- Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân
3.1. Giải pháp để tăng nguồn vốn cho vay:
- Như ta đã biết, tín dụng không đơn thuần chỉ là cho vay, thu nợ và thu lãi mà nó còn bao gồm cả việc huy động vốn.Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi chi nhánh
Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa chi nhánh và Ngân hàng Hội sở nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
- Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã đáp ứng phần lớn cho công tác cho vay, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay nhất là trên địa bàn đang có nhiều ngân hàng cổ phần thành lập có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn làm cho công tác huy động vốn của chi nhánh có nhiều khó khăn hơn. Muốn thu hút vốn huy động chi nhánh phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau:
+ Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng như cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc giảm chi phí mở tài khoản để qua đó chi nhánh có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản. Phân định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống để tập trung vận động hoặc khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, sử dụng các sản phẩm dịch vụ chi nhánh.
+ Có quà tặng cho những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các bộ địa phương, ban ngành, tranh thủ sự hỗ trợ trong huy động vốn. Chú trọng công tác huy động vốn ổ khu vực nông thôn, khu vực triển khai dự án và trong tổ chức đoàn thể.
- Ngoài ra, chi nhánh muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, việc ứng dụng Marketing Ngân hàng hiện nay là rất cần thiết trong hoạt động chi nhánh. Marketing đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công của chi nhánh trong một môi trường cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, nó được xem là chiến lược có tính kế hoạch lâu dài của chi nhánh nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của khách hàng. Cần phải có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn :
+ Quảng cáo bằng hình thức tờ bướm tiết kiệm và hiệu quả, trong đó bướm giới thiệu ngắn gọn, đặt biệt chú trọng sự tin tưởng của khách hàng đối với chi nhánh như: giới thiệu về vốn điều lệ; thời gian hoạt động trưởng thành và phát triển; giới thiệu các thể thức huy động và các tiện ích phục vụ của chi nhánh. Quán triệt nội dung đến từng cán bộ công nhân viên phải làm tốt các mặt tuyên truyền - quảng cáo - tiếp thị trong công tác huy động vốn.
+ Gởi phiếu trưng cầu ý kiến trong dân, thông qua hình thức thống kê trắc nghiệm về thu nhập, phương thức phục vụ và nhu cầu phục vụ. Nếu phương thức thuận tiện và có lợi cho người gửi đã chọn, từ đó quyết định các hình thức huy động phù hợp với nhận thức của người dân trong từng thời kỳ, từng khu vực và từng đơn vị.
+ Chủ động mời gọi các cơ quan thực hiện chi trả lương qua chi nhánh, tìm kiếm mở rộng quan hệ với các khách hàng được đánh giá là có khả năng tài chính mạnh, có nguồn tiền gửi nhiều. Khi mà sự cạnh của các ngân hàng ngày càng gay gắt nhất là về huy động vốn thì chi nhánh không thể chỉ bị động ngồi chờ khách hàng mang tiền đến gửi ở chi nhánh mình như trước đây mà phải chủ động tìm đến khách hàng.
+ Chi nhánh cần tuyên truyền các hình thức huy động vốn như: Quan hệ với đài truyền thanh Thành Phố Cần Thơ để quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu đến khách hàng các hình thức huy động của chi nhánh. Có như vậy thì uy tín thương hiệu của chi nhánh ngày càng cao, tạo cho người dân có cảm giác an toàn khi gửi tiền vào chi nhánh.