- Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:
1. Kết luận:
- Trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn vì thế con đường mà chi nhánh đi trong thời gian qua cũng như trước mắt còn nhiều thách thức nhưng với sự nổ lực phấn đấu bền bỉ, trí tuệ và sáng tạo chi nhánh đã đạt được những thành tích cao
trong các lĩnh vực hoạt động. Hoạt động đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng đang được phát triển đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và tạo cơ sở phát triển trong tương lai.
- Do sự chỉ đạo tập trung, kiên quyết nên từ năm 2009 đến năm 2011 các mặt hoạt động của ngân hàng đã có bước tiến vượt bậc. Qua tiếp cận thị trường đầu tư, đội ngũ lãnh đạo và hệ thống cán bộ tín dụng đã trưởng thành lên rất nhiều.
- Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trong 3 năm ( 2009-2011 ) tại chi nhánh đã cho thấy hoạt động tín dụng trong thời gian qua đã đem lại lợi nhuận rất lớn:
+ Về mặt cho vay: Doanh số cho vay tăng qua 3 năm, chi nhánh đã trở thành trợ thủ đắc lực cung cấp vốn cho các ngành kinh tế hoạt động , vốn đầu tư của chi nhánh đã giúp cho các hộ kinh doanh buôn bán, hộ nông dân ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển đổi cơ cấu cho Thành Phố Cần Thơ tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
+ Về thu nợ: Nhìn chung công tác thu nợ của chi nhánh khá tốt, phản ánh hiệu quả của việc lựa chọn khách hàng trong quan hệ tín dụng. Chi nhánh đã đưa ra những biện pháp kịp thời để thu hồi vốn vay, đảm bảo hiệu quả an toàn vốn, nhanh chóng cung ứng kịp thời cho các khách hàng đang hoạt động. Đây là sự cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh.
+ Đi cùng với doanh số cho vay và doanh số thu nợ là dư nợ tín dụng, dư nợ bị ảnh hưởng nhiều bởi hai yếu tố này. Dư nợ thể hiện qui mô hoạt động của chi nhánh, chi nhánh có qui mô lớn thì dư nợ cao là một điều không đáng lo ngại. Khi xem xét dư nợ của chi nhánh ta cần kết hợp với yếu tố nợ xấu mới có thể đánh giá được tình hình dư nợ tốt hay xấu và chi nhánh có nên tăng trưởng dư nợ hay không. Trong ba năm 2009-2011 dư nợ của Sacombank chi nhánh Cần Thơ có biến động như tăng nhanh vào 2010 và giảm nhẹ và 2011 nhưng đã được kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Năm 2010 dư nợ đạt 1.301.502 triệu đồng, do chi nhánh mở rộng mạng lưới, tăng trưởng tín dụng, tăng dư nợ để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.
- Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế là do rủi ro nợ xấu mang lại. Nếu chi nhánh không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh, rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Những năm qua nợ xấu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ luôn dưới mức cho phép của ngân hàng Nhà nước là 5% và có xu hướng giảm, đạt được kết quả rất khả quan đúng với phương châm phát triển – an toàn – hiệu quả và bền vững.
- Từ những thành quả đạt được làm cho lợi nhuận của chi nhánh luôn đạt ở mức cao và cũng có tăng trưởng. Điều này cho thấy hoạt động của chi nhánh đặc biệt là cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những mặt tích cực do nghiệp vụ tín dụng mang lại, chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra
để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của chi nhánh, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ xấu.
2. Kiến nghị:
Để khắc phục được những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của chi nhánh trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế. Em xin có một vài kiến nghị sau: