Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại maritime bank – chi nhánh cầu giấy (Trang 62 - 64)

Thứ nhất, về mặt kỹ thuật thẩm định.

Quy trình, nội dung thẩm định toàn diện. Quá trình thẩm định được tiến hành theo mẫu thống nhất, với các bước cụ thể và rõ ràng.

Maritime Bank đã xây dựng thống nhất một quy trình thẩm định từ Hội sở tới các Chi nhánh. Đặc biệt năm 2010, Chi nhánh đã đưa hệ thống chấm điểm tín

dụng QCA vào hoạt động, giúp cho hoạt động thẩm định có định hướng có chuẩn mực rõ ràng, chất lượng hoạt động thẩm định được nâng cao.

Các yếu tố như kế hoạch vốn, nguồn tài trợ, dòng tiền và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đã được xác ra trong định. Ngoài việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính Ngân hàng cũng đã xử lý theo quy tắc giá trị thời gian của tiền.

Dự án được thẩm định có tính đến các nhân tố ảnh hưởng của môi trường, cả chủ quan và khách quan. Từ đó, Ngân hàng có thể dự kiến được những rủi ro hay những biến động biến động bất lợi như về nguyên giá, về thị hiếu của người tiêu dùng, về chính sách chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, về đối thủ cạnh tranh, về hạn ngạch…và tìm cách hạn chế những rủi ro này.

Đặc biệt Ngân hàng đã đưa vào đánh giá độ nhạy, phân tích tình huống để đánh giá khả năng tài chính dư án, giúp phân tích sâu hơn về dự án, xem xét dự án ở mức độ toàn diện hơn. Với quy trình chặt chẽ, hoạt động thẩm định đã tìm ra và khắc phục những rủi ro không đáng có, nâng cao tính khả thi của dự án. Trong quy chế cho vay, Ngân hàng cũng đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thẩm định, tái thẩm định.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức.

Việc phân cấp thẩm định theo hạn mức tín dụng của Maritime Bank là hợp lý. Ngân hàng đã tiến hành phân cấp trong việc tổ chức thẩm định giữa các chi nhánh và hội sở. Ngân hàng đưa ra mức phán quyết cho vay tối đa của chi nhánh dựa trên cơ sở đặc điểm về vốn, về trình độ, về kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng và đặc điểm địa phương. Các chi nhánh chỉ được quyền ra quyết định trong hạn mức phán quyết về tín dụng đã được quy định. Khi vượt quyền hạn phán quyết, Chi nhánh vẫn tiến hành thẩm định dự án, và chỉ khi dự án có khả thi mới gửi lên Hội sở chính.

Ngân hàng quy định quy trình cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Điều này đó làm cho trách nhiệm thẩm định của các bộ phận này được nâng cao, tạo sức mạnh tập thể và loại bỏ được rủi ro đạo đức của cán bộ Ngân hàng.

Thứ ba,về trang thiết bị thông tin.

Ngân Hàng cũng có một hệ thống trang thiết bị thông tin hiện đại, đi đầu trong việc đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho các nghiệp vụ nói chung và hoạt thẩm định tài chính dự án nói riêng.

* Thứ tư, về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ.

Maritime Bank – Chi nhánh Cầu Giấy có một đội ngũ cán bộ thẩm định có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu về kiến thức chuyên môn, về kinh tế thị trường, tài chính, Ngân hàng, đặc biệt là kiến thức về thẩm định tài chính dự án, tình hình đầu tư tại Việt Nam. Điều đó đó giúp cho việc phân tích dự án được thực hiện một cách toàn diện trên nhiều phương diện, giúp nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

Cán bộ nhân viên thường xuyên trao đổi thông tin, nghiệp vụ qua mạng nội bộ, hàng tháng Ngân hàng tổ chức kiểm tra nghiệp vụ của nhân viên nhằm mục tiêu duy trì, nâng cao kiến thức chuyên môn của cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng.

Trên đây là những đánh giá sơ bộ về những thành tựu đáng khích lệ của hoạt động thẩm định tài chính dự án tại Ngân Hàng trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên ngoài những mặt đã đạt được, muốn nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định Ngân hàng cần phải khắc phục được những hạn chế đang phải đối mặt.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại maritime bank – chi nhánh cầu giấy (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w