Nợ xấu theo thành phần kinh tế :

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại sacombank chi nhánh cần thơ (Trang 35 - 37)

- Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân

2.3.4.2.Nợ xấu theo thành phần kinh tế :

Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

( ĐVT : Triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Hộ kinh doanh cá thể và cá nhân 0.956 1.311 1.068 0.355 37,13 -0.243 -18,54 Cty TNHH tư nhân và cty có vốn

đầu tư nước ngoài 6.612 8.595 3.728 1.983 29,99 -4.867 -56,63

Tổng 7.568 9.906 4.796 2.338 30,89 -5.110 -51,58

( Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chính )

Khi xem xét nợ xấu phân theo thành phần kinh tế thì ta thấy đối tượng nợ xấu chủ yếu phát sinh từ thành phần cty TNHH tư nhân và cty có vốn đầu tư nước ngoài, qua các năm nợ xấu thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể: Năm 2009 tổng nợ xấu của chi nhánh là 7.568 triệu đồng, trong đó nợ xấu từ cty TNHH tư nhân và cty có vốn đầu tư nước ngoài là 6.612 triệu đồng chiếm khoảng 87,37%. Năm 2010 tổng nợ xấu của chi nhánh lên đến 9.906 triệu đồng,

sở dĩ nợ xấu tăng quá nhanh là do nợ xấu từ thành phần cty TNHH tư nhân và cty có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và lên đến 8.595 triệu đồng, chiếm 86,77% nợ xấu năm 2010. Sang năm 2011 tổng nợ xấu của chi nhánh là 4.796 triệu đồng, nợ xấu từ cty TNHH tư nhân và cty có vốn đầu tư nước ngoài là 1.983 triệu đồng, chiếm khoảng 77,73%.

Còn nợ xấu các đối tượng khác chiếm phần nhỏ không đáng kể. Nguyên nhân nợ xấu từ cty TNHH tư nhân và cty có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao là do:

+ Sự thiếu hụt đồng tiền dẫn đến lãi suất cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp khiến cho kinh doanh đình trệ làm nhiều doanh nghiệp phải phá sản không có nguồn vốn để trả nợ.

+ Tình hình kinh tế trong nước còn nhiều diễn biến phức tạp như: thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng liên tục tăng, lạm phát đang ở múc cao,... đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Tình hình thế giới bất ổn: cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, những bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi,…đã ảnh hưởng bất lợi cho các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài làm công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra một số bộ phận dư nợ tín dụng phát sinh trước đây do khâu thẩm định chưa tốt, quá trình xử lý nợ thiếu kiên quyết, ý thức vay trả của thành phần chưa cao.

Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tình trạng tồn tại nợ xấu là không thể tránh khỏi, mức nợ xấu quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng vì nó làm phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh nhưng tùy theo qui mô và tình hình vốn của từng chi nhánh mà nợ xấu sẽ phát sinh mức rủi ro khác nhau và chi nhánh nên theo dõi thường xuyên làm sao cho chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ không vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại sacombank chi nhánh cần thơ (Trang 35 - 37)