Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại maritime bank – chi nhánh cầu giấy (Trang 30 - 93)

Bên cạnh nhóm yếu chủ quan còn có những nhân tố khách quan bên ngoài tác động vào. Nhân tố khách quan là những nhân tố từ môi trường bên ngoài tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Nhân tố khách quan bao gồm những áp lực về chính trị, quyền lực, cơ chế chính sách, luật pháp của Nhà nước gây khó khăn cho hoạt động xã hội nói chung và hoạt động thẩm định tài chính dự án nói riêng. Ngoài ra, các yếu tố về môi trường kinh tế xã hội, về thị trường luôn biến động phức tạp, khó lường, các rủi ro thiên tai Ngân hàng không thể dự doán trước được mà vẫn quyết định cho vay. Tất cả những lý do trên sẽ ảnh hưởng tới dự án, mà nghiêm trọng hơn là nó tạo ra các khoản vay quá hạn, khó đòi thậm chí không thu hồi được.

Nói tóm lại, để công tác thẩm định đạt được mục tiêu nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tác động. Đó là những yếu tố thuộc về bản thân Ngân hàng, thuộc về

phía doanh nghiệp, phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương, các ngành các cấp.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI MARITIME BANK CHI NHÁNH CẦU GIẤY

2.1. TỔNG QUAN VỀ MARITIME BANK – CHI NHÁNH CẦU GIẤY

2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Maritime Bank - Chi nhánh Cầu Giấy

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Maritime Bank

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân

hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 2007-2011 là giai đoạn nhiều thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Cuộc khủng hoảng thứ ba đến từ nước Mỹ, tiềm ẩn từ cuối năm 2007, bùng phát vào cuối 2008 bắt đầu từ khủng hoảng nhà đất lan sang hệ thống tài chính, sang kinh tế thực, sang lĩnh vực lao động việc làm và lan sang các nước trên thế giới. Và nó đã ảnh hưởng tới thị trường tài chính, nhà đất Việt Nam rõ rệt vào năm 2011 vừa qua, hơn nữa trong giai đoạn này Maritime Bank cũng đã vướng phải một “ cú sốc tài chính” khi vướng phải “quả bong bóng Vinashin nổ tung”. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và sự ổn định cho tới nay.

Nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, sự lớn mạnh của bộ phận khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu, Maritime bank đã quyết định thiết kế một chiến lược mục tiêu mới. Trong năm 2010, dự án thiết kế hai mô hình hoàn toàn mới - bao gồm chi nhánh và các ngân hàng chuyên doanh, các sản phẩm và quản lý rủi ro và vận hành được “ may đo” để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường trên. Chiến lược kinh doanh mới được xây dựng dựa trên nghiên cứu sâu về khách hàng, bên cạnh đó, Maritime Bank còn thiết lập cơ cấu tổ chức mới cho phép ngân hàng vận hành theo mô hình mới đã chính thực triển khai. Nhờ đó Maritime Bank trở thành ngân hàng đầu tiên thực hiện nhiều sáng kiến kinh doanh mới tại Việt Nam.

Ngân hàng đã tiên phong trong việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế để hỗ trợ kinh doanh tăng trưởng nhanh. Ngân hàng đã đưa vào sử dụng công cụ QCA khiến việc quyết định phê duyệt tín dụng nhanh chóng và công bằng, đảm bảo hỗ trợ kịp thời nhu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cấp hệ thống quản lý thông tin thanh khoản giúp kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh toàn ngân hàng.

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Tính đến quý IV năm 2011, Maritime Bank đã có vốn điều lệ là 7.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 130.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động bao gồm 175 chi nhánh và sẽ nâng lên 320 chi nhánh vào cuối năm 2011.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện về định hướng kinh doanh, hình ảnh, thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng. Đến nay Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

2.1.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Maritime Bank - Chi nhánh Cầu Giấy

Nhận thức rõ được nhu cầu phát triển và mở rộng ở phía Tây Hà Nội, năm 2007 Maritime Bank đã mở chi nhánh mới tại quận Cầu Giấy. Đến sáng ngày 03/3/2010, Maritime Bank – Chi nhánh Cầu Giấy đã long trọng tổ chức lễ khai trương trụ sở mới tại địa chỉ 35 - 37 Trần Thái Tông – Cầu Giấy – Hà Nội. Được coi là điểm khởi đầu cho mô hình đơn vị giao dịch mới của Maritime Bank - Chi nhánh Cầu Giấy được xây dựng với một Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp có thiết kế chuyên nghiệp; đội ngũ Giám đốc Quản lý Quan hệ Khách hàng nhiệt tình, am hiểu nhiều lĩnh vực và một phương thức phục vụ hoàn toàn mới, mỗi khách hàng doanh nghiệp sẽ có một Giám đốc Quản lý Quan hệ Khách hàng phục vụ chuyên biệt.Maritime Bank mong muốn sẽ mang tới cho khách hàng những tiện ích tối ưu cùng cảm giác được trân trọng và chăm sóc thực sự thông qua những đổi mới

mang tính đột phá này. Áp dụng một mô hình phù hợp nhất với nhu cầu của Khách hàng Việt Nam được phát triển trên cơ sở những chuẩn mực quốc tế, Maritime Bank tin rằng khách hàng khi đến giao dịch sẽ có những ấn tượng tốt đẹp với phong cách phục vụ của ngân hàng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Maritime Bank – Chi nhánh Cầu Giấy

Bảng 2.1. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy

Giám đốc Chi nhánh

Phó giám đốc Chi nhánh

Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Maritime Bank – Cầu Giấy Chức năng các phòng ban

+ Giám đốc chi nhánh là người có quyền cao nhất, đại diện chi nhánh chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc quản lý trực tiếp Phó giám đốc, Phòng hành chính và Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp.

+ Phó giám đốc Chi nhánh có vai trò hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của Trung tâm nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Trung tâm. Hỗ trợ Giám đốc trong việc đào tạo, quản lý, huấn luyện, đánh giá nhân viên của trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thực hiện chiến lược mới tại trung tâm Khách hàng Cá nhân.

+ Phòng hành chính chịu sự quản lý của ban giám đốc, có vai trò quản lý và thực hiện công việc hành chính, quản trị, văn thư, lái xe, bảo vệ theo quy định của Pháp luật và MSB.

+ Phòng Dịch vụ Khách hàng có vai trò quản lý thực thiện các hoạt động dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp. Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, cung cấp dịch vụ tài khoản dịch vụ thanh toán… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng dịch vụ khách hàng trực thuộc quản lý của Giám đốc Chi nhánh, có vai trò quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ Khách hàng doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật và MSB. Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cung cấp các dịch vụ cung cấp tài khoản, thanh toán…

+ Phòng tín dụng Khách hàng trực thuộc quản lý của Giám đốc Chi nhánh, có chức năng quản lý và thực thiện các nghiêp vụ cho vay, bảo lãnh, cấp tín dụng cho Khách hàng Doanh nghiệp. Phát triển khách hàng, thẩm định và quản lý tín dụng.

+ Trung tâm Khách hàng cá nhân trực thuộc quản lý của Phó giám đốc chi nhánh. Trung tâm khách hàng cá nhân bao gồm các Giám đốc quản lý khách

Phòng hành chính Phòng dịch vụ khách hàng

hàng Cá nhân, các giao dịch viên, chuyên viên tư vấn và lễ tân. Trung tâm có nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng…

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

2.1.2.1. Kết quả kinh doanh của Maritime Bank - Chi nhánh Cầu Giấy

Maritime bank – Chi nhánh Cầu Giấy hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, cũng giống như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác luôn coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Để gia tăng lợi nhuận Chi nhánh đã thực hiện tốt việc quản lý các khoản mục tài sản có nhất là các khoản cho vay, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đầu lỗ lực của nhân viên, lợi nhuận của Chi nhánh không ngừng được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 2.2. Doanh thu- Chi phí- Lợi nhuận

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)

Tổng doanh thu 243.4 262.8 389.73 450.31

Chi phí 187.2 216.3 338.73 391.39

Trích DPRR 25 12 15 21

Lợi nhuận trước thuế 31.2 34.5 36 37.93

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp – Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy)

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy lợi nhuận của chi nhánh ngày càng tăng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Có được những thành quả trên là do

trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng. Sự tăng trưởng nguồn vốn này cùng với những ưu thế nhân lực và mạng lưới hoạt động rộng lớn trải khắp địa bàn, đã giúp Chi nhánh mở rộng tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế và dân cư phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời sống.

Bên cạnh đó các khoản thu nhập khác như thu nợ tồn đọng, nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng...luôn được chi nhánh chú trọng vì vậy các khoản thu khác đã tăng lên đặc biệt năm 2009 các khoản thu khác mà chủ yếu là khoản thu nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng chiếm tỷ trọng 12.6% tổng thu.Cùng với việc tăng cường khai thác các khoản thu, Chi nhánh luôn tìm cách để giảm thấp chi phí bằng việc đẩy mạnh huy động vốn với lãi suất thấp, tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết, mọi khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh phải đảm bảo hợp lý và đem lại hiệu quả.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua đã mang lại lợi nhuận cao, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh là hoạt động tín dụng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh không những đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội địa phương mà còn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn của Maritime Bank – Chi nhánh Cầu Giấy

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn cốn cho ngân hàng thương mại và nó đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Ngân hàng. Với nhiều cố gắng trong những năm vừa qua Maritime Bank - Chi nhánh Cầu Giấy đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong thời gian qua.

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Maritime Bank Cầu Giấy

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011

số tiền số tiền ±09/08 Số tiền ±10/09 số tiền ±11/10

(tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)

động Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 483.6 576.8 +19 706.92 +23 858.9 +21 Có kỳ hạn 1076.4 1483.2 +38 2238.6 +51 2646.2 +18 Theo thời hạn Ngắn hạn 1053 1461.9 +39 2213.5 +51 2623 +18 Trung, dài hạn 507 576.8 +14 706.9 +23 868.6 +23

Theo đối tượng kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cá nhân 394.7 496.05 +26 705.74 +42 843.4 +20

Tổ chức kinh tế 931.3 1309.7 +41 1903.1 +45 2359.8 +24

Tổ chức tài chính 234 254.3 +9 336.7 +32 302 -10

Theo loại tiền gửi

VNĐ 1355 1791 +32 2657 +48 3204.5 +21

USD 176.3 217.9 +24 245.2 +13 242.8 -1

Ngoại tệ khác 28.7 51.11 +78 43.3 -25 57.9 +34

(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp – Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy

Năm 2007, chúng ta gia nhập WTO đúng thời điểm kinh tế thế giới diễn biến xấu đến hai lần. Lần thứ nhất là năm 2007 giá cả thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu. Lần thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, năm 2008 là năm khá đặc biệt, trong nửa đầu năm, nền kinh tế nước ta phải đối phó với tình trạng lạm phát cao. Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội. Nhưng với sự lỗ lực của cán bộ và nhân viên thì năm 2009 tổng vốn huy động của Chi nhánh vẫn tăng 32% so với năm 2008. Đến năm 2010 khi Chi nhánh được chuyển đổi sang mô hình mới đã nâng con số tăng trưởng nguồn lên 43% so với cùng kì và đạt 2945.5 tỷ đồng. Ngày 24/02/2011, Nghị quyết số 11/ NQ-CP được ban hành đã quy định về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong Nghị quyết có quy định về tỷ lê tăng trưởng tín dụng của NHTM không quá 20% đã tác động tới tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm, chỉ còn tăng 19% so với cùng kì đạt 3505.2 tỷ đồng. Theo dõi Bảng 2.4 cho ta cái nhìn rõ ràng hơn về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các năm.

Bảng 2.4. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm từ 2008 tới 2011. Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn vốn nợ và đặc biệt là nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn của NHTM để phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn tiền gửi nên Maritime Bank nói chung và Chi nhánh Cầu Giấy nói riêng đã áp dụng mô hình mới với phương châm quan tâm chăm sóc khách hàng với phong cách chuyên nghiệp trên cơ sở hiểu rõ mong muốn và đặc thù kinh doanh của khách hàng để thu hút thêm lượng tiền gửi từ khách hàng.

Đầu tiên, xét theo thời hạn huy động thì ta có thể chia theo hai loại là ngắn hạn và trung, dài hạn. Nhìn vào bảng 2.5 thấy được vốn trung và dài hạn tăng trưởng rất đều qua các năm, ở năm 2011 và 2010 đều có mức tăng trưởng là 23% cao hơn 2009 (14%). Vốn ngắn hạn thì sự giao động trong tốc độ tăng trưởng nó lớn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại maritime bank – chi nhánh cầu giấy (Trang 30 - 93)