Tình hình dư nợ tăng là do các trang trại đã phát triển mạnh mẽ nên Ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi tăng, hơn nữa Ngân hàng đã thu hồi nợ đối với ngành trồng trọt tương đối tốt và để hổ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất thì Ngân hàng chủ trương cho vay lại vì thế doanh số cho vay ngành trồng trọt cũng tăng lên. Chính vì thế đã làm cho dư nợ ngắn hạn lĩnh vực nông nghiệp tăng, cụ thể năm 2010 tăng 5,717 triệu đồng tương đương 38.95% so với 2009, năm 2011 tăng 6,181 triệu đồng tương đương 36.22% so với 2010.
+ Ngành thủy sản
Dư nợ tăng qua 3 năm. Năm 2010 tăng so với 2009 là 2,915 triệu đồng tương đương 8.67%. Năm 2011 tăng so với 2010 là 5,525 triệu đồng tương đương 14.12%. Nguyên nhân
cũng như ngành nông nghiệp, doanh số cho vay thủy sản luôn cao hơn doanh số thu nợ, nên dư nợ ngắn hạn ngành thủy sản cũng tăng qua 3 năm.
+ Ngành CN TTCN
Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp biến động theo doanh số cho vay của nó. Năm 2009 thu được 12,369 triệu đồng, năm 2010 doanh số cho vay tăng lên nên doanh số thu nợ theo đó cũng tăng 2,997 triệu đồng tương đương 19.50%, năm 2011 tăng 3,028 triệu đồng tương đương 16.46%.
+ Ngành TMDV
Dư nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm. Năm 2010 tăng 8,411 triệu đồng tương đương 11.40% so với 2009, năm 2011 tăng 11,972 triệu đồng tương đương 13.96%.
+ Ngành khác
Cho vay ngành nghề khác được Ngân hàng quan tâm mở rộng, nên chiếm tỷ trọng cao và tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2010 tăng 544 triệu đồng tương đương 1.13% so với 2009, năm 2011 tăng 19,623 triệu đồng tương đương 28.98%.
2.2.6 Nợ quá hạn Bảng 2.12 Nợ quá hạn Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Nợ quá hạn ngắn hạn 826 927 1,007 Tổng nợ quá hạn 1,237 1,258 1,216 Nợ quá hạn ngắn hạn/ tổng nợ quá hạn 66.77% 73.69% 82.81% (Nguồn từ bảng 2.2)
Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì nợ quá hạn của Ngân hàng cũng có xu hướng tăng lên, nên Ngân hàng cũng phải gánh chịu mức rủi ro tương ứng. Năm 2009 nợ quá hạn ngắn hạn là 826 triệu đồng. Sang 2010 cùng việc quy mô tín dụng được
mở rộng thì nợ quá hạn cũng tăng lên 101 triệu đồng tương đương 73.69% so với cùng kì năm 2009, đến năm 2011 tiếp tục tăng 80 triệu đồng tương ứng 82.81%
2.2.6.1 Tình hình nợ quá hạn theo nhóm nợ
Bảng 2.13 Nợ quá hạn theo nhóm nợ ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 2 695 698 690 3 0.42 -8 -1.15 Nợ nhóm 3 52 48 46 -4 -8.33 -2 -4.34 Nợ nhóm 4 198 205 192 7 3.41 -13 -6.77 Nợ nhóm 5 292 307 288 15 4.88 -19 -6.59 Tổng 1,237 1,258 1,216 21 1.66 -42 -3.45
Biểu đồ 2.7: Nợ quá hạn theo nhóm nợ
Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm không ổn định, nhưng mức chênh lệch qua các năm không đáng kể, cụ thể tổng nợ quá hạn 2009 là 1,273 đến 2010 tăng nhẹ 1,258 và đến năm 2011 thì giảm xuống 1,216 và chủ yếu tập trung nhiều ở nhóm 2.
Nợ quá hạn tại Ngân hàng phần lớn là những đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, hộ nông dân. Do đó, biện pháp xử lý nợ quá hạn đối với các thành phần này rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi Ngân hàng phải xem xét thật kỹ, bởi vì khi thực hiện Ngân hàng tốn nhiều thời gian, chi phí và cán bộ phải nắm bắt được những khó khăn thực sự của hộ vay từ đó có biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Đối với những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn từ lâu Ngân hàng nên khai thác, thanh lý. Việc Ngân hàng áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào các yếu tố: sự thành thật và thái độ của người vay, thiện chí trả nợ của người vay.
Tóm lại nợ quá hạn của Ngân hàng không cao lắm và vẫn còn thấp so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên cán bộ tín dụng phải phấn đấu và tìm biện pháp để làm cho tỷ lệ này ngày càng thấp thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ càng hiệu quả hơn.
2.3 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng:
2.3.1 Nợ quá hạn trên dư nợ: Bảng 2.14: Nợ quá hạn/ dư nợ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Nợ quá hạn 826 927 1,007 Dư nợ 179,824 200,108 246,437 Nợ quá hạn/ dư nợ 0.459% 0.46% 0.4% (Nguồn từ bảng 2.2)
Biểu đồ 2.8: Nợ quá hạn/ dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt hay nó đánh giá rủi ro tín dụng Ngân hàng. Nợ quá hạn là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng nào. Điều đáng quan tâm là làm sao để tỷ lệ này ở mức cho phép, phân tích kết quả qua 3 năm : ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng không ổn định nhưng vẫn nằm trong phạm vi cho phép <5%, cụ thể năm 2010 là 0.46% chỉ tăng 0.001% so với 2009 là 0.459% và năm 2011 giảm 0.06%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngày càng được chú trọng vì chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao. Ngân hàng nên duy trì tỷ lệ này trong các năm tiếp theo.
Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn tăng nhẹ qua các năm là do thị trường tiền tệ biến động, lạm phát trong nước đang tăng làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của một số hộ và doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ quan là do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng, đồng thời chính sách cho vay của chi nhánh còn tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực, như thế rất có thể gặp nhiều rủi ro khi thị trường biến động theo chiều hướng xấu. Bên cạnh đó nợ quá hạn của Ngân hàng chủ yếu là do chậm nộp lãi. Do đó, nếu nhìn vào nợ quá hạn thì chưa đánh giá đúng thực tế chất lượng tín dụng tại Agribank Chợ Vàm.
2.3.2 Nợ xấu trên dư nợ ngắn hạn:
Bảng 2.15: Nợ xấu/dư nợ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Nợ xấu 230 420 620 Dư nợ 179,824 200,108 246,437 Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ 0.13% 0.2% 0.25% (Nguồn từ bảng 2.2) Biểu đồ 2.9: Nợ xấu/dư nợ
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nợ xấu tăng qua các năm, cụ thể là nợ xấu 2010 là 0.2% tăng 0.07% so với 2009 là 0.13%, đến 2011 tiếp tục tăng 0.05% tương đương 0.25%,
nguyên nhân là do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng nhanh ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ và doanh nghiệp. Lãi suất huy động tăng mạnh, do đảm bảo thu chi nên lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng tăng theo. Do đó ảnh hưởng đến các dự án đang thực hiện của khách hàng, còn những dự án mới thì khó có được tỷ suất sinh lời cao, để trả lãi cho Ngân hàng. Nhưng Ngân hàng cũng đã kịp thời đưa ra các chính sách thích hợp nên đã hạn chế được các khoản nợ xấu, có được kết quả như trên là do sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ và quản lý nợ xấu, mặc dù nợ xấu có tăng nhưng không đáng kể và vẫn nằm trong mức cho phép là <3% còn lợi nhuận của Ngân hàng thì vẫn tăng đều qua 3 năm.
2.3.3: Hệ số thu nợ ngắn hạn Bảng 2.16: Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Doanh số thu nợ 307,562 412,367 466,325
Doanh số cho vay 320,415 432,651 512,654
Hệ số thu nợ 95.99% 95.31% 90.96%
(Nguồn từ bảng 2.2)
Xét về tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng nhưng hệ số thu nợ thì giảm nhẹ qua 3 năm, cụ thể năm 2009 là 95.99% đến năm 2010 thì giảm 0.68% tương đương 95.31% và năm 2011 giảm 4.35%, nguyên nhân năm 2009 cao nhất trong ba năm là do Ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ trong năm 2009. Nhìn chung hệ số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm khá tốt, ta thấy tỷ số qua 3 năm có giảm nhưng luôn cao điều đó cho thấy hoạt động Ngân hàng rất hiệu quả, tuy còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển nhưng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn thì Ngân hàng đã có những chính sách huy động vốn ngắn hạn ngày càng tăng, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngắn hạn. 2.3.4 Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.17: Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số thu nợ 307,562 412,367 466,325 Dư nợ bình quân 179,824 189,966 223,272 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1.7 2.2 2.1 (Nguồn từ bảng 2.2) Biểu đồ 2.11: Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng , cho biết số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm. Qua biểu đồ ta thấy vòng quay vốn tín dụng thay đổi, tăng giảm không đều nhau, cụ thể năm 2010 đạt 2.2 vòng tăng 0.5 vòng so với 2009, năm 2011 đạt 2.1 vòng chỉ giảm 0.1 vòng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng quay nhanh hơn trong năm 2010 là do, khách hàng kinh doanh đạt hiệu quả không cao nên muốn vay thêm để bù đắp, muốn vậy thì họ phải trả hết nợ cũ rồi mới được vay nợ mới, cứ xoay vòng như vậy mà vòng quay vốn tín dụng có tăng nhưng vẫn còn thấp.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CHỢ VÀM –AN GIANG
3.1 Những thuận lợi khó khăn và nguyên nhân tồn tại 3.1.1 Thuận lợi:
Được sự hỗ trợ về vốn của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNN Việt Nam
Đội ngũ CBNV của Ngân hàng giàu tâm huyết nghề nghiệp, năng động sáng tạo đây là yếu tố quan trọng giúp cho Ngân hàng phát triển
Đối với những nông dân còn nợ Ngân hàng và có thiện chí trả nợ nhưng vì những nguyên nhân thất mùa thì Ngân hàng cũng hỗ trợ để nông dân có cơ hội làm ăn trả nợ, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Mặt khác giá cả một số mặt hàng đặc biệt là giá lúa đã bình ổn trở lại, điều đó đã khuyến khích người dân vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất.
Với sự nỗ lực của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang kết hợp với ngành thủy sản hướng dẫn bà con cải tạo ao nuôi đúng qui trình kỹ thuật, thả giống đúng lịch thời vụ đã làm cho một số hộ dân nuôi cá có lời cao nên người dân đã mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này cho nên nhu cầu về vốn để mua thức ăn và thuốc thú y thủy sản cũng tăng cao.
Do tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng sôi động, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng cho thấy nhu cầu vốn phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, đồng thời do giá cả các mặt hàng tăng cao nên các doanh nghiệp có lời nhiều, sử dụng vốn vay có hiệu quả, đảm bảo trả nợ, lãi đúng hạn cho nên Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay.
3.1.2 Khó khăn:
Nguồn vốn hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Trung ương. Cuộc chạy đua cạnh tranh huy động vốn diễn ra hết sức căng thẳng, trong khi nhiều kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn hơn.
Tốc độ phát triển công nghiệp, khu công nghiệp chưa đạt kế hoạch, kéo theo tốc độ phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ chậm và thấp.
Do giá cả một số hàng hóa biến động tăng như các loại thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh làm cho chi phí của ngành chăn nuôi cao, mặc khác thì do dịch bệnh lan tràn trên diện rộng làm cho giá thành các sản phẩm bán ra thấp, nhiều nông dân bị lỗ không trả được nợ. Vì vậy tốc độ cho vay của ngân hàng có xu hướng tăng chậm.
Về hoạt động nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp: chăn nuôi bò có hiệu quả nhưng chưa được các cấp cơ sở quan tâm và phát triển.
Chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN đã làm cho doanh thu của Ngân hàng giảm. Mặt bằng cho vay lãi xuất bằng VNĐ thời gian tới sẽ giảm đáng kể bởi các NHTM đã bắt đầu vào cuộc giảm lãi suất. Do áp lực cạnh tranh nên đòi hỏi lãi suất cho vay phải giảm điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là hoạt động tín dụng, điều này làm cho hoạt động Ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
3.1.3 Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại AGRIBANK Chợ Vàm - An Giang:
Cơ chế quản lý chưa phân rõ quyền hạn và trách nhiệm, còn tập trung quá nhiều việc vào một hoặc một số người, do đó xảy ra tình trạng làm việc quá tải nhất là thời điểm giao vụ.
Ngân hàng chủ yếu cho vay trên cơ sở đảm bảo nợ vay bằng thế chấp quyền sử dụng đất, do đó đã bỏ lỡ nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ tài sản đảm bảo theo qui định.
Lực lượng cán bộ Ngân hàng còn thiếu, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, sản phẩm thu hút khách hàng còn hạn chế, lãi suất huy động chưa cạnh tranh nên việc huy động vốn từ khách hàng còn thấp, và chưa thu hút được khách hàng mới
Nguồn vốn huy động tại địa phương còn thấp. Khách hàng truyền thống của Ngân hàng chủ yếu là khách hàng nông nghiệp, nên tiền vốn mà Ngân hàng huy động được phần lớn là tiền gửi ngắn hạn, nên việc sử dụng vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Có nhiều món vay nhỏ làm cho đồng vốn của Ngân hàng bị phân tán trên diện rộng gây ảnh hưởng đến công tác giám sát và thu hồi nợ.
Hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng trong khi lực lượng cán bộ viên chức còn ít, nhất là cán bộ tín dụng, dẫn đến tình trạng làm việc quá tải từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như:
+ Khâu thẩm định mất nhiều thời gian làm khách hàng nản lòng và có thể tìm nơi khác vay.
+ Lỏng lẽo khâu giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nên có nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
+ Không kịp thời thu nợ làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung.
+ Hồ sơ vay còn phức tạp, rườm rà làm mất nhiều thời gian của người dân cũng như của cán bộ tín dụng trong việc ghi chép, kiểm tra.
Đa số khách hàng vay là nông dân với truyền thống sản xuất nông nghiệp, quanh năm chân lấm tay bùn và một số bộ phận không biết chữ… Nên tiếp cận những thông tin của Ngân hàng còn rất nhiều hạn chế. Chính vì đều này mà họ đã bị những người trung gian hay còn gọi là “ cò tín dụng” lợi dụng để lấy hoa hồng như viết thuê hồ sơ vay vốn.
3.2 Giải pháp năng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn:
Để thực hiện mục tiêu tổng dư nợ tăng 15% và nợ xấu <1% thì Ngân hàng cần:
Khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ tín dụng bằng phần thưởng vật chất có giá trị kinh tế và tinh thần khi đạt mức dư nợ cao.
Đối với doanh nghiệp, cá thể việc cho vay đều thực hiện tài sản thế chấp tuy nhiên, Ngân hàng không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định mà chủ yếu xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả đích thực có khả năng trả được nợ mới cho vay.
Tiếp cận các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ vừa và nhỏ trên địa bàn, trên cơ sở nắm vững khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh của khách hàng, vừa tiết kiệm chi phí nguồn vốn, vừa hạn chế rủi ro tín dụng vừa tăng thu dịch vụ. Ưu đãi phí dịch vụ đối với