Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành sản xuất nuôi trồng nấm sò tại thị xã Đông Hòa, tỉnh Quảng Trị (Trang 36 - 43)

TỘC THIẾU SỐ Ở VIỆT NAM

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt sườn Đông và sườn Nam bán đảo Đông Dương, chiếm một phần lớn diện tích bán đảo này và nằm ở vị trí gần trung tâm Đông Nam A, vì vậy Việt Nam mang nhiều đặc điểm chung về những điều kiện

tự nhiên dân cư văn hóa và lịch sử của Đông Nam Á.

Việt Nam nằm ở gần trung tâm Đông Nam Á. Vị trí ấy có thể liên hệ kinh tế, văn hoá với nhiều nước ở châu Á một cách thuận lợi, có thể xây dựng những trục giao thông có ý nghĩa quốc tế, liên Á, liên khu vực. Việt Nam là nước có quy mô lãnh thổ không nhỏ, tổng diện tích đất đai của Việt Nam là 330.999km?

đứng thứ 61 trong tổng số hơn 220 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 4 trong 10 nước ở Đông Nam Á.

Việt Nam nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế và nằm gần trung tâm Đông Nam A nên có diéu kiện phát triển các mối giao lưu quốc tế bằng mọi

phương tiện giao thông hiện tại.

3.1.2 Khí tượng thời tiết

Việt Nam là nước có nên khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, là nơi giao tranh của nhiều hệ thống thời tiết rất phức tạp. Hàng năm có hơn 30 đợt gió mùa Đông Bắc, hàng chục đợt gió mùa Tây Nam và là nơi hoạt

động mạnh của dãy “hội tụ nhiệt đới” .. kèm theo các quá trình thời tiết quy mô lớn nói trên là các quá trình thời tiết quy mô như tố, lốc, mưa đá xảy ra rất bất

thường.

Lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000mm. Ở những sườn đón gió của

nhiều dãy núi tới 3500-4000mm; ở những vùng khô hạn Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ 700-800mm. Độ ẩm không khí thường xuyên trên 80%.

3.1.3 Địa hình

Nước ta có tới hơn 3⁄4 diện tích là đổi núi. Không quá 1⁄4 là đồng bằng.

Điều kiện địa hình đồi núi làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, bên cạnh sự phân hoá theo chiều kinh tuyến rõ rệt từ Bắc vào Nam là sự phân hóa

theo đai cao. Sự tương tác giữa địa hình và hoàn lưu đã tạo nên sự phân hoá đa

dạng của điều kiện khí hậu, thời tiết mà các dãy núi lớn ở nước ta đã tạo thành

ranh giới khí hậu.

Sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa đồng bằng và miễn núi, trung du đã tạo ra những tién dé tự nhiên cho sự hình thành những cấu trúc kinh tế khác nhau, bổ sung cho nhau.

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam 3.2.1 Dân số

Mặc dù tốc độ gia tăng dân số nói chung và mức sinh nói riêng của nước ta vẫn đang trên đà giảm nhanh, song cho đến nay số lượng dân số vẫn tăng 1,3%/năm. Đến năm 2003, dân số cả nước đã lên tới gần 81 triệu người. Tốc độ đô thị hoá những năm gần đây cũng tăng khá nhanh, sau 4 năm kể từ cuộc tổng điều tra dân số va nhà ở 1999, tỷ lệ dân số thành thi tăng từ 22,4% năm 1999 lên

dưới 5,4% năm 2003.

Bảng 4: Dân Số Trung Bình Năm 2001-2003 Phân Theo Giới Tính Và Phân Theo Thành Thị Nông Thôn

Dvt: 1000 người

2001 2002 2003

Tổng số 78685,8 79727,4 80782,7

Phân theo giới tính

Nam 38684,2 39197,4 39717,3 Nữ 40001,6 40530,0 41065,4

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 19469,3 20022,1 20512,3 Nông thôn 52916,5 59705,3 60270,4 Ty lệ tang so với năm trước 1,4 1,3 1,3 (%)

Nguồn : Kinh tế — xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003

3.2.2 Lao động và việc làm

Lao động và việc làm là hai yếu tố chính quyết định thu nhập và chính là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Đến giữa năm 2002, ca nước có 38,7 triệu lao động có việc làm, số lao động này liên tục tăng lên qua mỗi năm cả về số lượng và tốc độ.

Bảng 5: Số Lượng Và Mức Tăng Số Người Có Việc Làm Hàng Năm 2000-2002 Số người có việc làm Mức gia tăng so với năm trước

(1000 người) Lao Tỷ lệ tang(%) động(1000người)

2000 36701,8 762,0 2,0 2001 37676,4 974,6 2,6 2002 38715,4 1039,0 2,7

Nguồn : Kinh tế — xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003

3.2.3 Cơ cấu lao động

Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông lâm nghiệp và thủy san sang khu vực còn lại diễn ra với tốc độ rất chậm chạp. Trong 3 năm 2000-2002, tỷ trọng lao động của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ giảm 2,2%, bình quân mỗi năm giảm 0,7%.

Bảng 6: Số Lao Động 15 Tuổi Trở Lên Đang Làm Việc Phân Theo Khu Vực

DVT: %

1999 2000 2001 2002

Cả nước 100.00 100,00 100,00 100,00 Nông lâm nghiệp và thủy sản 68,8 68,2 67,2 66,0 Công nghiệp và xây dựng 12,0 12,1 12,5 12,9 Dich vu 19,2 19,7 20,3 21,1

Nguồn : Kinh tế — xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003 3.2.4 Tình hình thất nghiệp và chất lượng lao động

Tính đến giữa năm 2002, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị là 6%

vẫn còn cao so với mức phổ biến của các nên kinh tế trên thế giới. Mặc dù vậy, đến năm 2005, chỉ tiêu phấn đấu ha tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 6% của Dang ta có khả năng hiện thực. Trong 3 năm 2000-2002, tốc độ giảm tỷ lệ thất nghiệp rất khác nhau giữa các vùng. Những vùng có mức giảm thất nghiệp nhanh là Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ (giảm từ 0,7 đến 1%); các vùng còn lại giảm rất ít. Riêng vùng Đông Nam Bộ, tỷ lệ thất nghiệp tăng không đáng kể 6,2% lên 6,3%, mặc dù vùng này có thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều giải pháp thích hợp và đạt mức giải quyết việc làm cho

nhân dân khá cao.

Bảng 7: Tỷ Lệ Thất Nghiệp Của Lao Động Trong Độ Tuổi Ở Khu Vực

Thành Thị Từ 1999-2002

DVT :%

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Cả nước 60 69 67 64 63 60 5,8 Đồng Bằng Sông Hồng 76 83 80 73 7,1 66 6,4 ĐôngBắc 63 66 70 65 67 61 5,9 Tay Bac 47 59 59 60 5,6 5,1 5,2 Bắc Trung Bộ 67 73 72 69 67 58 5,5 Duyên Hải Nam Trung Bộ 54 67 66 63 62 5,5 5,5 Tây Nguyên 50 59 54 52 56 49 4,4 Đông Nam Bộ 59 64 63 62 59 63 6,1 Đồng Bằng Sông Cửu Long 47 64 64 62 61 5,5 5,3 Nguồn : Kinh tế — xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003 Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn diễn ra rất phổ biến trong cả nước. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong nông nghiệp và nông thôn cao nhất ở vùng Tây Nguyên 78%; song ngay tại vùng này vẫn còn 22% quỹ thời gian lao động chưa có đủ việc làm. Vùng Tây Bắc có tỷ lệ thời gian nhàn rỗi cao nhất cả nước, chiếm tới 30% tổng quỹ thời gian lao động.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao và hệ số sử dụng thời gian lao động thực tế ở nông thôn còn thấp, là đại bộ phận lao động của nước ta chưa qua đào tạo nghề nên khó tìm được việc làm.

Trong số những người đã qua đào tạo, tỷ trọng ở các cấp trình độ đã thấp lại mất cân đối về cơ cấu. Số người có trình độ trung học chuyên nghiệp và từ cao đẳng trở lên cộng lại bằng số người có trình độ công nhân kỹ thuật và sơ học. Vì vậy, tình trạng khan hiếm công nhân kỹ thuật có tay nghề cao là rất phổ biến và kéo dài, gây nhiều khó khăn cho người lao động cũng như cho doanh nghiệp.

3.2.5 Tăng trưởng GDP

Mặc dù đạt được tốc độ tăng khá trong hơn 10 năm qua, nhưng quy mô GDP của nước ta nếu tính bằng USD cũng chưa đạt được 40 tỷ USD, còn thấp hơn doanh thu của nhiều tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia. GDP bình quân đầu

người của Việt Nam mới đạt khoảng 482USD, bình quân 1 ngày mới đạt trên

1,3USD, tuy cao hơn mức nghèo khổ theo chuẩn trước đây, nhưng mới chỉ bằng 65% mức nghèo khổ theo chuẩn mới; nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương cũng mới chỉ đạt khoảng 2200USD, đứng dưới thứ 130 trên thế giới cũng mới chi bằng trên 60% mức bình quân của khu vực. Vậy khi quy mô nên kinh tế còn thấp thì tốc độ tăng cao và bén vững là con đường đúng đắn để chống tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực cũng như trên thế

giới.

Bang 8: Mức Tăng GDP Qua Các Năm

DVT: %

Năm GDP% năm GDP% Năm GDP%

1995 9,54 1998 5,76 2001 6,89 1996 9,34 1999 4,77 2002 7,04 1997 8,18 2000 6,79 2003 7,24

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam Tuy tăng trưởng GDP của năm 2003 chưa bằng năm 1997, nhưng nếu năm 1997 tăng trưởng GDP đang trong xu hướng giảm sút thì tăng trưởng GDP năm 2003 lại đang trong xu hướng cao lên. Tuy chưa đạt mức cao nhưng cũng đã đạt

mức trung bình của mục tiêu kế hoạch để ra cho năm 2003 (7,24% so với 7- 7,5%) trong 6 năm qua, đây có thể được coi là năm thứ 2 liên tục đạt được mục tiêu kế hoạch để ra. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt cao nhất trong khu vực và cao thứ 2 Châu Á chỉ sau Trung Quốc.

3.2.6 Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP do 3 yếu tố đầu vào tác động, đó là vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp TFP. Chất lượng tăng trưởng có cải thiện 1 bước, tuy nhiên vẫn còn thấp so với nhiều nước khác. Nền kinh tế đang nghiêng về tăng theo chiéu rộng, tăng theo chiều sâu, chiếm tỷ trọng nhỏ. Ngay cả việc tăng theo chiều rộng, trong 2 yếu tố vốn và lao động thì tác động của yếu tố vốn là thứ nước ta còn thiếu, còn phai di vay và dễ bị thất thoát cao hơn nhiều so với yếu tố lao động là thứ mà nước ta rất déi dào đến mức dư thừa. Ty lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp của nước ta còn thấp hơn 35% của Thái Lan, 41% của Philippin, 43% của Inđônêxia. Chi phí đầu vào gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tóm lại, nền kinh tế nước ta còn sử dụng công nghệ cũ kỹ lạc hậu nên chất lượng tăng trưởng còn kém.

Giai đoạn 1993-1997 Giai đoạn 1998-2002

Bvon Lao déng O TEP

Hình 2: Ty Lệ Đóng Góp Của Các Yếu Tố Vào Tăng Trưởng GDP

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 3.2.7 Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

Tình hình xuất khẩu qua các năm thể hiện qua bang sau:

Bảng 9: Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Hàng Hoá Và Dịch Vụ

Năm 98 99 00 01 02

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành sản xuất nuôi trồng nấm sò tại thị xã Đông Hòa, tỉnh Quảng Trị (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)