- Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân
2.3.3.1. Dư nợ theo thời hạn tín dụng:
Bảng 2.7 : Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng
( ĐVT : Triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 604.190 799.485 512.025 195.295 32,32 -287.46 -35,96 Trung – dài hạn 391.612 502.017 478.120 110.405 28,19 -23.897 -4,76 Tổng 995.802 1.301.502 990.145 305.700 30,70 -311.357 -23,92 ( Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính )
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn tín dụng
Nhìn vào số liệu ta thấy qua 3 năm dư nợ có sự biến động rõ rệt và không theo chiều hướng tăng hoặc giảm. Cụ thể, tổng dư nợ năm 2010 đạt 1.301.502 triệu đồng, tăng 30,70% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, tổng dư nợ đạt 990.145 triệu đồng, giảm 23,92% so với năm 2010. Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn năm 2010 đạt 799.485 triệu đồng tăng 195.295 triệu đồng tương đương tăng 32,32% so với 2009, đến năm 2011 đạt 512.025 triệu đồng giảm 287.46 triệu đồng tương đương giảm 35,96% so với 2010. Còn dư nợ trung – dài hạn năm 2010 đạt 502.017 triệu đồng tăng 110.405 triệu đồng tương đương tăng 28,19% so với năm 2009, năm 2011 đạt 478.120 triệu đồng giảm 23.897 triệu đồng tương đương giảm 4,76% so với năm 2010. Nhìn chung qua 3 năm dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung – dài hạn
đều tăng trong năm 2010, giảm trong năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2010 nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp tăng, có nhiều dự án lớn được khởi công xây dựng sau khi nền kinh tế thoát khỏi sự suy thoái và đang dần phục hồi, mặt khác do các gói kích thích kinh tế đã hết nên làm cho doanh số cho vay trong năm này tăng, trong khi đó doanh số thu nợ thì rất thấp. Dư nợ của chi nhánh mấy năm qua tuy có nhiều biến động do chi nhánh mở rộng thị phần tăng trưởng tín dụng, cho vay nhiều nên dư nợ cũng cao. Chi nhánh nên theo dõi mức rủi ro hợp lý trước khi quyết định tăng trưởng dư nợ để làm cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn.