Maritime bank – Chi nhánh Cầu Giấy hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, cũng giống như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác luôn coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Để gia tăng lợi nhuận Chi nhánh đã thực hiện tốt việc quản lý các khoản mục tài sản có nhất là các khoản cho vay, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đầu lỗ lực của nhân viên, lợi nhuận của Chi nhánh không ngừng được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 2.2. Doanh thu- Chi phí- Lợi nhuận
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)
Tổng doanh thu 243.4 262.8 389.73 450.31
Chi phí 187.2 216.3 338.73 391.39
Trích DPRR 25 12 15 21
Lợi nhuận trước thuế 31.2 34.5 36 37.93
(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp – Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy)
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy lợi nhuận của chi nhánh ngày càng tăng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Có được những thành quả trên là do
trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng. Sự tăng trưởng nguồn vốn này cùng với những ưu thế nhân lực và mạng lưới hoạt động rộng lớn trải khắp địa bàn, đã giúp Chi nhánh mở rộng tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế và dân cư phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời sống.
Bên cạnh đó các khoản thu nhập khác như thu nợ tồn đọng, nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng...luôn được chi nhánh chú trọng vì vậy các khoản thu khác đã tăng lên đặc biệt năm 2009 các khoản thu khác mà chủ yếu là khoản thu nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng chiếm tỷ trọng 12.6% tổng thu.Cùng với việc tăng cường khai thác các khoản thu, Chi nhánh luôn tìm cách để giảm thấp chi phí bằng việc đẩy mạnh huy động vốn với lãi suất thấp, tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết, mọi khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh phải đảm bảo hợp lý và đem lại hiệu quả.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua đã mang lại lợi nhuận cao, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh là hoạt động tín dụng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh không những đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội địa phương mà còn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn của Maritime Bank – Chi nhánh Cầu Giấy
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn cốn cho ngân hàng thương mại và nó đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Ngân hàng. Với nhiều cố gắng trong những năm vừa qua Maritime Bank - Chi nhánh Cầu Giấy đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong thời gian qua.
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Maritime Bank Cầu Giấy
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
số tiền số tiền ±09/08 Số tiền ±10/09 số tiền ±11/10
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)
động Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 483.6 576.8 +19 706.92 +23 858.9 +21 Có kỳ hạn 1076.4 1483.2 +38 2238.6 +51 2646.2 +18 Theo thời hạn Ngắn hạn 1053 1461.9 +39 2213.5 +51 2623 +18 Trung, dài hạn 507 576.8 +14 706.9 +23 868.6 +23
Theo đối tượng kinh tế
Cá nhân 394.7 496.05 +26 705.74 +42 843.4 +20
Tổ chức kinh tế 931.3 1309.7 +41 1903.1 +45 2359.8 +24
Tổ chức tài chính 234 254.3 +9 336.7 +32 302 -10
Theo loại tiền gửi
VNĐ 1355 1791 +32 2657 +48 3204.5 +21
USD 176.3 217.9 +24 245.2 +13 242.8 -1
Ngoại tệ khác 28.7 51.11 +78 43.3 -25 57.9 +34
(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp – Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy
Năm 2007, chúng ta gia nhập WTO đúng thời điểm kinh tế thế giới diễn biến xấu đến hai lần. Lần thứ nhất là năm 2007 giá cả thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu. Lần thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, năm 2008 là năm khá đặc biệt, trong nửa đầu năm, nền kinh tế nước ta phải đối phó với tình trạng lạm phát cao. Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội. Nhưng với sự lỗ lực của cán bộ và nhân viên thì năm 2009 tổng vốn huy động của Chi nhánh vẫn tăng 32% so với năm 2008. Đến năm 2010 khi Chi nhánh được chuyển đổi sang mô hình mới đã nâng con số tăng trưởng nguồn lên 43% so với cùng kì và đạt 2945.5 tỷ đồng. Ngày 24/02/2011, Nghị quyết số 11/ NQ-CP được ban hành đã quy định về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong Nghị quyết có quy định về tỷ lê tăng trưởng tín dụng của NHTM không quá 20% đã tác động tới tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm, chỉ còn tăng 19% so với cùng kì đạt 3505.2 tỷ đồng. Theo dõi Bảng 2.4 cho ta cái nhìn rõ ràng hơn về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các năm.
Bảng 2.4. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm từ 2008 tới 2011. Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn vốn nợ và đặc biệt là nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn của NHTM để phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn tiền gửi nên Maritime Bank nói chung và Chi nhánh Cầu Giấy nói riêng đã áp dụng mô hình mới với phương châm quan tâm chăm sóc khách hàng với phong cách chuyên nghiệp trên cơ sở hiểu rõ mong muốn và đặc thù kinh doanh của khách hàng để thu hút thêm lượng tiền gửi từ khách hàng.
Đầu tiên, xét theo thời hạn huy động thì ta có thể chia theo hai loại là ngắn hạn và trung, dài hạn. Nhìn vào bảng 2.5 thấy được vốn trung và dài hạn tăng trưởng rất đều qua các năm, ở năm 2011 và 2010 đều có mức tăng trưởng là 23% cao hơn 2009 (14%). Vốn ngắn hạn thì sự giao động trong tốc độ tăng trưởng nó lớn hơn so với vốn trung và dài hạn, nhìn vào Bảng 2.5 chúng ta thấy rõ sự giao động của vốn ngắn hạn gần giống với sự giao động của sư giao động của tổng vốn huy động, tốc độ tăng trưởng 2011 tăng 18%, 2010 là 51%, năm 2009 là 38%. Sự thay đổi này cũng chính là mục tiêu hướng tới của MSB khi đổi mới mô hình, Ngân hàng cũng xác định được sản phẩm mục tiêu, và cung cấp ra thị trường những sản phẩm huy động đa dạng, tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả về nội tệ
và ngoại tệ, phát hành sản phẩm thanh toán tiện dụng như miễn phí phát hành thẻ, sản phẩm M1 Account cho cá nhâm và M-Business cho doanh nghiệp, khách hàng có thể chuyển khoản online miễn phí,…Đặc biệt hơn, để tạo sự khác biệt và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, MSB đã đưa vào ứng dụng hệ thống internet banking vượt trội, giúp cho khách hàng có thể chuyển khoản, giao dịch online. Chính những nỗ lực thay đổi làm hài lòng khách hàng đã làm cho tốc độ tăng trưởng huy động ngắn hạn trung bình lên tới 135% hàng năm.
Bên cạnh đó nguồn vốn trung và dài hạn cũng có sự tăng trưởng ổn đinh xong còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn ngắn hạn, điều này dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Tỷ trọng của ngồn vốn trung và dài hạn đã giảm từ 33% năm 2008 xuống còn 24% năm 2011. Điều này cũng rất phù hợp với chiến lược của Maritime Bank muốn tối đa hóa lợi ích cho khối kinh tế và dân cư.
Bảng 2.5. Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn
(Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp – Maritime Bank-Chi nhánh Cầu Giấy)
Chúng ta cũng có thể nhìn nhận cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng kinh tế thì ta thấy rõ ràng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng chiếm trên 50% ( chiếm 60%, 64%,65%, 67% lần lượt từ năm 2008 tới năm 2011). Maritime Bank Cầu Giấy xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình chính là
các tổ chức kinh tế vì vậy đây là sự thay đổi tích cực để hướng tới mục tiêu của Chi nhánh.
Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tưởng kinh tế