KẾT QUA NGHEN CỨU VÀ THẢO LUẬN
LnDT 15.21 Mô hình bổ sung
4.5 Một số giải pháp nâng cao thu nhập của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số .1 Giải pháp về đất nông nghiệp
Sự phụ thuộc của thu nhập người dân tộc thiểu số vào diện tích đất nông nghiệp theo chiéu thuận như đã phân tích cho thấy rõ cần có chính sách đất đai phù hợp khuyến khích họ sản xuất nông nghiệp thông qua các chương trình giao đất, giao rừng, cấp số đỏ... để họ yên tâm tập trung vào sản xuất. Bên cạnh đó cũng cần giáo dục cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số về luật đất đai cũng như về các quyền của người sử dụng đất. Một cách tốt để có thể thực hiện được các chiến dịch truyền thông qua các hội, đoàn thể hoặc thông qua các trường học để giáo dục cho trẻ em các dân tộc thiểu số. Thông qua dự án thông tin bằng đài phát thanh và vô tuyến truyền hình bằng tiếng dân tộc cũng là một hình thức tốt cho việc tuyên truyền pháp luật về đất đai.
Đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu để ban hành các quy định pháp luật về đất đai, về vấn đề bảo vệ quyền của người sử dụng đất đối với các đối tượng khó khăn. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các quy định của pháp luật đất đai với các chính sách xã hội. Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp để tránh xảy ra các tranh chấp đất đai cũng như cách giải quyết khi có tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp giữa dân tộc thiểu số và dân đến định cư. Như vậy các hộ đồng bào mới yên tâm canh tác trên mảnh đất đã được pháp luật công nhận và bảo dam quyền làm chủ
của mình.
Qua số liệu điều tra, trong 4288 hộ thì đã có hộ không có đất nông nghiệp. Các hộ nghèo lại chủ yếu tập trung vào các hộ chỉ hoạt động thuần nông. Bên cạnh đó, quỹ đất lại có giới hạn. Vấn để hạn hán, thiếu nước tưới đã làm cho không ít người dân rơi vào cảnh túng quẫn. Do vậy việc cần làm là phải nâng cao chất lượng đất, cải thiện hệ thống tưới tiêu, phân bổ nguồn đất chưa sử dụng một cách hợp lý. Tạo ra các việc làm phi nông nghiệp như các ngành nghề thủ công truyển thống, chế biến nông sản..để giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ không có đất canh tác.
4.5.2 Giải pháp về giáo dục
Ta cũng thấy rõ trình độ của các dân tộc thiểu số tương đối thấp so với bình quân chung cả nước. Trình độ là một biến độc lập có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. Do vậy, muốn nâng cao thu nhập cần chú trọng đến nâng cao trình độ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Muốn vậy, nhà nước ta cần chú trọng nhiều hơn nữa đến việc ban hành các chính sách khuyến khích con em các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học tập như tổ chức các lớp học tình thương, trường dân tộc nội trú, miễn giảm học phí cho con em các hộ đồng bào khó khăn, không có điều kiện theo học. Khuyến khích các giáo viên người dân tộc thiểu số về xóa mù cho dân tộc mình, đào tạo tiếng dân tộc cho các giáo viên xoá mù ở các đồng bào dân tộc... như vậy có thể khắc phục sự khác biệt về ngôn ngữ giúp các học sinh người dân tộc thiểu số dễ tiếp thu hơn, công tác xóa mù cho người đồng bào dân tộc sẽ có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên truyền cho các hộ đồng bào hiểu rõ hơn về lợi ích của giáo dục, khuyến khích họ đóng góp công sức, tiền của, khuyến khích những người dân tộc thiểu số có trình độ cao tham gia vào công tác xóa mù cho dân tộc mình... Có như vậy hiệu quả của những chương trình xoá mù, phổ cập
giáo dục của nhà nước sẽ có hiệu quả hơn, thu nhập của các hộ đồng bào cũng
sẽ ngày càng được cải thiện.
4.5.3 Giải pháp về vốn
Các hộ vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư, đa số các hộ đi vay vốn là những hộ nghèo. Mục đích đi vay vốn lại không phải là để tạo thu nhập mà là vay để giải quyết vấn dé thiếu ăn trước mắt. Cho nên giữa các hộ có vay vốn và không có vay vốn thu nhập lại rất khác nhau và ngược với kỳ vọng về sự ảnh hưởng. Cũng không thể nói rằng đây là hoạt động tiêu phí đồng vốn vay nếu ho buộc phải vay vốn trong những tình trạng cấp bách như để chữa bệnh, đóng học phí hoặc thanh toán các khoản vay nặng lãi trước đó. Đa số phần vốn vay đều thuộc ngân hàng người nghèo nhưng số vốn vay vẫn còn rất thấp. Như vậy cho thấy các hộ sử dụng vốn vay không hiệu quả, thậm chí còn làm giảm thu nhập của hộ do vay vốn.
Có thể nói các hoạt động tín dụng vẫn chưa mang lại lợi ích thực sự cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy nhà nước cần có chính sách khuyến khích vay vốn đầu tư sản xuất với chế độ lãi ưu đãi, có thể cho vay không hoàn lại.. Đông thời cũng khuyến khích các hộ tham gia các chương trình tín dụng cộng đồng, tham gia hội nông dân, hội phụ nữ.. Giúp các hộ tiếp cận nguồn thông tin về các hoạt động hỗ trợ của nhà nước để nâng cao hiệu quả của các
chương trình này.
Bên cạnh đó cần kết hợp hoạt động tín dụng với khuyên nông để hỗ trợ thêm kỹ thuật cho các hộ vay vốn dé ho sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả hơn, đem lại thu nhập cho hộ, giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thể hưởng được lợi ích từ cả hai hoạt động hỗ trợ này. Cần cải tiến trong việc huy động tiết kiệm, phương thức vay vốn, phương thức trả lãi và điều kiện vay vốn để tăng kha năng tiếp cận của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là các hộ
nghèo. Có như vậy mới khuyến khích được các hộ thiếu vốn sản xuất mạnh dạn vay vốn san xuất giúp các hộ nghèo thoát nghèo và nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống của họ.
4.5.4 Giải pháp về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất
Nông nghiệp ở những nước có thu nhập thấp có khả năng kinh tế tiềm tàng để sản xuất ra đủ lương thực cho số dân cư tiếp tục tăng, nhờ đó có thể cải thiện đáng kể thu nhập và phúc lợi xã hội của người nghèo không phải là không gian, năng lượng và đất trồng trọt mà trong chất lượng dân cư. Cũng vậy, đối với một nước như Việt Nam thì nông nghiệp vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trong. Do vậy ta cần có những chính sách phù hợp để giúp cải thiện hiệu quả san xuất nông nghiệp, giúp các hộ có thu nhập cao hơn thông qua ngành nghề truyền thống lâu đời này.
Trước những rủi ro va tính thời vu, tính sinh hoc của san xuất nông nghiệp, nhà nước nên khuyến khích các hộ đồng bào tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc gia cầm, đa dạng hoá sản phẩm để tránh tính bấp bênh về giá cả và thị trường nông sản hoặc chuyên môn hoá để tận dụng lợi thế theo quy mô. Mạnh dạn đầu tư vào các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, các ngành nghề phi nông nghiệp để giúp giải quyết việc làm cho các hộ đồng bào thiếu đất nông nghiệp. Vận động người dân tham gia lao động cho các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, đi làm công ăn lương vào thời gian nhàn rỗi nông nghiệp để kiếm thêm thu nhập.
Bên cạnh đó nhà nước cần tạo thêm nhiều việc làm hơn cho lực lượng lao động phong phú này, tận dụng thời gian nhàn rỗi của họ, nâng cao tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động. Đặc biệt chú trọng các ngành nghề thủ công truyền thống của các dân tộc như đệt, mây đan, chiếu... vừa phát huy nét độc đáo về bản sắc
truyền thống của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây cũng là một thế mạnh về lãnh vực ngành nghề ở Việt Nam ta cần phát huy hơn nữa.
4.5.5 Các giải pháp khác
Giữa các vùng khác nhau, giữa các dân tộc khác nhau thì thu nhập có khác
nhau với những điều kiện về tự nhiên, văn hoá xã hội khác nhau. Do vậy, khi thiết lập chính sách cần chú trọng đến tính đặc trưng riêng về vùng và dân tộc để những chính sách phù hợp hơn với điều kiện cụ thể, phát huy thế mạnh riêng và
mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh các biến số ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì kinh nghiệm sản xuất, số lần tập huấn khuyến nông cũng như nhiều biến số khác vẫn chưa được đưa vào mô hình.
Do vậy, muốn tăng thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn phải chú trọng đến nhiều giải pháp kinh tế —x4 hội khác. Nhà nước cũng cần tăng cường hoạt động khuyến nông đến những vùng còn nhiều khó khăn, đến những hộ nghèo, những hộ còn áp dụng những kỹ thuật lạc hậu vào sản xuất..
bên cạnh đó cần chú trọng nhiều hơn đến các vùng có nhiều dân tộc để giúp các hộ dân tộc nâng cao thu nhập, rút ngắn khoảng cách với người Kinh.
Xây dựng cơ sở hạ tang, cải tiến khoa hoc công nghệ, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc...cũng là những vấn dé mà nhà nước ta cần quan tâm. Lam được những điều này sé làm cho nền kinh tế phát triển góp phần
cải thiện không nhưng thu nhập chung của cả nước mà còn tác động không nhỏ
đến thu nhập và mức sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, đối với những hộ nghèo, hộ gia đình có công với cách mang... Đây là vấn dé đòi hỏi nhiều nỗ lực từ các cơ
quan ban ngành.
Khi thiết lập các chính sách để hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cần đặc biệt chú trọng đến những điểm khác biệt của họ so với người Kinh. Các chính sách phải thực sự phù hợp và không đối lập, tương phan với những phong tục tập quán có từ lâu đời của các dân tộc. Có như vậy mới giúp các hộ đồng bào giữ được nét đẹp truyền thống lâu đời cũng như giúp đất nước ta phôn thịnh hơn, giầu có hơn trong một khối đại đoàn kết dân tộc, là nguồn sức mạnh to lớn qua
mọi thời đại.
Chương 5