Hoạt động cho vay của Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại maritime bank – chi nhánh cầu giấy (Trang 41 - 62)

Maritime Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với thế mạnh là hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đã cung cấp ra thị trường các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng cả nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng hải của Việt Nam vươn ra thị trường thế giới trong những năm đầu hội nhập.

Bảng 2.7. Dư nợ tín dụng của chi nhánh

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

số tiền số tiền ±09/08 số tiền ±10/09 số tiền ±11/10 (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) Dư nợ cuối kỳ 1160 1305 13 1521.5 17 1795.37 18

Theo loại tiền

VNĐ 890 960 8 1183 23 1433.18 21

Theo thời hạn

Ngắn hạn 794 900.45 13 1095.48 22 1348.05 23

Trung và dài hạn 366 404.55 11 426.02 5 447.321 5

Theo đối tượng kinh tế

DNVVN 951.2 1135.35 19 1399.78 21 1691.91 21

Cá nhân 208.8 169.65 -19 121.72 -28 103.462 -15

Doanh nghiệp lớn 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp – Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy)

Nhìn vào bảng 2.7 ta có thể thấy được sự tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011. Mặc dù tình hình kinh tế trong giai đoạn này có nhiều biến động trong nước cũng như trên thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh vẫn giữ được ổn định trên 10%. Đặc biệt năm 2011, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tại Nghị quyết số 11 ngày 24/2/2011 Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%. Với sự kiên trì, quyết tâm và chiến lược từ đầu năm, Chi nhánh Maritime Bank Cầu Giấy đã duy trì được mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 thì đạt mức 1795.37 tỷ đồng tăng 18% so với cùng kỳ nắm trước phù hợp với mục tiêu của Chính phủ. Điều đó cho thấy sự nỗ lực không ngừng của các nhà quản lý cũng như nhân viên của Maritime bank trong việc phát triển hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng kinh doanh

Với kế hoạch thay đổi mô hình hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng, một trong những đặc trưng cơ bản của Chi nhánh Cầu Giấy là sự đầu tư phát triển tín dụng hoàn toàn vào DNVVN. Bởi vậy mà dư nợ tín dụng đối với DNVVN không ngừng gia tăng và chiếm một tỷ lệ chủ yếu. Năm 2010, dư nợ tín dụng đối với DNVVN là 1399.78 tỷ đồng chiếm 92% trong tổng dư nợ.

Bên cạnh đó, đối với những khách hàng cá nhân đã từng giao dịch tín dụng tại chi nhánh thì chi nhánh vẫn kiểm soát và giữ mối quan hệ này. Năm 2010, dư nợ tín dụng đối với ca nhân là 121.72 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ.

Đối với khách hàng là Doanh nghiệp lớn tức có thu nhập từ 1400 tỷ trở lên sẽ thuộc bộ phận quản lý của hội sở. Chi nhánh cầu giấy có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm việc với hội sở nên dư nợ tín dụng với khách hàng này là không có.

Bảng 2.9. Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Ta thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và chi tiêu cá nhân ngày càng tăng. Thực hiện đúng định hướng của hội sở, Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy đã và đang từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng dư nợ dài hạn cho phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản cho chi nhánh. Tính đến 30/12/2010 thì dư nợ ngắn hạn đạt 1095.48 tỷ đồng, chiếm 72% tổng dư nơ tín dụng cuối kỳ.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn tuy có giảm nhưng xét về quy mô thì vẫn không ngừng tăng bởi sự mở rộng tín dụng của chi nhánh, đáp ứng nhu cầu vay vốn trong dài hạn của các doanh nghiệp lâu năm của ngân hàng đầu tư vào trang thiết bị, máy móc và mở rộng cơ sở kinh doanh. Tính tới cuối năm 2011 thì dư nợ trung và dài hạn của Maritime Bank Cầu Giấy đã đạt 447.321 tỷ đồng tăng trưởng 5% so với cùng kì năm 2010, đây là một lỗ lực vượt bậc của toàn chi nhánh trong điểu kiện thắt chặt tăng trưởng tín dụng năm 2011.

∗ Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Maritime Bank hiện đang thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng hàng quý theo quy định của NHNN Việt Nam. Các loại nợ sẽ được phân chia thành 5 nhóm theo mức độ rủi ro khác nhau gồm: nợ đủ tiêu chuẩn; nợ cần chú ý; nợ dưới tiêu chuẩn; nợ nghi ngờ; nợ có khả năng mất vốn.

Dựa vào kết quả phân loại hàng quý, Maritime Bank sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ phần trăm được quy định tương ứng với mỗi nhóm nợ. Cụ thể Maritime Bank sẽ tiến hành trích lập i) dư phòng cụ thể ii) dự phòng chung. Trong đó, dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập dựa trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Đến thời điểm 31/12/2011 Maritime Bank Cầu Giấy đã trích lập dự phòng chung theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN với tỷ lệ 0.75%.

Bảng 2.10. Trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ ngày 32/12/2011.

Đơn vị: Tỷ đồng STT Phân loại nợ Dư nợ cho vay Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Tổng dự phòng 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 1634.4 - 12.26 12.26 2 Nợ cần chú ý 121.66 2.382 0.91 3.292

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 22.25 2.41 0.17 2.58

4 Nợ nghi ngờ 9.06 2.43 0.07 2.5

5 Nợ có khả năng mất vốn 8.02 0.71 - 0.71

Tỷ lệ nợ xấu 2.19%

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp – Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy)

2.1.2.4. Họat dộng cung ứng dịch vụ ngoài cho vay của Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy

Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của Maritime Bank từ ngày thành lập. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào dịch vụ ngân hàng hiện đại, hoạt động dịch vụ ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống Maritime Bank. Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là công cụ hỗ trợ để tăng trưởng các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng, đồng thời mang lại cho Ngân hàng một nguồn thu nhập an toàn với chi phí thấp.

Các hoạt động cung ứng dịch vụ ngoài dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Maritime Bank Cầu Giấy bao gồm:

Dịch vụ thanh toán Dịch vụ ngân quỹ Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ chiết khấu Dịch vụ tư vấn Dịch vụ khác

Bảng 2.11. Chi tiết doanh thu cung ứng dịch vụ của NH từ 2008 tới 2011

Đơn vị: Tỷ đồng STT Doanh thu dịch vụ 2008 2009 2010 2011 1 Dịch vụ thanh toán 7.08 13.78 20.35 28.49 2 Dịch vụ ngân quỹ 0.10 0.20 0.30 0.42 3 Dịch vụ bảo lãnh 5.76 11.22 16.57 23.20 4 Dịch vụ tư vấn 0 0 0 0 5 Dịch vụ chiết khâu 0.06 0.12 0.17 0.24 6 Dịch vụ khác 2.97 5.79 8.54 11.96 Tổng doanh thu 15.98 31.10 45.93 64.31 Tổng chi phí 3.20 6.22 9.19 12.86 Tổng lợi nhuận 12.78 24.88 36.75 51.44

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp – Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy)

Từ năm 2008 tới năm 2011 cơ cấu chính tạo nên doanh thu dịch vụ cung ứng đó chính là dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán và dịch vụ khác. Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của Ngân hàng nhanh chóng và rất an toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và thu được phí dịch vụ là 7.08 tỷ đồng, 13.78 tỷ đồng, 20.35 tỷ đồng, 28.49 tỷ đồng tương ứng với các năm từ 2008 tới 2011. Tuy rằng nguồn thu từ thanh toán còn nhỏ, xong với sự tăng trưởng hàng năm đạt trên 40% các năm 2010, 2011 đã cho thây được chất lượng dịch vụ của Maritime Bank càng ngày càng được cải tiến, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Trong giai đoạn này Maritime Bank Cầu Giấy không thực hiện hoặc không thu phí các hoạt động dịch vụ tư vấn.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI MARITIME BANK – CHI NHÁNH CẦU GIẤY

2.2.1. Tình hình thẩm định tài chính dự án tài Maritime Bank – Chi nhánh Cầu Giấy

Tại Chi nhánh, cho vay theo dự án đầu tư là một nghiệp vụ kinh doanh truyền thống chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 75% tổng dư nợ năm 2011), tuy cho vay dự án có khả năng sinh lời cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, Ngân hàng phải tiến hành thẩm định các dự án đầu tư mà công việc quan trọng nhất ở đấy là thẩm định tài chính dự án.

Quy trình thẩm định dự án

Maritime Bank - Chi nhánh Cầu Giấy cũng đã xây dựng và đang hoàn thiện quy trình thẩm định để ngày càng nâng cao chất lượng thẩm định của Chi nhánh. Các dự án được thẩm định đều phải tuân theo quy trình này.

Bảng 2.12. Quy trình thẩm định trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

Thực tế, khi tiếp nhận một yêu cầu tài trợ dự án từ khách hàng thì Ngân hàng thực hiện thẩm định dự án theo các nội dung sau:

- Thẩm định tính pháp lý của dự án: thẩm định tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay.

- Thẩm định khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào: Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. Chi phí đầu tư vùng, nguồn nguyên liệu. Chính sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào. Biến động về giá. Sự chủ động về nguồn nguyên liệu. Những thuận lợi, khó khăn.

- Thẩm định phương diện kỹ thuật và tiến độ thực hiện của dự án: Địa điểm xây dựng. Quy mô sản xuất và sản phẩm của các dự án. Công nghệ, dây chuyền thiết bị. Quy mô, giải pháp xây dựng. Đền bù, di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

- Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án: Kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cần, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. Năng lực, uy tín của nhà đầu tư. Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường tiêu thụ bị thu hẹp hoặc có khả năng mất đi. Nguồn nhân lực của dự án, số lượng lao động của dự án cần, đòi hỏi tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực.

- Thẩm định về thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án: Tiếp nhận, xem xét hồ sơ tín dụng của Khách hàng Thu thập thông tin cần thiết cho việc thẩm định Thẩm định hiệu quả PAKD/DAD T và khả năng thu hồi nợ dựa trên các thông tin thu thập được Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng Kết luận thẩm định

Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án. Đánh giá về cung sản phẩm. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thu sản phẩm của dự án.

- Thẩm đinh hiệu quả tài chính của dự án: Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư. Xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. Lập báo cáo thẩm định: báo cáo kết quả kinh doanh, dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ, xác định các chỉ tiêu hiệu quả NPV, IRR, điểm hòa vốn,… Phân tích độ nhạy, nhận định rủi ro.

- Đánh giá về dự án và khả năng trả nợ và đưa ra kết luận phê duyệt tín dụng.

Nội dung thẩm định tài chính dự án

- Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư bao gồm: Ngân hàng xem xét tổng vốn đầu tư của dự án đó được tính toán hợp lý chưa và có tính đủ các khoản cần thiết không.

Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có của chủ dự án, đối với dự án mới Maritime Bank - Chi nhánh Cầu Giấy chỉ xem xét cho vay đối với các dự án có mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư.

Nguồn vốn vay: tổng số tiền vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đầu tư, các nguồn vốn vay. Các nguồn khác: vốn Ngân sách, vốn góp liên doanh, phát hành trái khoán, bán cổ phần,…(ghi rõ số tiền, tỷ trọng trong tổng dự toán vốn đầu tư).

- Phân tích khả năng trả nợ

Mục tiêu đặt lên hàng đầu của Ngân hàng là lợi nhuận, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn về nguồn vốn cho Ngân hàng. Vì vậy, đối với dự án vay vốn để đầu tư cần phải xem xét khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ (nợ gốc và lãi) phải trả hàng năm của dự án.

Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận (sau khi trừ thuế thu nhập), khấu hao cơ bản, từ lợi nhuận của sản phẩm khác, từ các nguồn khác.

- Đánh giá hiệu quả về mặt các chỉ tiêu tài chính của dự án

Ngân hàng thẩm định tính hợp lý của việc dự toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn, khấu hao TSCĐ, mức công suất thiết kế, công suất sử dụng, và doanh thu dự kiến hàng năm.

Ngân hàng xem xét về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào sẽ giúp Ngân hàng xác định được giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí trực tiếp.

Từ những vấn đề trên, Ngân hàng sẽ đưa ra được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án như NPV, IRR, PP, PI, độ nhạy.

- Nhận xét những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án

Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra bằng cách đưa ra các giả thiết thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất,… để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, tính độ nhạy của dự án, và khả năng trả nợ của dự án. Cụ thể xem xét các trường hợp:

+ Trường hợp sản lượng giảm (tăng) 5%, 10% hoặc 15%,…(mức giảm (tăng) nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất của dự án, khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ …) thì Ngân hàng tính lại tổng doanh thu và tính lại các chi phí biến đổi để kiểm tra kinh doanh lỗ hay lãi, khả năng trả nợ, tính NPV, IRR của dự án khi có trường hợp rủi ro xảy ra.

+ Trường hợp biến phí tăng 5%, 10%… do giá nguyên vật liệu, tiền công tăng nhưng sản lượng, doanh số tiêu thụ được giữ nguyên không thay đổi, kiểm tra tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, tính lại NPV, IRR.

+ Trường hợp đơn giá bán giảm (tăng) 5%, 10%,… nhưng giữ nguyên

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại maritime bank – chi nhánh cầu giấy (Trang 41 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w