Ngành nghề của chủ hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành sản xuất nuôi trồng nấm sò tại thị xã Đông Hòa, tỉnh Quảng Trị (Trang 85 - 88)

KẾT QUA NGHEN CỨU VÀ THẢO LUẬN

LnDT 15.21 Mô hình bổ sung

4.4.1. Ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc

4.4.1.6 Ngành nghề của chủ hộ

Ngành nghề của chủ hộ (NNGHE) là biến giải thích không có mức ý nghĩa trong mô hình. Mặc dù kỳ vọng rằng đây cũng là biến có tác động rất lớn đến thu nhập của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các hộ có tham gia các hoạt động khác ngoài nông nghiệp như làm công ăn lương, san xuất kinh doanh phi nông nghiệp... có thu nhập cao hơn các hộ chỉ hoạt động nông nghiệp, đời sống hoàn toàn dựa vào sự bấp bênh về giá cả và thời tiết. Có thể mẫu chưa đủ mức đại diện cho đặc tính này. Những hộ đồng bào đa số có đi làm công ăn lương và rất ít hộ tham gia hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp. Do vậy ta vẫn kỳ vọng rằng ở một mức nào đó, ngành nghề của chủ hộ có tác động đến thu nhập của hộ. Như vậy khi muốn nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta cũng cần quan tâm đến yếu tố lĩnh vực ngành nghề của hộ.

4.4.1.7 Vùng sinh sống của hộ

Các biến giả về vùng đa số không có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy hầu hết các hộ đồng bào tuy sinh sống ở các vùng khác nhau nhưng thường tập trung vào những vùng chưa có điểu kiện phát triển, kha năng tiếp cận với khoa học công nghệ, các tiện ích sinh hoạt còn hạn chế. Họ vẫn chưa được quan tâm đúng mức do những kỳ thị về sắc tộc, chủng tộc vẫn còn tổn tại cộng với sự khắc nghiệt của điều kiện canh tác, khả năng tiếp cận các nguồn lực san xuất còn hạn chế. Do vậy đa số các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đều có thu nhập thấp dù họ có sinh sống ở những vùng có nền kinh tế khá phát triển như Đông Nam Bộ hay ở những vùng kém phát triển như Đông Bắc, Tây Bắc...

Điều này cho thấy ta cần phải quan tâm đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều hơn. Mặc dù có một số hộ đồng bào sinh sống ở khu đô thị (chủ yếu là người Hoa), còn lại phần đông tự tách biệt mình và sinh sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh, khó tiếp cận với các tiện nghi. Điều này cũng can trở rất lớn đến khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và hệ thống giáo dục. Do vạy mà càng ngày sự cách biệt giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số ngày càng lớn. Nó trở thành nỗi lo cho bộ mặt chung của cả nước chẳng những về kinh tế mà còn về chính trị an ninh quốc phòng. Càng ở xa xôi càng khó tiếp cận thông tin, người dân các dân tộc thiểu số dễ dàng bị lợi dụng cho những mục đích xâm chiếm phá hoại sâu xa mà các hộ này không thể nhận biết được hoặc họ đã bi che mắt bởi những món hời về kinh tế, tiền bac, của cải mà trong mơ họ cũng không thể nhìn thấy được.

4.4.1.8 Dân tộc của chủ hộ

Các biến giả dân tộc không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó có thể khẳng định rằng sự chênh lệch về thu nhập giữa các hộ đồng bào dân tộc thiểu

thiểu số đều có thu nhập thấp, chất lượng cuộc sống của họ vẫn còn kém xa so với các hộ người Kinh. Đây là vấn để chung cho tất cả các dân tộc thiểu số không loại trừ bất kỳ dân tộc nào. Như vậy chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao thu nhập và mức sống cho tất cả các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo đói. Qua đó nâng cao mức sống và thu nhập của toàn thể dân cư Việt Nam.

4.4.2 Nhận xét

Thu nhập của hộ gia đình nói chung cũng như của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy nên kinh tế phát triển. Gia đình là tế bào kinh tế của xã hội. Nâng cao mức sống hộ gia đình sẽ giúp tạo động lực phát triển kinh tế đất nước. Thu nhập của các hộ gia đình thuộc các dân tộc thiểu số vẫn còn thấp và không ổn định. Sự chênh lệch thu nhập giữa các hộ và các dân tộc tương đối lớn.

Đa số người nghèo trên thế giới sống nhờ vào nông nghiệp. Những ưu tiên và sự hạn chế do tính khan hiếm quy định sự lựa chọn mà người nghèo thực hiện.

Người nghèo chỉ chiếm được khoản thù lao rẻ mạt do lao động của họ, hơn một nửa số trong thu nhập nghèo nàn của họ được dùng để mua lương thực. Họ tập trung phần lớn ở các nước có thu nhập thấp, thu nhập nuôi sống họ gắn với nông nghiệp. Người nghèo quan tâm đến việc cải thiện số phận của họ không ít hơn

những người giàu. Ở Việt Nam đa số những người nghèo lại thuộc các dân tộc

thiểu số. Điều này càng làm cho ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số càng trở nên quan

trọng.

Qua phân tích thống kê và kinh tế lượng cho ta cái nhìn mới hơn về sự tác

số. Hầu hết các biến giải thích đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê nghĩa là có tác động đến biến phụ thuộc là thu nhập của các hộ gia đình dân tộc thiểu số với chiều ảnh hưởng phù hợp với các lý thuyết kinh tế. Có những nét rất riêng thuộc về phần phong tục tập quán mà ta cần phai quan tâm khi đưa vào phân tích thu nhập của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số như một vấn dé kinh tế thực sự.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành sản xuất nuôi trồng nấm sò tại thị xã Đông Hòa, tỉnh Quảng Trị (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)