tuỳ chọn theo yêu cầu của người sử dụng. Ngoài ra có thể tạo trang bìa của sổ, tạo trang mục lục để dễ dàng cho việc tra cứu, tìm kiếm những thông tin về chủ sử dụng đất được nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều thời gian.
* Tạo sổ mục kê.
Sổ mục kê lập trên phần mềm VILIS theo những nguyên tắc sau:
+ Sổ được lập theo thứ tự từng tờ bản đồ địa chính, từng thửa của tờ bản đồ, mỗi thửa được liệt kê trên một dòng trên trang nội dung chính của sổ.
+ Sổ được lập theo từng xã, phường, thị trấn, theo địa giới hành chính đã được xác định. Cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm. Sổ phải được UBND xã xác nhận, Sở Tài nguyên và Môi Trường duyệt.
Trong chức năng tạo sổ mục kê: Chương trình sẽ tự động cập nhật danh sách của các chủ sử dụng trong CSDL. Từ đây có thể xem và in ra sổ mục kê rất thuận tiện cho việc tra cứu và lưu trữ.
Ngoài ra có thể tạo trang bìa của sổ, tự động cập nhật đơn vị hành chính từ CSDL, có thể xuất sang Exeel để tiện cho việc tra cứu, chỉnh lý biến động.
* Lập sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sổ được lập để cơ quan địa chính thuộc uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dõi, quản lý quá trình cấp giấy chứng nhận tại cơ quan.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đối với cấp huyện (Quận) thì việc lập sổ theo từng xã, phường, thị trấn để theo dõi việc cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận.
- Đối với cấp tỉnh (Thành phố) thì việc lập sổ theo từng huyện (Quận) để theo dõi việc cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận.
Thứ tự vào sổ được đánh theo số từ 00001 và được đánh số liên tiếp theo thứ tự của giấy. Ghi hết nội dung của giấy chứng nhận sau đó để cách 3 dòng rồi mới ghi cho giấy chứng nhận tiếp theo.
Ngoài ra còn xác lập ngày cấp giấy vào sổ cấp giấy chứng nhận, có thể xem và in sổ, tạo mục lục cho sổ theo qui định của Bộ để tiện việc tra cứu và lưu trữ.
* Sổ theo dõi đăng ký biến động đất đai.
Nguyên tắc lập sổ: Sổ được lập ngay sau khi kết thúc đăng ký đất đai ban đầu. Việc lập được thực hiện trên cơ sở kết quả của việc đăng ký biến động đất đai đã được thực hiện, vào sổ địa chính và chỉnh lý bản đồ địa chính. Sổ lập cho từng xã, do cán bộ địa chính lập và quản lý.
Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm các thông tin: - Họ tên và địa chỉ của người đăng ký biến động.
- Thời điểm đăng ký biến động.
- Thửa đất có biến động hoặc mã thửa đất mới tạo thành.
- Nội dung đăng ký biến động được ghi vào sổ đối với từng trường hợp được thực hiện theo hướng dẫn Thông tư [1].
Chức năng lập sổ theo dõi biến động đất đai giúp cho việc theo dõi quá trình biến động của thửa đất và thời điểm xảy ra biến động và cách thức biến động. Sau khi biến động ta có thể nhập nội dung biến động của
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thửa đất vào sổ theo dõi biến động này để dễ dàng quản lý được các quá trình biến động về đất đai.
- Ứng dụng công nghệ GIS với bộ phần mềm Microstation, Famis .v.v. Xây dựng dữ liệu số liệu địa chính số tại Thị trấn Vĩnh Tường